1. Kết luận
Kết quả của các lớp có tổ chức dạy học theo phương pháp phân vai cao hơn hẳn lớp tiến hành dạy học theo hình thức như cũ và học sinh rất hứng thú với các nhiệm vụ học tập được giao. Khi thực hiện nhiệm vụ học các em được làm việc theo nhóm nhiều, được tiếp cận nhiều hình thức học tập, đồng thời thái độ học tập của các em sơi nổi hơn. Đó là kết quả của những hoạt động tích cực mà giáo viên đã tổ chức, hướng dẫn cho các em trong quá trình dạy - học theo phương pháp mới.
Thông qua việc tổ chức dạy học bài “Lực hấp dẫn – Định luật vạn vật hấp dẫn” , học sinh khơng chỉ nắm được kiến thức vật lí cần thiết về lực hấp dẫn, định luật vạn vật hấp dẫn mà còn tăng thêm lòng tự hào, tự tơn dân tộc khi tìm hiểu và hiểu sâu sắc về “ chiến thắng Bạch Đằng”, đồng thời giải thích được “hiện tượng Thủy triều”, từ đó nêu được những biện pháp bảo vệ môi trường sống ở cấp độ vi mô và vĩ mô.
2. Khuyến nghị
Từ những kết luận này một lần nữa cho chúng ta thấy được rằng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực (trong đó có dạy học theo phương pháp phân vai) là đúng đắn thiết thực để phát huy năng lực người học, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Trên cơ sở của đề tài này có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các bài khác thuộc chương trình vật lý phổ thơng, kể cả việc tổ chức, hướng dẫn HS phát triển các bài tập thí nghiệm theo hướng này. Để có đủ cơ sở cho việc kết luận về hiệu quả của phương pháp này cần thực hiện nhiều lần và trên các đối tượng khác nhau. Vấn đề này sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo của tôi trong quá trình cơng tác.
3. Kiến nghị:
Hiện nay HS THPT đang học tới 13 mơn học, trong đó mơn vật lý có nội dung kiến thức khá nặng, mà để học theo phương pháp này thì HS cần đầu tư
20
thời gian nhiều hơn cho một bài học. Vì vậy, tơi mạnh dạn đề xuất các cấp có thẩm quyền nên giảm tải bớt nội dung kiến thức mơn học. Đồng thời cần khuyến khích động viên mỗi giáo viên nghiên cứu, thực hiện và áp dụng những sáng kiến kinh nghiệm hay để đẩy mạnh phong trào nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường, để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ “ trồng người”, giúp học sinh chủ động tìm tịi, sáng tạo và vận dụng kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của riêng tôi. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và Hội đồng khoa học để đề tài được bổ sung, hồn thiện hơn, có hiệu quả hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2021
Xác nhận của BGH trường Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Tác giả
Phạm Thị Nga
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hương Trà (Chủ biên) (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực
học sinh, Quyển 1 – Khoa học tự nhiên, NXB Đại học sư phạm.
2. Nguyễn Lăng Bình – Đỗ Hương Trà (2017), Dạy và học tích cực – Một số
phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm.
3. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình, sách
giáo khoa, NXB Đại học sư phạm.
4. Vũ Thanh Khiết (2006), Kiến thức cơ bản nâng cao Vật lý, Tập 1, NXB Hà Nội.
5. Lương Duyên Bình (2008), SGK, SGV, SBT vật lý 10, NXB Giáo dục. 6. Lê Nguyên Long, Nguyễn Đức Thâm (1996), Phương pháp giảng dạy vật
lý, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Đức Thâm (1998), Giáo trình tổ chức hoạt động nhận thức của
học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Thâm (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ
thông, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.