CHƯƠNG 2 : TRANG TRÍ CÁC DẠNG HÌNH CƠ BẢN
3.2 Trang trí cà vạt
3.2.2 Phương pháp thực hiện trang trí cà vạt
Cách trang trí cho cà vạt cũng rất đa dạng, tùy mơi trường, văn hóa hay mục đích sử dụng mà cà vạt có nhiều kiểu trang trí khác nhau.
- Ở mơi trường cơng sở, cà vạt thường có dạng vải trơn, hoặc họa tiết dàn đều họa tiết vải, màu sắc cũng không quá nổi bật.
- Ở những cơng ty, mơi trường đội nhóm, cà vạt được thiết kế riêng, trên cà vạt có thơng tin như logo công ty hoặc màu sắc đặc trưng thương hiệu.
- Đối với những buổi tiệc trang trọng hoặc những dịp đặc biệt, cà vạt thể hiện tính cách của người đeo nên đa dạng về kiểu dáng & hình thức trang trí và được thiết kế riêng như tùy chủ đề như tranh vẽ, họa tiết sáng tạo.
3.2.2.1 Kẻ các trục đối xứng:
- Với đặc điểm là phụ thuộc nhiều vào vật được trang trí và tính ứng dụng của nó, các hình thức trang trí trong trang trí ứng dụng có xu hướng tự do hơn, thường sử dụng lối bố cục phá thể và nhắc lại.
- Mẫu trang trí cà vạt là mẫu biến thể của trang trí đường diềm, do đó người vẽ có thể kẻ trục đối xứng, hoặc vẽ tự do không cần trục.
3.2.2.2 Tìm mảng
- Tìm các mảng thích hợp: hình dáng, kích thước (to, nhỏ), khoảng cách của các mảng.
- Vận dụng tổng hợp các nguyên tắc trang trí cơ bản một cách linh hoạt, khéo léo; phân chia mảng to-nhỏ khác nhau tạo được trọng tâm của hình trang trí (trọng tâm hình của cà vạt thường nằm bên dưới, phần có độ rộng nhất của cà vạt, một số trường hợp đặc biệt có thể đặt ở phần nút thắt).
- Có thể lồng ghép mảng trịn làm trọng tâm, hoặc ứng dụng thêm đường diềm.
3.2.2.3 Tìm họa tiết
- Dựa vào các hình dáng, kích thước các mảng để tìm hình vẽ cho phù hợp. - Nên sử dụng họa tiết chính và phụ, họa tiết chính-phụ cần liên quan với nhau như cùng chủ đề, cùng cách thể hiện (thể hiện chủ yếu bằng nét thẳng hay nét cong).
3.2.2.4 Vẽ màu và hoàn tất bài vẽ
- Lựa chọn màu sắc phù hợp với chủ đề và ý đồ của trang trí.
- Xác định tơngmàu chủ đạo của bài vẽ. Màu chủ đạo phải là màu chiếm đa số
trong bài vẽ, các màu phối hợp sẽ là những màu có quan hệ tương hỗ (tương phản hoặc bổ túc, tương đồng) với màu chủ đạo.
- Bố trí các màu nóng – lạnh hợp lý.
- Màu của các họa tiết thường không giống màu của nền, sắc độ tương phản với nền để nổi bật.
Hình 3.3 Mẫu cà vạt có họa tiết bố trí đều (họa tiết vải)
Hình 3.4 Mẫu cà vạt có họa tiết bố trí kiểu đường diềm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tuấn Nguyên Bình Võ Quốc Thạch Nguyễn Thị Ngọc Bích, Mỹ thuật và phương
pháp dạy học tập 1, NXB GD, 1998
[2] Gia Bảo, Mỹ thuật căn bản và nâng cao; NXB Mỹ thuật, 2007
[3] Vương Hoàng Lực, Nguyên lý hội họa đen trắng, NXB Tổng hợp TpHCM, 2006 [4] Uyên Huy, Phương pháp tư duy & thực hành bố cục mỹ thuật, NXB Mỹ thuật 2013
PHỤ LỤC HÌNH
STT Nội dung Trang
1. Hình 1.1 Sắc độ 4
2. Hình 1.2 Các sắc độ của một màu 5
3. Hình 1.3 Dải màu của Newton 6
4. Hình 1.4 Bánh xe màu 6
5. Hình 1.5 Màu bổ túc 7
6. Hình 1.6 Màu lạnh, màu nóng 7
7. Hình 1.7 Hịa sắc tương phản 8
8. Hình 1.8 Hịa sắc tương đồng 8
9. Hình 1.9 Họa tiết trang trí 10
10. Hình 1.10 Họa tiết trang trí hình động vật 11
11. Hình 1.11 Họa tiết trang trí hình hoa lá 11
12. Hình 1.12 Các bước vẽ họa tiết trang trí 12
13. Hình 2.1 Sắp xếp đối xứng 14
14. Hình 2.2 Sắp xếp cân đối 15
15. Hình 2.3 Sắp xếp nhắc lại 15
16. Hình 2.4 Sắp xếp xen kẽ 15
17. Hình 2.5 Các bước thực hiện trang trí đường diềm 17 18. Hình 2.6 Các bước thực hiện trang trí hình vng 19
19. Hình 2.7 Bài vẽ trang trí hình vng tham khảo 19
20. Hình 2.8 Các bước thực hiện trang trí hình trịn 21
23. Hình 3.1 Một số loại quạt giấy 26
24. Hình 3.2 Bài vẽ trang trí quạt giấy tham khảo 27
25. Hình 3.3 Mẫu cà vạt có họa tiết bố trí đều (họa tiết vải) 29 26. Hình 3.4 Mẫu cà vạt có họa tiết bố trí kiểu đường diềm 29