TÔN TRọNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành công tác xã hội với người khuyết tật (dành ho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 50 - 51)

- Người khuyết tật có quyền được tơn trọng như những người không khuyết tật khác, kể cả trong những vấn đề riêng tư.

- Không nên tựa vào hoặc đu trên xe lăn của ai đó, xe lăn là được xem là phần riêng tư của NKT. - Khi muốn giúp người khiếm thị, hãy cho phép người đó nắm tay của bạn. Điều này sẽ

giúp bạn hướng dẫn họ, chứ không phải là đẩy hoặc dẫn họ đi.

- Hãy đối xử lịch sự và ngang hàng với NKT. Khơng nên có thái độ kẻ cả với người sử dụng xe lăn bằng cách vỗ trên đầu họ, chỉ nên dành cử chỉ tình cảm này cho trẻ em.

Khi trị chuyện

- Khi nói chuyện với người có khuyết tật, hãy nói chuyện trực tiếp với họ, đừng nói với người đi cùng họ.

- Để thu hút sự chú ý của một người khiếm thính, hãy vỗ nhẹ vào vai họ hoặc vẫy tay. Nhìn thẳng vào người đó và nói rõ ràng, chậm rãi và diễn cảm để xác định xem người đó có thể đọc được mơi của bạn hay khơng. Khơng phải người khiếm thính nào cũng có thể đọc mơi được. Những người có thể đọc mơi sẽ dựa vào nét mặt và ngôn ngữ cơ thể để hiểu bạn nói gì. Hãy chú ý gương mặt bạn ở vị trí có đủ ánh sáng và khơng có thức ăn trong miệng, không đặt tay vào miệng khi nói chuyện. Lúc cần, có thể nói chuyện bằng cách ghi ra giấy.

- Nên ngồi xuống ngang tầm với người ngồi trên xe lăn trong khi nói chuyện, để gương mặt ngang tầm mắt của người đó – đó là một cách thể hiện sự tơn trọng với họ.

- Khi chào hỏi một người khiếm thị, ln ln giới thiệu mình và những người bên cạnh mình trước để họ xác định được họ đang nói chuyện với ai. Ví dụ hãy nói: “Bên phải tơi là anh A”. Nói chuyện với giọng bình thường và cho họ biết khi nào bạn di chuyển từ nơi này đến nơi khác, thơng báo cho họ biết khi cuộc trị chuyện kết thúc.

- Tập trung và nói chậm rãi khi bạn nói chuyện với một người có khó khăn về nói (ví dụ người bại não hay người khuyết tật về nói). Hãy động viên họ nói, hơn là chỉnh sửa họ, hãy kiên nhẫn hơn là nói thay cho họ. Khi cần thiết, đặt ra những câu hỏi mà chỉ cần câu trả lời ngắn gọn, gật đầu hoặc lắc đầu. Đừng bao giờ giả vờ hiểu nếu bạn thấy khơng hiểu người đó muốn nói gì. Lặp lại những gì bạn nghe được để xem bạn hiểu họ có đúng không.

Phép lịch sự thông thường

- Nếu bạn muốn giúp đỡ ai đó có khuyết tật, trước tiên hãy hỏi họ xem họ có cần giúp đỡ hay không, hãy lắng nghe và làm theo những hướng dẫn của họ.

- Khi chỉ đường cho một người ngồi xe lăn, hãy xem xét khoảng cách, điều kiện thời tiết và các chướng ngại vật như bậc thang, lề đường và đồi dốc.

- Khi chỉ đường cho một người khiếm thị, hãy nói cụ thể như “một trăm bước rẽ trái” hoặc “hai bước rẽ phải”.

- Hãy dành thêm thời gian cho người có khuyết tật để họ có thể làm xong điều gì đó hoặc nói xong điều gì đó. Hãy để người đó dẫn dắt bước đi và câu chuyện.

- Khi lập kế hoạch các sự kiện liên quan đến người khuyết tật, hãy xem xét nhu cầu của họ trước. Cho họ biết trước những khó khăn và rào cản có thể gặp phải.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành công tác xã hội với người khuyết tật (dành ho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)