Nhóm mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Chuyên đề chủ nghĩa xã hội khoa học phần 2 (Trang 52 - 55)

thời đại.

4. Đặc điểm và những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay. nay.

Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH là thời đại đan xen giữa chủ nghĩa tư bản và CNXH, là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc của nhân dân các nước vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội đang diễn ra gay go phức tạp. CNXH đang gặp phải những khó khăn thử thách, đang khủng hoảng trầm trọng. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co nhưng CNXH nhất định sẽ thắng lợi. Tính chất và đặc điểm đó của thời đại được biểu hiện qua những mâu thuẫn cơ bản của nó. Khi nói về mâu thuẫn của thời đại chúng ta không thể phủ nhận rằng thời đại ngày nay đang chứa trong lịng nó vơ vàn các mâu thuẫn khơng thể kể hết được từng mâu thuẫn. Bởi thế giới chúng ta đang sống hết sức đa dạng, phong phú và phức tạp. Do vậy trên quan điểm nghiên cứu có tính khái qt chúng ta chỉ có thể phân thành các nhóm mâu thuẫn nội tại sau đây:

a) Nhóm mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. hội.

Đây là nhóm mâu thuẫn cơ bản, nổi cộm nhất của thời đại ngày nay. Nó xuyên suốt thời đại từ khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công cho đến lúc CNXH và chủ nghĩa cộng sản được thiết lập trên phạm vi toàn thế giới, chủ nghĩa tư bản bị hoàn toàn thủ tiêu.

Sở dĩ đây là mâu thuẫn cơ bản nhất vì:

+ Mâu thuẫn này không chỉ là mâu thuẫn trực tiếp giữa các nước

tư bản chủ nghĩa và các nước XHCN mà xét về mặt khuynh hướng vận động và phát triển mâu thuẫn đó cịn là kết quả vận động khách quan của mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, giữa các dân tộc bị áp bức dưới các hình thức chủ nghĩa thực dân cũ trước đây, chủ nghĩa thực dân mới ngày nay với chủ nghĩa đế quốc. Ngay cả các nước đang thực hiện bước quá độ lên CNXH, đang xây dựng xã hội - xã hội chủ nghĩa cũng đang chịu tác động của mâu thuẫn này.

+ Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và CNXH là mâu thuẫn cơ bản

nhất cịn là vì sự vận động và giải quyết mâu thuẫn này có ảnh hướng mang tính chi phối tới sự vận động và giải quyết các mâu thuẫn khác của thời đại. Song việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản nhất đó khơng thể tách rời cũng không thể đi vượt trước so với việc giải quyết các mâu thuẫn khác của thời đại. Trong sự đan xen tác động tương hỗ với nhau, việc giải quyết những mâu thuẫn khác của thời đại lại có ý nghĩa tạo tiền đề và điều kiện để giải quyết dần từng bước mâu thuẫn cơ bản nhất nêu trên.

Thực tiễn lịch sử từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay đã khẳng định sự tồn tại của mâu thuẫn này.

Đó là sự can thiệp vũ trang của các nước đế quốc đối với nhân dân Nga, là sự bao vây và phá hoại Liên - xô trước đây, là cuộc tiến cơng của chủ nghĩa phát-xít Đức hịng tiêu diệt Liên Xơ, là việc tiến hành chiến tranh lạnh và "âm mưu diễn biến hịa bình" nhằm làm suy yếu và tiến tới làm sụp đổ Liên xô.

Là cuộc chiến tranh của các thế lực đế quốc chống lại nhân dân Triều Tiên.

Là cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu mấy chục năm trời đối với đất nước và nhân dân Việt Nam rồi tiếp đến là sự bao vây, cấm vận trong thời gian dài đối với Việt Nam, Cu Ba, mới đây Mỹ lại đưa ra

cái gọi là "Đạo luật nhân quyền Việt Nam" gây ra sự phản ứng, bất bình đối với nhân dân Việt Nam. Tiếp đến là vụ kiện hết sức vô lý về cá tra, cá Ba Sa của Việt Nam ở Mỹ. Phải chăng điều đó đều có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản.

Dù CNXH ở Liên - xô và Đông Âu sụp đổ, những mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với CNXH vẫn cịn ngun và có phần sâu sắc hơn. Đảng ta đã khẳng định như vậy. Hiện nay các thế lực đế quốc đang ra sức lợi dụng sự sụp đổ của CNXH ở Liên - xô và Đông Âu để đẩy mạnh cuộc phản kích quyết liệt nhằm xóa bỏ các nước XHCN còn lại.

Và mặc dù về mặt hình thức Mỹ đã bỏ cấm vận đối với Việt Nam 1994, có vẻ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam như gần đây "hiệp định thương mại" được ký kết giữa Việt Nam và Mỹ. Đồng thời giữa một số nước XHCN và các nước tư bản phát triển đã thiết lập quan hệ chính thức về mặt nhà nước có quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh về nhiều mặt nhưng mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và CNXH khơng vì thế mà lắng xuống. Bởi lẽ: Không phải tất cả các nhà tư bản đến các nước XHCN làm ăn đều muốn lật đổ chúng ta. Nhưng chủ nghĩa tư bản - chủ nghĩa đế quốc không bao giờ muốn chúng ta xây dựng thành công CNXH. Chúng vẫn coi Đảng Cộng sản lãnh đạo và xây dựng CNXH như một lực lượng bảo thủ, trì trệ. Chủ nghĩa tư bản rất muốn thơng qua hợp tác làm ăn kinh tế để lũng đoạn xã hội, xóa bỏ CNXH trên mâu thuẫn chủ yếu giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản ngày nay được biểu hiện chủ yếu bằng âm mưu "diễn biến hịa bình lên chế độ tư bản chủ nghĩa" của những thế lực tư sản. Cùng với thủ đoạn đó là những chiến lược, sách lược lâu dài chống CNXH. Trước tình hình đó các nước XHCN cũng đã tìm ra những chiến lược sách lược chống lại chủ nghĩa tư bản.

Tuy hình thức biểu hiện có khác trước, nhưng mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản vẫn là mâu thuẫn và đấu tranh quyết liệt và nó sẽ rất quyết liệt trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Chuyên đề chủ nghĩa xã hội khoa học phần 2 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)