Chương 4 : KỸ THUẬT AN TOÀN VỀ ĐIỆN
3. HIỆN TƯỢNG ĐIỆN ÁP BƯỚC
Mục tiêu:
- Trình bày được các yếu tố cơ bản của dòng điện tác dụng vào cơ thể người.
- Ngăn ngừa được sự tác dụng của dòng điện vào cơ thể. - Có ý thức, thái độ và trách nhiệm cao về an toàn điện.
Người bị điện giật là do tiếp xúc với mạch điện có điện áp hay nói một cách khác là do có dịng điện chạy qua cơ thể người. Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra các tác dụng sau đây:
Tác dụng nhiệt: làm cháy bỏng thân thể, thần kinh, tim não và các cơ
quan nội tạng khác gây ra các rối loạn nghiêm trọng về chức năng.
Tác dụng điện phân: biểu hiện ở việc phân ly máu và các chất lỏng hữu
cơ dẫn đến phá huỷ thành phần hoá lý của máu và các tế bào.
Tác dụng sinh lý: gây ra sự hưng phấn và kích thích các tổ chức sống
dẫn đến co rút các bắp thịt trong đó có tim và phổi. Kết quả có thể đưa đến phá hoại, thậm chí làm ngừng hẳn hoạt động hơ hấp và tuần hoàn.
3. HIỆN TƯỢNG ĐIỆN ÁP BƯỚC Mục tiêu: Mục tiêu:
- Trình bày được hiện tượng điện áp bước.
- Thực hiện tốt biện pháp an tồn về hiện tượng điện áp bước. - Có ý thức, thái độ và trách nhiệm cao về an toàn điện.
Điện áp bước là điện áp giữa hai chân người khi người bước vào vùng có điện thế cao do dây dẫn tiếp xúc với đất: (cọc tiếp đất làm việc của máy biến áp,
cọc tiếp đất chống sét lúc chịu sét ...) thì điện áp giữa hai chân có thể đạt mức gây tai nạn .
Hiện tượng điện áp bước là do người đến gần dây dẫn điện bị đứt rơi xuống đất dẫn đến bị điện giật gây tai nạn.
Biện pháp an toàn là:
- Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện
- Thực hiện nối đất các thiết bị điện
- Kiểm tra cách điện của thiết bị điện
- Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và
trạm biến áp.