Mối quan hệ trong nhóm và tập thể:

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị doanh nghiệp (Trang 36 - 37)

II. Những hiện tượng tâm lý trong nhóm và tập thể

1. Mối quan hệ trong nhóm và tập thể:

Vị trí của một cá nhân trong nhóm:

Một cá nhân có thể chiếm một trong năm vị trí sau trong nhóm hoặc tập thể tuỳ thuộc vào năng lực, phẩm chất đạo đức... của anh ta:

- Vị trí ngôi sao: là người được đa số các thành viên trong nhóm, tập thể yêu mến, tin cậy và thường tìm đến hỏi ý kiến khi gặp khó khăn. Đây thường cũng là thủ lĩnh nhóm.

- Vị trí được yêu mến: là người được đa số thành viên trong nhóm, tập thể yêu mến, tin cậy.

- Vị trí được thừa nhận: là người được các thành viên trong nhóm yêu mến, nhìn nhận sự có mặt và đóng góp của anh ta cho nhóm.

- Vị trí bị lãng quên: các thành viên trong nhóm, tập thể không quan tâm đến sự có mặt hay vắng mặt của anh ta trong nhóm.

- Vị trí bị ghét bỏ: là người bị các thành viên trong nhóm, tập thể cảm thấy khó chịu, không ưa.

Thủ lĩnh của nhóm là người nổi bật trong nhóm được các thành viên trong nhóm nghe theo một cách tự giác. Thủ lĩnh nổi lên bằng con đường tự phát do uy tín của cá nhân.

Mối quan hệ chính thức và không chính thức:

Mối quan hệ chính thức là mối quan hệ được pháp luật qui định, được xã hội thừa nhận và được ghi thành văn bản chính thức. Mối quan hệ này thường tạo nên hệ thống phòng, ban hành chính.

Mối quan hệ không chính thức là mối quan hệ có tính chất tâm lý riêng tư nảy sinh trong quá trình giao tiếp, tiếp xúc hàng ngày giữa các cá nhân không theo một qui định nào cả, nó mang đậm tính cảm xúc cá nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản trị doanh nghiệp (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)