III. PHÂN TÍCH NHỮNG TIỀM LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG
1. Khu kinh tế Nghi Sơn: Khu kinh tế (KTT) Nghi Sơn có tổng diện tích 18.612 ha, nằm cách Thành phố Thanh Hóa 40 km về phía Nam, giáp vớ
18.612 ha, nằm cách Thành phố Thanh Hóa 40 km về phía Nam, giáp với tỉnh Nghệ An và biển Đông; có lợi thế đặc biệt về giao thông như: đường bộ, đường thủy, đường sắt. Hệ thống hạ tầng trong khu kinh tế (điện, nước, giao thông, và các dịch vụ khác ...) từng bước đang được đầu tư xây dựng. Trong đó, cảng nước sâu với quy hoạch 10 cầu cảng, công suất trên 10 triệu tấn/ năm, cho tàu 10 vạn tấn (hiện nay đã hoàn thành 2 bến cho tàu 3 vạn tấn), là đầu mối giao lưu kinh tế với cả nước, khu vực và quốc tế. Đường bộ và đường sắt nối liền các vùng kinh tế khu vực và các vùng trọng điểm kinh tế Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Đây là vùng kinh tế động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ và Bắc Trung bộ.
Trong KTT Nghi Sơn có Khu phi thuế quan và khu thuế quan. Khu thuế quan có các khu chức năng: khu đô thị trung tâm, các khu công nghiệp, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu du lịch - dịch vụ và khu dân cư. Khu phi thuế quan bao gồm các loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu: sản xuất gia công, tái chế, lắp ráp; thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ và xúc tiến thương mại.
Các dự án đầu tư vào KTT Nghi Sơn, ngoài việc được hưởng các chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và chính sách áp dụng cho các khu kinh tế ở Việt Nam theo Luật đầu tư và các quy định hiện hành, còn được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu 5 năm đối với vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất. Đối với một số dự án đặc biệt sẽ được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian dự án. Hiện nay, Nhà máy Xi măng Nghi Sơn liên doanh với Nhật Bản công suất 2,15 triệu tấn/năm và đang triển khai mở rộng nâng công suất lên gấp đôi. Dự án nhà máy đóng mới và sửa chữa tầu thủy công suất 100.000 tấn/năm đang triển khai xây dựng. Nhà máy nhiệt điện công suất 3.000 MW đã có quyết định phê duyệt dự án, dự kiến năm 2010 hoàn thành giai đoạn 1 với công suất 600 MW.
Tại đây trong thời gian tới tập trung phát triển các ngành công nghiệp: lọc - hóa dầu, thép và cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm thủy sản ...