Kim ngạch trao đổi thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc giai đoạn 1992 đến nay (Trang 33 - 38)

2.1. TRAO ĐỔI HÀNG HOÁ VIỆT NAM – HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY

2.1.1.1. Kim ngạch trao đổi thương mại

Quan hệ thƣơng mại Việt Nam và Hàn Quốc đƣợc bắt đầu từ năm 1983 và đƣợc phát triển rất mạnh sau năm 1992, khi hai nƣớc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó đến nay, quan hệ ngoại thƣơng giữa hai nƣớc ngày càng phát triển. Tổng giá trị mậu dịch hai chiều của Việt Nam với Hàn Quốc hàng năm luôn tăng so với năm trƣớc với tốc độ tăng trung bình hàng năm đạt 18,4% trong giai đoạn 1992-2006. Trong khoảng thời gian này chỉ có 2 năm 1997 và 1998, kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa hai nƣớc giảm chút ít một phần do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực. Tính đến năm 2006, tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều của Việt Nam với Hàn Quốc đạt hơn 5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt trên 700 triệu USD và Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc hơn 4 tỷ USD, với thâm hụt mậu dịch là hơn 3 tỷ USD. Qua các số liệu thống kê có thể nhận thấy rõ một đặc điểm đặc trƣng nhất trong quan hệ thƣơng mại song phƣơng giữa hai nƣớc là kim ngạch trao đổi đƣợc gia tăng liên tục và Việt Nam ln ở trong tình trạng nhập siêu.

Hiện Hàn Quốc đứng thứ 6 trong số các bạn hàng có kim ngạch bn bán lớn nhất với Việt Nam sau Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và Mỹ. Tuy vậy, từ các số liệu trong Bảng 2.1 có thể thấy rằng mức gia tăng kim ngạch trao đổi, bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu, trong giai đoạn trên là không đồng đều. Trừ một năm có mức tăng trƣởng âm và một năm ở mức một con số, đa số các năm còn lại ở mức 10-20%, riêng năm 1994 và 1995, tốc độ tăng trƣởng cao hơn hẳn, tƣơng ứng ở mức 40,3% và 84,1%. Một trong những nguyên nhân tạo nên sự gia tăng này là dòng FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam tăng mạnh trong

những năm 1993-1996, kéo theo sự gia tăng nhập khẩu máy móc và thiết bị, cũng nhƣ các đầu vào khác phục vụ cho các cơ sở đƣợc đầu tƣ.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 1992-2006

Đơn vị: triệu USD, %

Cán cân thƣơng mại Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Dựa trên các số liệu trong Bảng 2.1, có thể nhận thấy một đặc điểm nữa trong buôn bán hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc. Đó là tốc độ tăng trƣởng của kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu tƣơng đối cân bằng trong giai đoạn 1993-2006,

tức là từ khi hai nƣớc bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao cho tới nay. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 là hơn 700 triệu USD, gấp

7,8 lần kim ngạch xuất khẩu năm 1993. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2006 là 4,1 tỷ USD, gấp 5,63 lần kim ngạch nhập khẩu năm 1993. Đây là một điểm khác so với giai đoạn 1983-1992. Khi đó, tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn bị nhập siêu trong quan hệ buôn bán với Hàn Quốc và mức nhập siêu vẫn luôn gia tăng - từ 379 triệu USD năm 1993 lên gần 1,2 tỷ USD năm 1998 và 3,1 tỷ USD năm 2006, tƣơng ứng chiếm 41,7%, 56,1% và 42% tổng thâm hụt của cả nƣớc.

Để có đƣợc những đánh giá về vai trị và vị trí của trao đổi thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hàn Quốc đối với mỗi nƣớc, cần so sánh thực trạng quan hệ này với một số bạn hàng khác của Hàn Quốc, trƣớc hết là với các nƣớc ASEAN. Khi so sánh với các nƣớc ASEAN khác, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn còn rất khiêm tốn. Về xuất khẩu, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 700 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nƣớc ASEAN sang thị trƣờng này, đứng thứ 6 trong số 10 nƣớc ASEAN (Bảng 2.2). Xét về tốc độ tăng trƣởng của xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 15 năm qua, Việt Nam đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Philíppin. Trong khi đó, cũng trong năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Indonesia sang Hàn Quốc đạt 5,2 tỷ USD, đứng thứ 9, của Malaysia - đạt 4,2 tỷ USD, đứng thứ 10, Singapore - đạt 4,1 tỷ USD, đứng thứ 11, Philíppin - đạt 1,96 tỷ USD, đứng thứ 20; Thái Lan - đạt 1,9 tỷ USD, đứng thứ 21 trong tổng số các nƣớc tham gia xuất khẩu vào Hàn Quốc.

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của các nƣớc ASEAN sang Hàn Quốc Nƣớc Indonesia Malaysia Singapore Philippin Thái Lan

Việt Nam Brunei Myanmar Campuchia Lào Tổng cộng:

Nguồn: Korea International Trade Association (www.kita.org)

Về nhập khẩu, năm 2006, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 4,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 15,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của các nƣớc ASEAN từ Hàn Quốc, đứng thứ 5 trong số 10 nƣớc ASEAN. Về tốc độ tăng trƣởng của nhập khẩu từ Hàn Quốc, trong giai đoạn 1993-2006, Việt Nam đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar, do Myanmar có kim ngạch nhập khẩu nhỏ nên tốc độ tăng trƣởng nhanh hơn. Các số liệu ở Bảng 2.3 cho thấy rằng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2003 bằng khoảng 50% kim ngạch nhập khẩu của Singapore, thấp hơn một chút so với kim ngạch nhập khẩu của Malayxia và Indonexia và ngang bằng với mức nhập khẩu của Thái Lan và Philippin. Thực tế đó chứng tỏ Việt Nam là một trong những thị trƣờng nhập khẩu quan trọng của Hàn Quốc.

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của các nƣớc ASEAN từ Hàn Quốc Nƣớc Singapore Malaysia Indonesia Philíppin Việt Nam Thái Lan Myanmar Campuchia Brunei

Lào

Tổng cộng

Nguồn: Korea International Trade Association (www.kita.org)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quan hệ kinh tế việt nam hàn quốc giai đoạn 1992 đến nay (Trang 33 - 38)