Vấn đề hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tác nghiệp (nghề chế biến món ăn) cđ cơ giới ninh bình (Trang 57 - 58)

CHƯƠNG 6 : QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

3. Vấn đề hạ giá thành sản phẩm

3.1 Sự cần thiết phải hạ giá thành sản phẩm

3.1.1 Bản chất của việc hạ giá thành sản phẩm

Về thực chất, hạ giá thành sản phẩm chính là giảm chi phí đầu vào cho các sản phẩm là hàng hóa và dịch vụ. Có nhiều cách hạ giá thành sản phẩm, như giảm chi phí biến đổi, bao gồm chi phí nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, chi phí nhân cơng trực tiếp, các hao hụt trong và ngoại định mức; hoặc giảm các chi phí cố định, bao gồm các chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền thuê tài sản, nhà cửa, phương tiện sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý.

Tuy nhiên, việc giảm các chi phí biến đổi thường khó khăn và có giới hạn, trên thực tế, chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm thường ổn định, rất ít biến động. Khi sản lượng sản phẩm tăng lê thì tổng chi phí biến đổi cũng tăng lên một cách tỉ lệ. Trong khi đó, tổng chi phí cố định lại gần như không đổi, làm cho tốc độ tăng của tổng chi phí chậm hơn tốc độ tăng về sản lượng sản phẩm, điều này đồng nghĩa với chi phí cho một đơn vị sản phẩm giảm xuống, nói cách khác giá thành một đơn vị sản phẩm giảm xuống.

3.1.2 Sự cần thiết khách quan của việc hạ giá thành sản phẩm

Trong thời buổi kinh tế thị trường, việc xác định đơn giá bán sản phẩm là một trong những vấn đề khó khăn nhất, bởi vì giá là thứ vũ khí lợi hại mà các doanh nghiệp thường sử dụng để đánh bại đối thủ cạnh tranh của mình. Muốn hạ giá bán thì cần phải hạ giá thành sản phẩm, ngồi ra khơng có biện pháp nào hữu hiệu hơn. Trên thực tế có một số nhà sản xuất sẵn sàng bán thấp dưới giá thành để hạ gục các đối thủ cạnh tranh khác, đặc biệt là các đối thủ nhỏ. Nhưng ngày nay, trong xu thế tồn cầu và tự do hóa thương mại, điều này khơng thể thực hiện bởi những lý do sau:

- Khơng thể kéo dài tình trạng này do khơng ai có thể có đủ tiền để bù đắp các thua lỗ trong thời gian dài

- Doanh nghiệp sẽ vi phạm luật chống bán phá giá, và như vậy sẽ bị trừng phạt nặng nề

- Ý đồ này có thể phản tác dụng nếu các đối thủ cạnh tranh biết được “âm mưu” của mình

Như vậy, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao lợi thế cạnh tranh là phương án tối ưu và chiến lược hơn.

3.2 Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm

Có rất nhiều cách hạ giá thành sản phẩm, tuy nhiên, giảm chi phí cố định là phương pháp hữu hiệu và lâu dài nhất. Thông thường, người ta hay áp dụng các biện pháp giảm giá thành sản phẩm ăn uống như sau:

- Giảm chi phí nguyên vật liệu, năng lượng cho mỗi đơn vị sản phẩm

- Giảm thiểu các hao hụt trong và ngồi định mức - Giảm chi phí nhân cơng trực tiếp

- Giảm số lượng lao động gián tiếp

- Tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản cố định bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động

3.3 Vai trò của nhà quản lý trong việc hạ giá thành sản phẩm

Nhà quản lý có vai trị quyết định trong việc đẩy nhanh tốc độ hạ giá thành sản phẩm. Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến là hợp lý hóa phân cơng lao động trong khu vực chế biến món ăn. Hợp lý hóa bố trí, sắp xếp lao động nhà bếp góp phần giảm thiểu chi phí nhân cơng trực tiếp và sử dụng hiệu quả hơn những lao động gián tiếp ở đây.

Nhà quản lý cịn có vai trị rất lớn trong việc đầu tư các trang thiết bị và công nghệ sản xuất, chế biến nâng cao năng suất lao động, góp phần tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định từ đó giảm chi phí cố định cho mỗi đơn vị sản phẩm.

Một vấn đề cần lưu ý là trong việc hạ giá thành sản phẩm phải luôn luôn chú ý tới việc duy trì và khơng ngừng nâng cao chất lượn sản phẩm chế biến. Có thể nói, đây là một bài tốn khó, vì nếu khơng quản lý tốt, do ý thức của người lao động khơng cao, có thể chất lượng sản phẩm sẽ giảm theo việc hạ giá thành. Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi nhà quản lý phải xây dựng một chương trình rõ ràng với lộ trình cụ thể, tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm về cả số lượng và chất lượng, sao cho nó có tính chiến lược cao. Ngồi ra, chế độ thưởng phạt nghiêm minh và kịp thời đối với người lao động cũng cần được áp dụng triệt để mới có tác dụng khuyến khích và răn đe, góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác quản lý chất lượng và giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tác nghiệp (nghề chế biến món ăn) cđ cơ giới ninh bình (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w