Mã chương : MH 13-02
1. Màu sắc đối với trang phục
1.2. Các khái niệm cơ bản về màu sắc
1.2.1. Màu hữu sắc và màu vô sắc
- Màu hữu sắc: là các màu trong vòng tròn màu và các màu phát triển từ
chúng
- Màu vô sắc: là màu đen, trắng và các màu ghi, xám có được từ 2 màu
đen, trắng
1.2.2. Màu nóng, màu lạnh
Theo thói quen tâm lý, các màu được phân thành 3 nhóm: màu nóng, màu lạnh và màu trung gian (màu giữa nóng và lạnh)
- Màu nóng: là những màu Đỏ, Cam, Vàng. Bởi nhìn nó con người liên
tưởng đến Mặt trời, bếp lửa, hòn than…
- Màu lạnh: cũng theo thói quen tâm lý các màu Lam, Chàm, Tím được coi
là màu lạnh
Vì lẽ đó, mùa nóng người ta mặc các màu thuộc nhóm lạnh, mùa lạnh mặc các màu thuộc nhóm nóng cho có cảm giác ấm áp
+ Màu lục được coi là màu trung gian giữa nóng và lạnh + Màu tím được coi là màu trung gian giữa lạnh và nóng
Như thế, trên vịng trịn màu cơ bản các màu biến đổi từ nóng sang lạnh
1.2.3. Màu tương đồng, màu tương phản
- Màu tương đồng: là 2 màu đứng cạnh nhau trên vịng trịn màu
Vì 2 màu đứng cạnh nhau bao giờ quan hệ “họ hàng” về sắc. Sự giống nhau là một phương tiện quan trọng để tạo tính thống nhất, hồ hợp của một tổng thể màu trên vật thể nào đó. Trên vịng trịn màu, các màu càng đứng gần nhau càng giống nhau, càng tương đồng về sắc; càng đứng xa nhau tính tương đồng càng giảm, sự khác nhau về sắc càng rõ. Đến một mức nhất định trở thành 2 màu đối lập, còn gọi là màu tương phản
- Màu tương phản: trong thực tế thường gặp những màu tương phản sau:
+ Tương phản: nóng – lạnh, sáng – tối, rực – trầm, chói – chết (màu ghi) + Tương phản giữa các màu chói với nhau (không nên sử dụng)
+ Tương phản màu hưu sắc với vô sắc
Trong các cặp tương phản, tương phản đen trắng đóng vai trị quan trọng nhất vì chúng tạo nên một tương phản đặc biệt: sáng và tối, đồng thời chúng còn là cơ sở để so sánh, phân định các cặp tương phản khác
1.2.4. Màu bổ túc
màu nào đó thì có xu hướng điều chỉnh sắc giác để giữ sự cân bằng thị lực. Sự điều chỉnh này tuân theo một quy luật nhất định.
VD: Nhìn vào một nguồn sáng vàng chói rồi nhắm mắt lại ta thấy trong mắt dường như hiện lên một vầng lốm đốm những màu tím và lam. Đặt một màu đỏ tươi lên một tờ giấy màu trắng, sau đó cất màu đỏ, nhìn trên nền giấy trắng nơi nó vừa chiếm chỗ ta thấy xuất hiện ánh màu lục.
Hiện tượng trên cho thấy các màu có khả năng bổ sung cho nhau để giữ cân bàng sắc giác. Các màu tương tác như thế gọi là màu bổ túc
1.2.5. Sắc độ
Khái niệm chỉ độ đậm nhạt màu. Trên một diện tích bề mặt, nêú hàm lượng sắc tố ta được màu đậm, ngược lại là màu nhạt. Như thế, có thể coi sắc độ là lượng sắc tố chứa trong 1 đơn vị diện tích màu hay dung tích màu đạt tới mức độ tối đa, màu đạt độ bão hòa hay là độ “ no” màu.
1.2.6. Sắc điệu
Là khái niệm chỉ sự chỉ sự biến thiên của màu hữu sắc. Ví dụ, các màu đỏ sự biến điệu từ đỏ cờ, sang đỏ cam rồi đỏ tím….Trong quang phổ ta đã thấy mỗi loại màu đều có sự chuyển biến sắc, từ dễ phân biệt đến khó phân biệt với màu cạnh nó. Ví dụ màu đỏ cờ dễ nhận biết nhất, Đỏ cam nghiêng về màu cam. Đỏ tím nghiêng về màu tím. Màu tím có tím chàm nghiêng về phía lam và tím nghiêng về phía đỏ.
Sắc điệu và sắc độ có mối quan hệ tương biến. Trong một vòng nhiều màu, ta dễ nhận biết sự chuyển dịch về màu sắc của các màu.
Sắc điệu là đặc trưng riêng của màu hữu sắc. Những màu vơ sắc chỉ có một số đặc trưng duy nhất là độ sáng, tối. Trong khi đó với bất cứ màu hữu sắc nào cũng có thể bàn về các khái niệm: sắc điệu, sắc loại, độ thuần, độ rực và cả độ no, độ sáng, tối.
1.2.7. Sắc loại
Sắc loại là đặc trưng cơ bản của màu hữu sắc.
Sắc của 3 màu gốc và 2 màu đen, trắng là các sắc ngun vì chỉ có một loại sắc tố. Sắc của các màu còn lại trên vòng màu cơ bản là những màu gồm 2 sắc tố nhưng theo tỉ lệ pha trộn khác nhau. Trong tự nhiên có các màu được tổng hợp từ ít nhất từ 2 đến 4 hoặc 5 hay vô số màu khác nhau pha trộn làm một.
1.2.8. Độ thuần màu
Một đơn vị có độ thuần cao là do trên một đơn vị dung tích màu chỉ bão hịa một loại sắc tố, hay là chỉ bao gồm một sắc loại.
Một đơn vị màu có độ thuần khơng cao là do 2 tình huống: hoặc có sự pha trộn của 2 loại sắc tố trở lên hoặc chỉ có một loại sắc tố những lại khơng phủ kín bề mặt hay khơng bão hịa trên một nền dung tích màu.Ví dụ, đem một màu chấm thành những chấm hoặc vạch thành những vạch trên nền giấy màu khác. Màu và nền sẽ đan xen và làm giảm độ thuần.
1.2.9. Độ sáng, tối
Độ sáng, tối của màu được đánh giá bằng sự chênh lệch của màu đó so với màu trắng hoặc đen. Trong vịng màu cơ bản, mỗi màu có độ sáng tối khác nhau. Màu vàng sáng nhất. Cam sáng hơn đỏ. Chàm tối hơn lục…
Một màu nào đó, nếu được pha thêm màu trắng sẽ sáng lên, nếu pha thêm với màu đen sẽ tối đi. Ví dụ, đỏ kết hợp với đen và trắng cho ta các biến điệu của đỏ khác nhau. Vàng trộn với đen và trắng, cho ta các màu vàng với độ sáng, tối khác nhau.
Ta có thể đem màu đen pha thêm với một lượng màu trắng ngày càng gia tăng, để được dải màu xám. Dải màu này dùng làm thang sắc độ để đo độ sáng, tối của mọi màu
1.2.10. Độ rực (độ tươi, độ chói)
Độ rực chỉ cường độ kích thích của màu đối với mắt nhìn. Màu trong quang phổ mặt trời có độ kích thích mắt nhìn gần như nhau, cịn các màu nhân tạo thường khác nhau về độ chói. Những màu tương đối chói là màu đỏ, màu vàng. Những màu tương đối tươi là màu cam, lục. Những màu tương đối trầm là màu chàm, tím. Khi ta muốn có một màu tươi hơn thường phải thêm vàng, đỏ. Khi ta muốn có một màu sáng lên thường pha thêm trắng. Khi ta muốn một màu trầm xuống thường phải thêm chàm, đen.
Khi thu nhỏ diện tích một màu, nó dường như rực rỡ hơn. Bởi thế những viền lé khá màu trên các bộ trang phục nữ thường để nhỏ duyên hơn mà không kém phần bắt mắt.