KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học một số truyện dân gian việt nam lớp 10 trường THPT bá thước (Trang 25 - 26)

3.1. Kết luận:

Xã hội càng phát triển mạnh càng đặt ra nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi mỗi cá nhân phải thích ứng và có cách giải quyết kịp thời. Việc đặt ra các câu hỏi nêu vấn đề tạo ra các tình huống có vấn đề là một cách hiệu quả tập dượt cho học sinh thực hành giải quyết những tình huống nảy sinh trong cuộc sống. Qua đó, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong học tập nói riêng và cuộc sống nói chung. Sử dụng tốt hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong các tiết đọc văn tạo được nhiều hứng thú cho người học và cả người dạy, góp phần tạo ra khơng khí giờ học sơi nổi, đầy cảm hứng. Hơn nữa, cách làm này còn cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh. Các em vượt qua được cảm giác tự ti, sự nhút nhát để bày tỏ quan điểm riêng của mình. Khơng cịn tâm lí sợ trả lời sai bị các bạn cười vì đây đều là câu hỏi mở cho phép bộc lộ quan điểm riêng. Mỗi em có thể mạnh dạn đưa ra cách giải quyết của riêng mình chỉ cần lập luận có sức thuyết phục. Giáo viên có thể chấp nhận những câu trả lời khác nhau thậm chí trái ngược miễn là có tính thuyết phục cao khơng trái với đạo đức, pháp luật và thuần phong mĩ tục. Qua một thời gian dài tìm tịi, thử nghiệm dạng câu hỏi nêu vấn đề, tơi có thể kết luận: Việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề vào dạy học các tác phẩm văn học là rất cần thiết và hiệu quả. Nó đã thực sự đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung yêu cầu của mơn học nói riêng. Vì vậy, bản thân tơi thấy mình cần phải quan tâm hơn nữa đến viêc áp dụng phương pháp này trong quá trình dạy học.

Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ tơi tích lũy được trong q trình giảng dạy. Kinh nghiệm và hiểu biết của cá nhân áp dụng trong phạm vi của đơn vị mình chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, qua đề tài này tơi mong nhận được sự góp ý, chia sẻ kinh nghiệm từ các đồng nghiệp.

3.2. Kiến nghị:

* Đối với sách giáo khoa:

Hằng năm trong quá trình tái bản sách người biên soạn nên bổ sung thêm một vài câu hỏi dạng nêu vấn đề ở phần luyện tập để giáo viên và học sinh có định hướng tìm hiểu bài học.

* Đối với tổ chuyên môn :

+ Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn cần dành nhiều thời gian quan tâm đặc biệt đến đổi mới phương pháp dạy học văn nhất là phương pháp dạy học nêu vấn đề trong đó phải chú trọng xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề. Để làm tốt điều này, cần có những buổi góp ý giáo án chi tiết theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Trong đó, cần ưu tiên đối với dạng câu hỏi nêu vấn đề.

+ Trong hoạt động đánh giá giờ dạy, góp ý đồng nghiệp cũng cần lưu ý đến tính hiệu quả của việc sử dụng các loại câu hỏi trong đó có dạng câu hỏi nêu vấn đề.

* Đối với giáo viên:

17

Mỗi giáo viên phải không ngừng tự học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn, và rất cần thiết phải tìm tịi, phát hiện các vấn đề trong mỗi tác phẩm văn học để đưa ra được những câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học. Người giáo viên cũng nên tạo điều kiện, khuyến khích học sinh hưởng ứng câu hỏi nêu vấn đề. Tuy nhiên, áp dụng dạng câu hỏi này cần phối kết hợp với các dạng câu hỏi khác cho phong phú, cũng cần cân nhắc sao cho phù hợp, tránh lạm dụng sẽ gây tình trạng nhàm chán hoặc mệt mỏi cho cả người dạy và người học.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Phạm Thị Thêu

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học một số truyện dân gian việt nam lớp 10 trường THPT bá thước (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w