0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Nạp mực máy in laser 1020

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VỀ LẮP RÁP, CÀI ĐẶT MÁY TÍNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH TRÀ VINH (Trang 37 -38 )

Nạp lại mực cho máy in Laser có thể nói không khó nhưng cũng không dễ mình cần có một số kiến thức về cấu tạo và hoạt động của máy in laser.

Trong hộp mực (cartridge) máy in Hp 1020 (12A) có các thành phần cơ bản: Phôi, Drum, Thanhtừ, Gạt, Trục sạc, … Một khi các thành phần này hư, phải thay mới

Bước 1: Chuẩn bị

Bạn chuẩn bị 01cây vít nhỏ đầu dẹp + 01tròn + 01vít lớn tròn dài để mở ốc + 01kìm nhọn.

Bước 2: Tháo bình mực

Khi bắt đầu lấy hộp mực ra để nạp lại bạn nên quan sát thật kỹ cấu tạo của hộp mực. Điều này cực kỳ quan trọng vì nó hạn chế việc sau này mình lắp vào còn dư phụ tùng lại bên ngoài. Lấy mực ra phía bên tay phải của bạn (đầu có nhiều nhông) sẽ có 02 ốc vít, mình mở lấy ốc ra nhé. sau đó chuyển sang phía bên tay trái lấy lò xo dài gắn kết giữa 2 phần Drum và mực ra, rồi mình đưa tay xuống bên dưới tách nhẹ 2 phần này ra.

Bên phía đầu nhông bạn lấy tay đẩy nhẹ Drum và lấy ra bên ngoài, dùng vít dẹp nhỏ ấn xuống lấy trục cao su ra bên ngoài, tiếp theo bạn dùng vít nhỏ tròn đẩy lần lượt 2 chốt sắc ra. Sau khi tách rời 2 bộ phận Drm + Mực ra bạn phải vệ sinh các thanh phần.

Bước 3: Nạp mực mới vào.

Ngoài ra nếu hộp mực đã nạp nhiều lần, cần kiểm tra drum, gạt, thanh từ, trục sạc có hỏng chưa, nếu hỏng phải thay mới.

Mặt khác bạn phải vệ sinh drum thật sạch mới hết lem. Mực nạp vào cũng phải loại thích hợp với HP 1020.

Phần 3

KẾT LUẬN

1. Tự nhận xét, đánh giá

Trong một thời gian dài học tập tại trường và sau quá trình được nhà trường giới thiệu vào thực tập tại Trung tâm thiết bị văn phòng Hải Ngân, tuy gặp nhiều khó khăn trong công việc được giao nhưng em đã cố gắng vượt qua và đã đạt một số kết quả nhất định. Bản thân đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình lắp ráp, cài đặt và sửa chữa máy tính như: tính cẩn thận trong công việc, có tinh thần tự học hỏi, chuẩn đoán bệnh phải chính xác, đưa ra cách giải quyết hợp lý, hiểu rõ các thông số của từng thiết bị để tránh gây xung đột và làm mất an toàn cho thiết bị và có thể ảnh hưởng đến tính mạng nữa.

2. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 2.1. Kết luận

Trước khi bước vào thực tập em cảm thấy mình còn rất nhiều yếu kém trong công việc chuyên môn nhưng nhờ qua chuyến thực tập này em đã học hỏi được rất nhiều điều từ các anh chị và đặc biệt là Giám đốc Đỗ Văn Hưỡng như: biết được các dấu hiệu bệnh, cài đặt các phần mềm, gost win7, lắp ráp máy tính. Em cũng học hỏi đươc rất nhiều điều về cách giao tiếp ứng xử trong công việc, qua chuy ến th ực t ập n ày em thấy tự tin trong công việc hơn.

2.2. Kiến nghị

Tăng số lượng các tiết học thực hành về môn “Cài đặt và xử lý sự cố máy tính” để chúng em có thể tự tin vào khả năng của mình.

Tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập thực tế dài hơn để sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho công việc sau khi tốt nghiệp.

Em mong rằng vào những khóa học sắp tới mỗi học sinh của trường sẽ được quan tâm và giúp đỡ hơn nữa để có thể đạt được những thành tựu hơn nữa.

Cuối cùng, em xin được chân thành gửi tới thầy, cô giáo những lời chúc tốt đẹp nhất.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VỀ LẮP RÁP, CÀI ĐẶT MÁY TÍNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH TRÀ VINH (Trang 37 -38 )

×