thuộc các gia đình nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Chú trọng đào tạo cán bộ vùng dân tộc (cán bộ đảng, chính quyền, đồn thể từ bản, ấp trở lên và cán bộ khoa học kỹ thuật). Củng cố và tăng cường hệ thống trường nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số; từng bước mở rộng quy mô tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu đào tạo tồn diện đi đơi với cải tiến chính sách học bổng cho học sinh các trường này. Thực hiện chế độ miễn phí học tập, cung cấp sách giáo khoa cho học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa, học sinh người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn. Có chính sách bổ túc kiến thức cần thiết cho số học sinh dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp trung học phổ thơng hoặc trung học cơ sở mà khơng có điều kiện học tiếp để các em trở về địa phương tham gia công tác ở cơ sở.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, cần tập trung làm tốt các việc chủ yếu sau : - Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục; coi việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo là một chỉ tiêu phấn đấu xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Tăng cường trật tự kỷ cương trong các trường học và toàn bộ hệ thống giáo dục, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục.
Thực hiện mạnh mẽ phân cấp quản lý giáo dục; phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, nhất là các trường đại học, trách nhiệm của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và các quận, huyện trong việc thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.
Tiếp tục xây dựng đồng bộ và kịp thời hoàn thiện các văn bản pháp lý giáo dục. Xác định và thể chế hố vai trị, chức năng các cấp quản lý. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý giáo dục từ Bộ Giáo dục và đào tạo đến các cơ sở giáo dục.
Tăng cường công tác dự báo, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển giáo dục, nhất là ở bậc cao đẳng, đại học và dạy nghề.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đổi mới cơ bản công tác thi cử, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, công tác tuyển sinh. Quản lý chặt chẽ các loại hình đào tạo, nhất là đào tạo tại chức, từ xa; xố tệ nạn văn bằng, chứng chỉ khơng hợp pháp; kiên quyết chấn chỉnh tình trạng quản lý thu chi không minh bạch và hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan; chống "thương mại hóa" giáo dục v.v...
Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức xã hội tham gia xây dựng các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm cung cấp cơ sở khoa học để hồn thiện đường lối, chính sách giải quyết các vấn đề bức xúc trong giáo dục.
Mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục. Tranh thủ các dự án của các tổ chức quốc tế và nước ngồi về giáo dục; mở nhiều hình thức liên kết đào tạo với nước ngồi, tổ chức "du học tại chỗ". Chú trọng quản lý các loại hình trường do nước ngồi đầu tư.
Nhà nước tăng cường kinh phí mở rộng quy mơ đưa người đi đào tạo ở nước ngồi, đồng thời khuyến khích đi học nước ngồi tự túc, thống nhất quản lý nhà nước về lưu học sinh và có chính sách sử dụng người học ở nước ngoài trở về phục vụ Tổ quốc.
- Xây dựng và triển khai chương trình "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện".
Trước mắt thực hiện tốt Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hồn thành trước năm 2005 việc sàng lọc và bố trí lại những cán bộ, giáo viên khơng cịn đủ điều kiện công tác trong ngành giáo dục, giải quyết chế độ nghỉ trước tuổi cho các nhà giáo các cấp học chưa đạt chuẩn, năng lực giảng dạy yếu.
Bố trí cán bộ quản lý giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, có cơ chế thay thế khi khơng đáp ứng u cầu.
Có chính sách xét giáo viên mầm non vào biên chế, trước hết ở các vùng khó khăn. Khi chuyển giáo viên mầm non sang chế độ viên chức sẽ thực hiện ký hợp đồng lao động dài hạn, có bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.
Các cấp uỷ đảng từ Trung ương tới địa phương quan tâm chỉ đạo thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về mọi mặt, coi đây là một phần của công tác cán bộ; đặc biệt chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống của nhà giáo.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm bảo đảm đủ giáo viên và cân đối cơ cấu đội ngũ giáo viên trong địa phương mình.
Củng cố hệ thống các trường sư phạm, đẩy nhanh việc xây dựng hai trường đại học sư phạm trọng điểm.
Hồn thiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Có chính sách thu hút cán bộ khoa học trình độ cao của các viện nghiên cứu trong nước và các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học nước ngoài tham gia giảng dạy ở các
trường đại học, cao đẳng.