Biện pháp và đề xuất bảo tồnvà phát triển tài nguyên biển: 4.1 Bảo tồn đa dạng sinh học biển:

Một phần của tài liệu Tài nguyên biển đối với sự phát triển kinh tế (Trang 25 - 30)

4.1. Bảo tồn đa dạng sinh học biển:

Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên biển. Tốc độ khai thác đánh bắt thủy hải sản phải nhỏ hơn tốc độ tái tạo, không đánh bắt trái vụ, đánh vào mùa cá đẻ, không sử dụng lưới mắt nhỏ, các ngư lưới có tính chất hủy diệt: đánh mìn, dùng hóa chất... sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển, cạn kiệt nguồn tài nguyên biển.

Phân vùng chức năng biển và ven biển, quản lý tổng hợp các hoạt dộng khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển, thành lập hệ thống các khu bảo tồn biển và ven biển, phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của thiên tai ven biển. Trước tiên, cần quy hoạch lại vùng nuôi trồng hải sản ven bờ biển, áp dụng các phương thức khai thác, nuôi trồng theo hướng an toàn sinh thái.Bảo vệ các khu rừng ngập mặn có giá trị sinh thái cao dọc theo dải bờ biển, bảo vệ các đầm phá, bãi triều, các rạn san hô...

Kiểm soát, ngăn chặn triệt để việc buôn bán các sinh vật biển quý hiếm, có nguy cơ tiệt chủng cao như vooc đầu trắng, san hô. Loại bỏ các phương thức khai thác hủy diệt đặc biệt là khai thác thủy sản.

4.2. Bảo vệ hữu hiệu môi trường biển:

Ứng dụng nghiên cứu khoa học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, trong xử lý chất thải để giảm lượng chất thải độc hại vào môi trường nói chung và vào biển nói riêng ( hầu hết các loại chất thải đều được đổ ra biển).

Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ đất liền, các chất thải phải qua xử lý đạt tieu chuẩn môi trường mới được thải ra biển bởi biển tuy rộng lớn bao la nhưng nếu thải tràn lan và mức các chất thải độc hại thì biển cũng không thể điều hòa hết được và hậu quả là biển bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới sự sống trong lòng đại dương.

Phát hiện kịp thời và ngăn chặn các nguồn ô nhiễm trên biển:

+ Sử dụng phao quây dầu bị rò rỉ từ các tàu thuyền tại các bến cảng.

+ Áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác dầu và trong giao thông vận tải đường biển tránh tình trạng bị rò rỉ gây ô nhiễm biển.

4.3. Các giải pháp phát triển kinh tế biển:

4.3.1. Phát triển mạnh giao thông vận tải biển để đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa: nhập khẩu hàng hóa:

+ Phát triển kết cấu hạ tầng biển trên cơ sở đầu tư nâng cấp các cụm cảng, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu.

+ Mở rộng và nâng cấp hệ thống cảng biển quốc gia, nhằm tạo ra cơ hội mở cửa và hội nhập quốc tế.

+ Nâng cấp và từng bước hiện đại hóa hệ thống cảng cũ theo quan điểm xây dựng các “cụm cảng” nhằm tận dụng tối đa tài nguyên của khu vực lãnh thổ, xóa bỏ ranh giới trong phát triển kinh tế dựa vào tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và tạo điều kiện cho nhau về mặt chức năng phát triển, tránh trùng lặp trong đầu tư phát triển.

+ Phát triển đội tàu biển quốc gia mạnh và hiện đại, tham gia tích cực vào thị trường thế giới.

+ Hợp tác nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế. + Đầu tư cải tạo các cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu biển để có đủ năng lực sửa chữa các loại tàu biển khác nhau.

+ Đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở vât chất kỹ thuật cho việc quản lý và điều hành các hoạt động hàng hải quốc gia. Bao gồm hệ thống radda, đèn biển, phao tiêu, cứu hộ, hệ thống thông tin liên lạc giữa các tuyến và kỹ thuật ứng cứu sự cố môi trường biển.

4.3.2. Tập trung phát triển du lịch đảo và du lịch ven biển:

+ Phát triển du lịch biển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhiều khu vực biển nước ta có các bãi biển khá bằng phẳng, nước biển trong, sóng gió vừa phải, không có chỗ nước xoáy. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên biển – đảo, hang động ngầm, cảnh quan ngầm của các rạn san hô...đã tạo ra nhiều lợi thế cho ngành du lịch, trong đó tập trung phát triển các loại hình du lịch biển mới lạ như: lướt ván, lặn ngầm,kinh khí cầu, du lịch sinh thái...

+ Đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch biển.

+ Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, năng lực quản lý hoạt động phát triển du lịch biển đảo gắn liền với bảo tồn phát huy di sản văn hóa và bảo vệ tài nguyên môi trường nói riêng và phát triển du lịch nói chung.

4.3.3. Tăng cường khai thác năng lượng, khoáng sản, thủy sản biển:

+ Cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp ven biển, trước hết là dầu mỏ, khí đốt, than, quặng kim loại...

+ Phát triển kinh tế thủy sản bảo đảm và cải thiện kế sinh nhai cho dân cư sống ở vùng ven biển và đảo.

+ Mở rộng thêm diện tích những nơi thuận lợi nhất cho nghề muối.Đẩy mạnh sản xuất muối biển trên cơ sở thâm canh, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất các đồng muối hiện có.

PHẦN KẾT LUẬN

Việt Nam là một nước có đường bờ biển kéo dài trên 13 độ vĩ tuyến án ngữ gần như toàn bộ bờ phía tây của Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cả trong khối nước, trên đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển bao gồm tài nguyên sinh, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng và các tài nguyên đặc biệt khác. Ngoài ra biển còn là cửa ngõ giao lưu với thế giới, tạo điều kiện cho công tác xuất nhập khẩu hành hóa thuận lợi với chi phí thấp. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay thì biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Do đó phát triển kinh tế biển là một trong những chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Do Việt Nam là nước đang trên đường hội nhập với thế giới bên ngoài, vì vậy đối với biển chúng ta cần nghiên cứu và đưa ra một đường lối hợp tác hữu hiệu

với các quốc gia nhằm phục vụ cho việc khai thác các tiềm năng biển, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác và sử dụng sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến môi trường và đời sống xã hội. Vì vậy để đạt được sự phát triển bền vững ta cần phải sử dụng và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lý và bảo vệ môi trường, sinh thái xung quanh ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Hải dương học biển Đông” (Lê Đức Tố - ĐHQGHN) 2. Giáo trình “Luật biển quốc tế”

3. Giáo trình “Địa lý kinh tế Việt Nam” (NXB Nông nghiệp – 2005)

4. Giáo trình “Dự báo thủy văn biển” (Phạm Văn Huấn - NXB ĐHQGHN - 2002) 5. “Phát triển đồng quản lý tài nguyên dùng chung ven biển miền Trung Việt Nam” (PGS.TS Trương Văn Tuyển, TS Lê Thị Hoa Sen - NXB nông nghiệp 2010) 6. Một số website:

http://www.monre.gov.vn/

http://www.khoahoc.com.vn/ http://www.seahomeship.com/ http://www.dulichviet.com.vn/

Một phần của tài liệu Tài nguyên biển đối với sự phát triển kinh tế (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w