VII. Giao diện đối với bên ngoài 1 Giao diện ứng dụng.
2. Giao diện người sử dụng.
Trong khi API cung cấp một phương thức thích hợp cho các ứng dụng sử dụng tài nguyên của hệ thống máy tính, giao diện người sử dụng ( UI – User Interface ) cung cấp cấu trúc cho tương tác giữa người sử dụng và máy tính. Trong thập kỉ trước, hầu hết sự
phát triển trong giao diện người sử dụng thuộc lĩnh vực giao diện người dùng đồ hoạ (GUI – Graphic User Interface ) với hai mẫu là Macintosh của Apple và Windows của Microsoft đã thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và chiếm phần lớn thị phần. Hệ điều hành Linux nguồn mở phổ biến cũng hỗ trợ cho giao diện người dùng đồ hoạ.
Có giao diện người dùng khác, một số là giao diện đồ hoạ và một số không phải giao diện đồ hoạ cho các hệ điều hành khác.
Ví dụ như hệ điều hành Unix có giao diện người dùng gọi là Shell có giao diện người dùng linh hoạt và mạnh hơn hệ điều
hành chuẩn với giao diện dựa trên văn bản . Các chương trình như Korn Shell và C Shell là những giao diện dựa trên văn bản có thêm các tính năng quan trọng nhưng mục đích chủ yếu của chúng là giúp người sử dụng dễ dàng vận dụng các chức năng của hệ điều hành. Cũng có giao diện đồ hoạ như X-Windows và Gnome giống máy tính sử dụng Windows và Macintosh
Cần nhớ rằng trong tất cả các ví dụ trên, giao diện người dùng là một chương trình hay là một số chương trình được xem là lớp ở phía trên hệ điều hành. Chức năng hệ điều hành- quản lý hệ thống máy tính- nằm trong nhân của hệ điều hành. Quản lí hiển thị ( Display manager ) là riêng biệt cho dù nó được gắn chặt vào phía dưới nhân. Mối quan hệ giữa nhân hệ điều hành và giao diện người dùng, tiện ích và phần mềm khác cho thấy sự khác biệt trong hệ điều hành hiện nay và sẽ còn khác biệt trong tương lai.
Tầm quan trong ngày càng lớn của mạng.
Đối với hệ thống máy tính để bàn, truy cập tới mạng LAN hay Internet đã trở thành một tính năng được kì vọng đến mức thật khó mà nhắc đến hệ điều hành mà không nhắc đến khả năng kết
nối của nó với các máy tính và máy chủ khác.Nhà phát triển hệ điều hành đã coi Internet là phương thức chuẩn để cung cấp bản cập nhật và sửa lỗi hệ điều hành quan trọng. Mặc dù có thể nhận những bản cập nhật này thông qua CD nhưng cách này ngày càng lạc hậu. Thực tế, một số hệ điều hành chỉ được cung cấp thông qua nhà phân phối trên Internet.
Hơn nữa, một quá trình gọi là NetBooting có dòng dữ liệu có khả năng chuyển hệ điều hành đang làm việc của Máy tính – Kernel chuẩn của khách hàng , giao diện người sử dụng và của tất cả những liên quan tới máy tính mà nó điều khiển . Điều này chỉ có thể thực hiện được đối với người sử dụng nhiều kinh nghiệm về nền tảng nhiều người sử dụng như Unix và với một bộ các ứng dụng chuyên dụng. NetBooting cho phép hệ điều hành của một máy tính được phục vụ thông qua kết nối mạng, bởi một máy tính từ xa được kết nối bất cứ nơi nào trong mạng. Một máy chủ NetBoot có thể đáp ứng hệ điều hành của một tá máy khách cùng một lúc và đối với người sử dụng ngồi trước mỗi máy khách giống như họ đang sử dụng hệ điều hành máy tính để bàn quen thuộc như Windows hay MacOS.
Một câu hỏi về tương lai của hệ điều hành xoay quanh khả năng phân phối khoa học các phần mềm để tạo ra hệ điều hành hữu dụng cho cả các tập đoàn và người tiêu dùng.
Hệ điều hành Linux được tạo ra và phân phối theo nguyên tắc nguồn mở có tác động quan trọng đến hệ điều hành nói chung. Hầu hết những hệ điều hành, những Driver và các chương trình tiện ích được viết ra bởi các tổ chức thương mại phân phối phiên bản có thể thực hiện được của phần mềm của họ- phiên bản không thể nghiên cứu và chỉnh sửa.
Nguồn mở yêu cầu việc phân phối nguồn tài liệu có thể nghiên cứu, sửa đổi và xây dựng và kết quả được phân phối miễn phí. Trong thế giới máy tính để bàn, điều này sẽ dẫn đến sự phát
triển và sự phân phối các ứng dụng có ích và miễn phí như chương trình xử lý hình ảnh GIMP và máy chủ web phổ biến Apache. Trong thế giới thiết bị người tiêu dùng việc sử dụng Linux đã mở đường cho người sử dụng cá nhân có quyền kiểm soát hoạt động thiết bị theo cách riêng của họ.