PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 38)

2.1. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu

- Câu hỏi 1: Thực trạng công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Thái

Nguyên trong giai đoạn 2017-2019 diễn biến như thế nào? Những ưu điểm, nhược điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân hạn chế đó là gì?

- Câu hỏi 2: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Thái Nguyên?

- Câu hỏi 3: Giải pháp gì giúp quản lý hiệu quả thu NSNN qua KBNN Thái Nguyên trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, dữ liệu của luận văn được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là việc thu thập các thơng tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp, xử lý.

Trong phạm vi luận văn, tác giả thực hiện thu thập các dữ liệu thứ cấp từ nguồn bên trong và bên ngoài KBNN Thái Nguyên.

Với dữ liệu thứ cấp bên ngoài KBNN Thái Nguyên sử dụng trong luận văn: Tác giả thực hiện thu thập các văn bản của Chính phủ, của các Bợ, Ban, Ngành có liên quan; các bài nghiên cứu mang tính học thuật có liên quan tới quản lý thu NSNN; báo cáo của Cục thuế, báo cáo của UBND tỉnh có liên quan tới đề tài.

Với dữ liệu thứ cấp bên trong KBNN Thái Nguyên sử dụng trong luận văn: Đây là dữ liệu sẵn có, đã qua xử lý của KBNN Thái Nguyên như: báo cáo thu NSNN, các tài liệu kế toán, tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết...về thu NSNN của KBNN Thái Nguyên trong giai đoạn 2017 - 2019.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp là phương pháp thu thập thông tin qua các cuộc điều tra, quan sát, thực nghiệm, khảo sát thực tế.

28

Dữ liệu sơ cấp được sử dụng trong luận văn được thu thập thông qua quan sát thực tế và điều tra khảo sát.

- Phương pháp quan sát thực tế: Là phương pháp thu thập thông tin thơng qua quan sát q trình thực hiện nghiệp vụ thu NSNN tại KBNN Thái Nguyên, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về vấn đề đang nghiên cứu. Gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu làm mục

tiêu quan sát như: những hoạt động hằng ngày của bộ phận thu NSNN, việc tổ chức quản lý thu NSNN của KBNN Thái Nguyên, giao dịch giữa cán bộ thu NSNN và người nợp NSNN, mức đợ hài lịng của người nộp NSNN sau giao dịch…

Bước 2: Thực hiện quan sát

Bước 3: Đưa ra nhận xét, đánh giá

- Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp này được thực hiện thông qua sử dụng phiếu điều tra. Liên quan đến hoạt động quản lý thu NSNN tại KBNN Thái Nguyên, tác giả lựa chọn 2 nhóm đới tượng điều tra là cán bộ quản lý thu NSNN của KBNN và đối tượng nộp NSNN.

+ Đới với nhóm cán bợ thu NSNN của các KBNN tỉnh, hụn, tổng sớ là: 20 người (Trong đó: 10 cán bợ trực tiếp thực hiện thu NSNN và 10 cán bộ thực hiện kiểm soát thu NSNN), tác giả sẽ thực hiện điều tra khảo sát với toàn bộ mẫu trong nhóm này. Sớ mẫu cần điều tra là 20 mẫu. Cụ thể:

Bảng 2.1: Quy mô mẫu điều tra đối với nhóm cán bộ thu NSNN của KBNN

TT Kho bạc Số cán bộ thu

NSNN thực tế

Số cán bộ điều tra

1 Cơ quan KBNN Thái Nguyên 2 2

2 KBNN thành phố Thái Nguyên 2 2

3 KBNN Sông Công 2 2 4 KBNN Định Hóa 2 2 5 KBNN Phổ Yên 2 2 6 KBNN Phú Lương 2 2 7 KBNN Đại từ 2 2 8 KBNN Đồng Hỷ 2 2

29 TT Kho bạc Số cán bộ thu NSNN thực tế Số cán bộ điều tra 9 KBNN Phú Bình 2 2 10 KBNN Võ Nhai 2 2 Tổng 20 20

+ Đới với nhóm đới tượng nợp NSNN gồm các doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, số thu NSNN từ đối tượng là cá nhân tương đối ít, phần lớn thu NSNN là từ các doanh nghiệp. Vậy nên, tác giả sẽ lựa chọn đối tượng nộp NSNN để điều tra khảo sát là các doanh nghiệp. Trong phạm vi toàn tỉnh Thái Nguyên, thời điểm hiện tại có 9.167 doanh nghiệp. Do phạm vi tổng thể nhóm quá lớn nên đề tài sử dụng công thức Sloven,s để xác định quy mô mẫu điều tra như sau:

n = N/ (1+N*e2) Trong đó: N: là tổng thể mẫu

e: là sai số cho phép sử dụng là 5% hay 0,05, n: là quy mô mẫu điều tra

Bảng 2.2: Quy mô mẫu điều tra đối với nhóm đối tượng nộp NSNN

TT Doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp thực tế Số lượng doanh nghiệp điều tra

1 Doanh nghiệp nhà nước TW+ĐP 1.889 80

2 Doanh nghiệp có vớn đầu tư nước ngoài 1.291 53

3 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 5.987 250

Tổng 9.167 383

Đối với nhóm đới tượng nợp thuế là doanh nghiệp thì gồm có: doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa phương, doanh nghiệp có vớn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đối với nhóm này, tác giả áp dụng cách chọn mẫu phân tầng (3 tầng). Sau khi tính tốn thì sớ mẫu cần điều tra đới với nhóm đới tượng nợp NSNN là 383 mẫu. Ở mỗi tầng sẽ lựa chọn ngẫu nhiên đối tượng điều tra theo danh sách quản lý của KBNN tuy nhiên vẫn đảm bảo số lượng mẫu như bảng trên.

30

Tóm lại, tổng sớ mẫu đề tài điều tra là 403 mẫu, trong đó có 20 mẫu điều tra đới với cán bợ thu NSNN tại các KBNN tỉnh và huyện và 383 mẫu điều tra đới với nhóm đới tượng nợp NSNN (chủ yếu là doanh nghiệp).

Công cụ điều tra: tác giả sử dụng phiếu khảo sát trắc nghiệm được thiết kế sẵn với các tiêu chí định tính nhằm đánh giá quá trình quản lý và các khâu trong công tác quản lý thu NSNN của KBNN. Các câu hỏi được thiết kế theo chiều hướng tích cực và được đo lường theo thang đo Likert 5 cấp độ: (1) - Hồn tồn khơng đồng ý, (2) - Không đồng ý, (3) - Phân vân, (4) - Đồng ý, (5) - Hoàn toàn đồng ý. Đới với nhóm cán bợ quản lý thu NSNN, tác giả phát trực tiếp 20 phiếu điều tra cho 20 cán bộ quản lý thu NSNN của kho bạc vào đầu buổi họp tập huấn thông tư mới hướng dẫn thu NSNN. Số phiếu thu về là 20, số phiếu hợp lệ là 20. Tác giả đã giới thiệu mục đích của việc điều tra là để cung cấp số liệu cho luận văn thạc sĩ và giải thích sơ qua về câu hỏi cũng như cách điền vào các phiếu. Người được hỏi không cần để lại danh tính trên phiếu điều tra, đảm bảo rằng các câu trả lời là thẳng thắn, khách quan và có đợ tin cậy cao.

Đới với nhóm đới tượng nộp NSNN, tác giả chọn mẫu các doanh nghiệp theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Các bước chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng như sau:

Bước 1: Lập danh sách các đối tượng trong quần thể nghiên cứu.

Bước 2: Phân chia quần thể nghiên cứu thành các tầng khác nhau đảm bảo giữa các tầng khơng có sự chồng chéo.

Bước 3: Quyết định sớ cá thể được lựa chọn ở mỗi tầng. Cỡ mẫu ở mỗi tầng phải tỷ lệ thuận với kích cỡ của từng tầng trong quần thể.

Bước 4: Tiến hành phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn trong từng tầng. Sau khi chọn xong các mẫu, tác giả gửi E-mail đến cho các 383 mẫu được chọn theo hệ thống E-mail được cung cấp bởi cơ quan thuế. Đối tượng được hỏi sẽ trả lời và gửi lại cho tác giả sau thời gian một tuần. Mục đích của phiếu điều tra là để phục vụ cho việc điều tra cung cấp số liệu cho luận văn thạc sĩ sẽ được để lên phần đầu giới thiệu về phiếu điều tra. Số phiếu thu về là 383. Qua sàng lọc thì có 370 phiếu hợp lệ đúng với mục đích khảo sát, chiếm 96,6%. Các phiếu bị loại bỏ là do cùng một câu hỏi đưa ra nhiều lựa chọn bỏ trớng lựa chọn.

31

Tóm lại, sau khi thực hiện điều tra với tất cả các nhóm đới tượng, thì tổng số phiếu phát ra là 403 phiếu, số phiếu thu về 403 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về là 390 phiếu điều tra, chiếm 96,7 %.

2.2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu

Sau khi các tài liệu, số liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê các thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin với mục tiêu nghiên cứu. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy vi tính và tổng hợp sớ liệu đó. Dữ liệu sau khi tính toán sẽ kết xuất ra giá trị bình quân và được đánh giá theo khoảng giá trị như sau:

Bảng 2.3: Mức giá trị bình qn và ý nghĩa phân tích

Thang đo Khoảng giá trị bình qn Cơng tác quản lý

1 1,00 – 1,79 Yếu

2 1,80 – 2, 59 Kém

3 2,60 – 3,39 Trung bình

4 3,40 – 4,19 Khá

5 4,20 – 5,00 Tốt

2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin

Phân tích thơng tin là phần quan trọng của quá trình nghiên cứu khoa học, với nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của các hiện tượng trên cơ sở số liệu đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi đặt ra đối với việc quản lý thu NSNN nhà nước qua KBNN. Từ đó, phải xác định cụ thể được mức độ của các hiện tượng, xu hướng và tính chất cũng như mức đợ quan hệ, có thể rút ra kết luận khoa học về bản chất hoặc tính quy luật. Luận văn sử dụng một số phương pháp phân tích như sau:

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là đối chiếu các hiện tượng kinh tế, xã hội được thể hiện định lượng có nợi dung và tính chất tương tự nhau: Sớ lần, số phần trăm. So sánh cũng được sử dụng ở các dạng như: So sánh giữa thực hiện với kế hoạch, so sánh các giai đoạn khác nhau…

32

Trước hết chọn chỉ tiêu của 1 kỳ làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gớc so sánh cho thích hợp, trong bài này nghiên cứu:

- Kỳ gốc là năm trước: Muốn thấy được xu hướng phát triển của công tác quản lý thu NSNN.

- Kỳ gốc là năm kế hoạch: Muốn thấy được việc thực hiện các kế hoạch, dự tốn thu NSNN đã đề ra có hồn thành hay không và ở mức độ nào.

- Kỳ gốc là năm thực hiện: Là chỉ tiêu thực hiện trong kỳ báo cáo.

Bước 2: Điều kiện so sánh được.

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh cần đảm bảo tính chất so sánh được về thời gian và không gian.

- Về thời gian: Các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian (cùng năm) và phải đồng nhất trên cả 3 mặt: Nội dung kinh tế, phương pháp tính toán, đơn vị đo lường.

-Về không gian: Các chỉ tiêu cần được quy đổi về quy mô tương tự nhau.

Bước 3: Kỹ thuật so sánh.

- So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị sớ của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này là biểu tượng số lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số tương đối: Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.

Thông qua phương pháp này cho phép ta rút ra các kết luận, đánh giá về việc thực hiện công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Thái Nguyên.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích theo dãy số thời gian

Sử dụng phương pháp phân tích theo dãy số thời gian với khoảng cách theo thời kỳ trong dãy số 1 năm, 2 năm, 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về kết quả thực hiện công tác quản lý thu NSNN qua KBNN.

- Tốc đợ phát triển liên hồn

Công thức tính tốc độ phát triển liên hoàn (ti) phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:

33

ti = Yi Yi -1 ; i=2,3,4…n Trong đó: Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Yi - 1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

Trên cơ sở thớng kê các số liệu liên quan đến quản lý thu NSNN của KBNN, dùng các chỉ số về so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối để đánh giá sự diễn biến và có dự báo xu hướng về các khả năng chấp hành dự toán và thu NSNN trong giai đoạn tiếp theo.

2.2.3.3. Phương pháp bảng biểu, đồ thị

- Bảng biểu là hình thức biểu hiện các số liệu được tổng hợp một cách lôgic, hệ thống nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng để trình bày các kết quả nghiên cứu đã thu thập được và thuận lợi phân tích cho việc phân tích so sánh, đới chiếu, phân tích theo nhiều chiều, nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các bảng số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các loại bảng đơn giản, bảng phân tổ và bảng tổng hợp.

- Đồ thị là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thớng kê được sử dụng trong ḷn văn có sự kết hợp các con số với hình vẽ kết hợp màu sắc để trình bày mang tính sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ vậy, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp cho việc lĩnh hội thơng tin dễ dàng, nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh về độ chính xác của thông tin thống kê.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

- Tổng số thu NSNN trên địa bàn

Đây là chỉ tiêu về mặt lượng và là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô các khoản thu NSNN tại địa phương.

Số thu NSNN phải được tổng hợp của cả KBNN Thái Nguyên (bao gồm cả KBNN tỉnh và huyện), chi tiết theo từng KBNN cấp tỉnh, cấp huyện (như: KBNN tỉnh Thái Nguyên, KBNN huyện Đại Từ, KBNN huyện Phú Bình….); chi tiết theo

34

từng nội dung thu (như: thu từ chi DNNN trung ương và địa phương, thu từ doanh nghiệp có vớn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh, thu từ thuế thu nhập cá nhân, thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất, thu phí, lệ phí, thu khác…). Từ đó, giúp đánh giá được hiệu quả trong việc quản lý các khoản thu đúng, đủ, kịp thời vào NSNN và đánh giá được một phần nào tình hình phát triển của từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương qua từng kỳ. Từ đó có những phương hướng và giải pháp phù hợp, cụ thể để động viên nguồn thu vào NSNN kịp thời.

- Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu NSNN

Tỷ lệ hoàn thành dự tốn thu NSNN =

Sớ thu NSNN thực hiện theo địa bàn/khoản mục

x 100 Số thu NSNN dự toán theo địa

bàn/khoản mục

So sánh tổng số thu NSNN thực hiện các năm giai đoạn 2017 - 2019 với số thu NSNN dự toán đề ra của các năm tương ứng đối với KBNN Thái Nguyên, KBNN cấp tỉnh, huyện và với từng khoản mục thu NSNN để xác định tỷ lệ phần trăm hoàn thành dự toán thu NSN theo từng năm, theo từng địa bàn, theo từng nội dung thu. Trên cơ sở đó, đới với khoản thu khơng hoàn thành dự toán cần tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục, tránh thất thoát nguồn thu NSNN mà khơng tạo áp lực quá lớn cho KBNN nói chung và cơ quan thu khác nói riêng khi khơng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)