Thực trạng an ninh trên mạng ở Việt nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Những điều căn bản về mã hóa số liệu (Trang 27 - 28)

Trong những ngày đầu tháng 2 vừa qua cùng với các Website nối tiếng trên thế giới bị tấn công như (Yahoo, Amazon.com, eBay, Buy.com) các Website của Việt nam cũng không nằm ngoài mục tiêu đột kích của các hacker. Gần đây nhất là vụ tấn công của các hacker vào Website của Vitranet. Thay vì hiện nội dung trang Web của mạng thông tin thương mại thị trường Việt nam lại là nội dung của trang Web có nội dung không lành mạnh khi người sử dụng gõ vào dòng địa chỉ: http://www.vinaone.com. Tuy nhiên, do số lượng các trang Web của Việt Nam còn ít, số lượng người sử dụng Internet chưa nhiều (cả nước có khoảng 40.000 thuê bao Internet) nên nếu có bị tấn công cũng gây thiệt hại không đáng kể. Trong thời gian qua, các đường truyền Internet của Việt Nam vốn có lưu lượng rất thấp so với thế giới đã một số lần bị tắc vào các giờ cao điểm. Tuy nhiên các trang Web của nước ta lo ngại nhất là các hacker phá hoại, sửa chữa làm sai lệch thông tin... chứ không sợ "dội bom".

Bản thân mạng VNN cũng đã nhiều lần bị tấn công dưới hình thức bom thư. Hàng ngàn bức thư từ nhiều địa điểm trên thế giới đã đồng loạt gửi về mạng nhưng sự tắc nghẽn không đáng kể. Việc đối phó với hình thức tấn công này không phải là quá khó nhưng để đi tới một giải pháp tối ưu, triệt để thì lạ là vấn đề đáng bàn. Việc nghiên cứu, xây dựng những giải pháp kỹ thuật tốt hơn "bức tường lửa" bảo vệ hiện nay thì an ninh trên mạng mới thực sự được bảo đảm mà không ảnh hưởng đến các dịch vụ Internet khác. Hiện nay "bức tường lửa" không những không đáp ứng được vấn đề an toàn an ninh mà còn làm cho các dịch vụ khác không phát triển được. Trước đây, chủ yếu lo ngăn ngừa truy cập các trang web có nội dung xấu thì nay vấn đề an ninh trên mạng cần phải được xem xét một cách nghiêm túc hơn ở cả trong nước và quốc tế

Để đối phó với các hình thức tấn công từ bên ngoài, Ban điều phối mạng Internet Việt Nam cũng đã đưa ra những nghiên cứu, dự phòng. Cụ thể là sử dụng các thiết bị như Firewall, máy chủ uỷ quyền và tổ chức phân cấp công việc, trách nhiệm cụ thể. Các thông tin quan trọng nhất được lưu vào đĩa quang (hacker không xóa được) để nếu trang Web bị hacker vào làm sai lệch thì xóa toàn bộ rồi lại nạp từ đĩa quang sang. Thêm vào đó Nhà nước còn quy định các máy tính nối mạng không được truy cập vào các cơ sở dữ liệu quan trọng, bí mật quốc gia. Đồng thời không cho thiết lập các đường hotline (đường truy cập trực tiếp) vào các trang Web quan trọng nhất.

5. Kết luận

Những gì vừa trình bày cho thấy việc bảo vệ tính an toàn, an ninh cho mạng Internet là một vấn đề hết sức bức xúc. Điều đáng ngạc nhiên là khi Interner ra đời thì vấn đề này chưa được đề cập đến ngay. Công nghệ

Internet phát triển cũng kéo theo sự phát triển của kỹ năng, kỹ xảo tấn công. Suy cho cùng thì các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn có tinh vi, hoàn hảo đến đâu thì vẫn tồn tại những khe hở tạo điều kiện cho các kẻ phá hoại xâm nhập bất hợp pháp và phá hoại đúng như lời câu tục ngữ “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Tệ hại hơn nữa, những kẻ phá hoại lại chính là những kẻ có kiến thức về Tin học uyên bác và ở ngay trong đội ngũ của của những người làm kỹ thuật. Do đó, một trong những vấn đề mấu chốt của việc đảm bảo tính an toàn, an ninh khi sử dụng mạng Internet là vấn đề tự giáo dục và nâng cao ý thức của người sử dụng cũng như trách nhiệm của những nhà cung cấp dịch vụ trong bối cảnh Internet được phát triển một cách tự phát và không kiểm soát được như ngày nay.

Một phần của tài liệu Những điều căn bản về mã hóa số liệu (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w