TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
1 Bản chất con người
1.1. Quan niệm về con người trong triết học trước Mác
Con người là một trong những vấn đề trung tâm của triết học. Vì vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề con người trong lịch sử triết học. Trước Mác, vấn đề bản chất con người chưa được giải đáp một cách thực sự khoa học.
1.1.1. Quan niệm về con người trong triết học Phương Đông
- Chịu ảnh hưởng các tư tưởng tôn giáo, triết học phương Đơng đã giải thích bản chất con người từ lập trường thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận. Và khi xem xét vấn đề con người, về mặt xã hội, các triết gia đã lấy mối quan hệ chính trị, đạo đức làm trục trung tâm. Tuy vậy, bên cạnh thế giới quan duy tâm, thần bí đã xuất hiện những yếu tố duy vật chất phác, ngây thơ khi biện giải về quan hệ của con người với tự nhiên và xã hội.
Theo Mạnh Tử con người sinh ra vốn là thiện nhưng do không biết tu dưỡng nên cái tốt xa dần. Con người có thể giữ và phục hồi bản tính thiện của mình thơng qua tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
Khác với Mạnh Tử, Tuân Tử khẳng định bản tính con người là ác nhưng có
thể dùng pháp luật để cải biến và chống để con người trở nên tốt. Ông chủ trương "thiên nhân bất tương quan", theo ơng về phương diện sinh dưỡng thì người mang ơn trời, nhưng về phương diện trị loạn, thịnh suy thì đạo trời khơng quan hệ gì đến đạo người, trời khơng thể làm hại người và trời cũng không thể giúp được người. Tư tưởng có màu sắc duy vật này đã khích lệ tinh thần tích cực, khắc phục thái độ bị động của con người trong việc giải quyết những vấn đề của đời sống đặt ra. Ngược lại với "Thiên nhân bất tương quan", thuyết Thiên nhân hợp nhất cho rằng trời và người có thể hịa hợp với nhau vì trời và người tác động lẫn nhau theo cùng một tính chất.
Lão Tử cho rằng con người sinh ra từ đạo, do vậy con người phải sống theo lẽ tự nhiên, không hành động một cách giả tạo, gị ép trái với tự nhiên. Ơng tun truyền lối sống vô vi.
1.1.2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác