SỰ HÌNH THÀNH ĐIỂM DU LỊCH

Một phần của tài liệu nghiên cứu về điều kiện phát triển du lịch của từng nướ (Trang 25 - 30)

4.1. Khái niệm

Điểm du lịch theo nhiều định nghĩa khác nhau tổng kết lại thì được hiểu là bất cứ điểm lớn hay nhỏ có tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên, nhân văn v.v…) và có hoạt động du lịch phát triển.

4.2. Phân loại điểm du lịch

Nhìn chung, các điểm du lịch có thể phân thành 4 nhóm chính là điểm du lịch thiên nhiên, điểm du lịch văn hoá, điểm du lịch đô thị và điểm đầu mối giao thông.

Điểm du lịch thiên nhiên gồm những điểm du lịch mà hoạt động của nó chủ yếu dựa vào việc khai thác giá trị các tài nguyên du lịch tự nhiên. Đối với những vùng có nguồn tài nguyên này người ta thường xây dựng cá trung tâm điều dưỡng và thể thao. Các trung tâm nghỉ dưỡng bao gồm các điểm nghỉ dưỡng được xây dựng trên các nguồn nước khoáng như Quang Hanh, Kim Bôi…, các điểm du lịch phát triển trong nền khí hậu núi và biển như Đà Lạt, Ba vì, Đồ Sơn…Một loại trung tâm nữa là các nhà nghỉ dưỡng hoạt động trên nguồn tài nguyên khác (chữa bệnh bằng hoa quả, bằng bùn…). Ví dụ: Hằng năm, khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà gần 100 nghìn lượt khách đến nghỉ ngơi, thư giãn (trong đó khoảng 45- 50% tắm bùn). Với khí hậu Nha Trang, khách có thể du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp tắm bùn khoáng nóng chữa bệnh, phục hồi sức khỏe.

Từ Sapa - Bắc Hà của Tây Bắc qua Tam Đảo, Ba Bể đến Hạ Long – Cát Bà ở Đông Bắc Việt nam xuống Ba Vì, Cúc Phương… đều có thể xây dựng và phát triển du lịch sinh thái với việc kết hợp các yếu tố tài nguyên tự nhiên và nhân văn trong các hoạt động du lịch đưa con người đến với cảnh quan khí hậu. Nguồn tài nguyên này cũng có thể kể đến các quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên như Pù

Mát, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã, Bà Nà, York Don, Cát Tiên, Dankia - Suối Vàng, U Minh, Côn Đảo…Hệ thống bãi biển, đảo kéo dài từ Trà Cổ đến Hà Tiên, từ Cô Tô đến Phú Quốc.

Nhóm 2 gồm những điểm du lịch phát triển các thể loại du lịch văn hoá (trung tâm lịch sử, trung tâm khoa học, trung tâm nghệ thuật, trung tâm tôn giáo…).Ví dụ: Các làng nghề truyền thống ở Hà Nội - sức hấp dẫn khách du lịch từ các giá trị văn hoá. Việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Hà Nội hiện cũng là một trong những cơ sở để phát triển các loại hình du lịch ở thủ đô. Lành nghề, phố nghề, sản phẩm thủ công truyền thống đang và còn được bảo lưu, phát triển dù xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì làng nghề truyền thống vẫn là bản sắc góp vào giá trị văn hoá, tinh hoa và tâm hồn dân tộc, cốt cách Thăng Long- Hà Nội nghìn năm.

Trung tâm lịch sử là những nơi vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống như kiến trúc nhà ở, các công trình tôn giáo tín ngưỡng và phong tục tập quán, lễ hội…Đọi Sơn là một ngọn núi đất cao 80m nổi lên giữa vùng đồng ruộng, làng mạc trù phú của xã Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam). Ở phía đông, dòng Châu Giang êm ả góp vào bức tranh làng thanh bình càng tạo cho Đọi Sơn vẻ uy nghi, độc đáo. Đọi Sơn, xét theo thế đất, các nhà địa lý xưa cho là nằm trong thế đất Rồng, đất sinh thành của bậc đế vương. Ở đây đã lưu truyền câu thơ:

“Đầu gối núi Đọi Chân dọi Tuần Vường Phát tích đế vương Lưu truyền vạn đại”.

Trung tâm khoa học: có nhiều cơ sở dạy học nổi tiếng như trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học, thư viện, viện bảo tàng v.v…Viện nghiên cứu Biển Nha Trang, Viện bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cũng rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Điểm du lịch dựa trên các sinh hoạt văn hoá là các địa phương có lối sống truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc. Tại những nơi này thường tổ chức các buổi hội vũ ca nhạc, dân gian, ba lê, khiêu vũ v.v… để thu hút khách. Sapa với chợ tình đầy bản sắc, Hương Sơn với mùa trẩy hội, Mai Châu với các vũ điệu dân tộc… là những hình ảnh mà du khách có được sau các chuyến đi.

Loại điểm du lịch nữa là điểm du lịch tôn giáo. Đây là những nơi nổi tiếng với những trung tâm tôn giáo của thế giới, quốc gia cũng như khu vực.

Nhóm các điểm du lịch đô thị gồm các điểm du lịch mà ở đó chủ yếu phát triển các loại hình du lịch lien quan đến các nhân tố kinh tế và chính trị. Đó là các đô thị, trung tâm kinh tế và chính trị của thế giới, quốc gia hay khu vực.

Nhóm thứ tư là các điểm du lịch đầu mối giao thông như nơi có ga xe lửa, cảng, sân bay, nơi giao cắt của các trục đường lớn thường trở thành nơi dừng chân tạm thời của du khách. Tại các đầu mối giao thông này có hệ thống cơ sở lưu trú đặc trưng nằm trong cơ cấu của ngành giao thông vận tải như khách sạn ga, cửa hàng ăn, chỗ vui chơi giải trí, cửa hàng lưu niệm, tạp hóa… của nhà ga.

4.3. Điều kiện và nhân tố hình thành điểm du lịch

Những điều kiện cần thiết phải thoả mãn để hình thành điểm du lịch:

- Phải có điều kiện tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, độc đáo và có sức hấp dẫn đối với du khách.

- Phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh cần thiết.

- Phải được xây dựng tốt, có lối đi lại thuận tiện và luôn được duy trì tốt. - Phải có cơ sở lưu trú như khách sạn, motel, nhà nghỉ, camping, bungalow. - Phải có cửa hàng và các quầy bán hàng, đặc biệt là hàng thực phẩm.

- Phải được trang bị đa dạng và đầy đủ như nơi tập luyện trang thiết bị y tế, nơi chơi thể thao, bể bơi v.v…

Thực tế, điểm du lịch được hình thành dưới tác động của ba nhóm nhân tố, những nhóm nhân tố đó quyết định vai trò và sự phát triển của điểm du lịch. Những nhân tố đó là:

- Nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của điểm du lịch. Bao gồm: vị trí địa lý, tìa nguyên du lịch, các nhân tố kinh tế, xã hội và chính trị.

- Nhân tố bảo đảm giao thông cho khách đến điểm du lịch. Bao gồm: những điều kiện đã và có khả năng xây dựng phát triển mạng lưới và phương tiện giao thông khác nhau.

- Những nhân tố liên quan đến việc bảo đảm cho khách lưu lại ở điểm du lịch. Đó là các cơ sở ăn uống, cơ sở lưu trú, các cơ sở phục vụ vui chơi, giải trí…

4.4. Xác định vị trí điểm du lịch

Ngày nay với sự phát triển mạnh các phương tiện giao thông công cộng, số các điểm du lịch mới xuất hiện ngày càng nhiều. Việc phát triển hệ thống và phương tiện giao thông vận tải làm tăng khả năng cơ động của nhiều khách du lịchcũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng số các điểm du lịch.

Trong điều kiện ngày nay, với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người ta có thể tạo ra những điều kiện nhân tạo thay thế phần nào cho tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu du lịch tại chỗ cho một số du khách không vượt qua được sức cản của hiệu ứng tâm lý.

Xác định vị trí điểm du lịch là chọn một địa phương mà ở đó có những điều kiện tài nguyên làm cho hoạt động kinh đoanh du lịch phát triển mạnh mẽ.

Sự hình thành điểm du lịch còn phụ thuộc vào nguồn lực lao động, địa tô hoặc không gian, khả năng tín dụng để đầu tư, thụ tục hành chính…

Ví dụ: Ba tỉnh Hà Nam , Nam Định và Ninh Bình nằm sát nhau bên hữu ngạn sông Hồng, châu thổ Bắc Bộ, gọi chung là vùng Hà Nam Ninh. Nhìn tổng quát, Hà Nam Ninh là vùng đất có cảnh quan đa dạng với núi rừng, đồng bằng và bờ biển, với con người qua bao thế hệ cùng bề dày truyền thống lịch sử vẻ vang là điều kiện rất quan trọng cho Hà Nam Ninh phát triển du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận: Du lịch chỉ có thể phát sinh và phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi nhất định. Trong các điều kiện đó có những điều kiện trực tiếp tác động đến việc hình thành nhu cầu du lịch và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, bên cạnh đó có những điều kiện mangg tính phổ biến nằm trong các mặt của đời sống xã hội và cũng có những điều kiện gắn liền với đặc điểm của từng khu vực địa lý. Tuy nhiên, tất cả các điều kiện này có quan hệ mật thiết với nhau, tác dộng qua lại với nhau tạo thành môi trường cho sự phát sinh, phát triển cho ngành công nghiệp không khói này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu về điều kiện phát triển du lịch của từng nướ (Trang 25 - 30)