Giáo viên gọi đại diện của các nhóm khác bổ sung.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua tiết học lịch sử địa phương lớp 10 chương trình cơ bản THPT (Trang 25 - 30)

Giáo viên kết luận và nhấn mạnh: Những việc làm mà các bạn học sinh

ở nhóm 3 đã nêu ra để giữ gìn và bảo vệ di tích Thành Nhà Hồ là rất cần thiết đối với mỗi người. Tuy nhiên trong buổi học ngoại khóa hơm nay, nếu cơ cho

các em mỗi bạn một điều ước làm một việc cụ thể với tư cách là những chủ nhân tương lai trên chính q hương Vĩnh Lộc để góp phần vào việc bảo vệ và phát triển di tích Thành Nhà Hồ thì các em sẽ làm gì?

Sau khi giáo viên đưa ra câu hỏi này, dành thời gian 5 phút cho học sinh suy nghĩ và viết vào giấy. Kết quả thu được rất khả quan: Giáo viên lựa chọn một số học sinh tiêu biểu lên trình bày điều ước của mình: Bạn muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch về làm việc tại Vĩnh Lộc để giới thiệu về di tích Thành Nhà Hồ cho khách thăm quan. Có bạn lại muốn sau này mình trở thành một kiến trúc sư giỏi để nghiên cứu về kiến trúc Thành Nhà Hồ. Và ngạc nhiên hơn cũng có bạn chỉ mơ ước rất giản dị là sau này được làm một người bảo vệ khu di tích….Bản thân tơi là giáo viên tơi nhận thấy rất rõ dù các em ước gì cho ngày mai thì tất cả những điều ước đó rất có ý nghĩa, nó đã thể hiện được ý thức của các em (Những chủ nhân tương lai của đất nước) về việc giữ gìn và phát triển di sản thành nhà Hồ.

Bước 4: Sau đó giáo viên đưa ra một số bài tập trắc nghiệm( Phần phụ

lục 1)

18

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

Đối với hoạt động giáo dục

Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài với học sinh lớp từ 10B2 và 10B4 tại trường THPT Vĩnh Lộc, cách thức cụ thể sau:

Đối với lớp 10B2: tôi áp dụng đề tài nghiên cứu vào giảng dạy. Tổ chức cho học sinh học tập trải nghiệm tại khu di tích Thành Nhà Hồ.

Đối với lớp 10B4: tôi không áp dụng, tổ chức dạy học theo hướng truyền thống tại phịng học.

Qua các hình thức kiểm tra kiến thức của bài học, bản thân tôi thu được kết quả so sánh như sau:

Các mức độ học tập

Hứng thú học tập bộ môn Khả năng ghi nhớ sự kiện, nhân vật.

Khả năng làm bài, phân tích sự kiên

Mục tiêu giáo dục tình cảm

Cũng qua quá trình thực hiện, kết quả đáng mừng là số học sinh lớp 10B2 có hứng thú học tập bộ môn tăng, chất lượng môn học cũng thay đổi rõ rệt. Nhiều em say mê và tích cực học tập bộ môn.

Đối với bản thân.

Với việc áp dụng đề tài vào giảng dạy, giờ học ở các lớp thực nghiệm bản thân tôi thấy rất nhẹ nhàng và phấn khởi. Cịn ở lớp khơng thực nghiệm thì giờ dạy khơ khan và có phần nặng nề đối với cơ và trị.

Đối với đồng nghiệp.

Khi đồng nghiệp dự giờ ở các lớp thực nghiệm đã đánh giá rất cao hiệu quả của tiết học và áp dụng cho các lớp mình giảng dạy.

Đối với nhà trường.

Giáo viên giảng dạy đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện rất lớn từ Ban giám hiệu, tổ chun mơn, Ban chấp hành Đồn trường, giáo viên chủ nhiệm để buổi học trải nghiệm thành công tốt đẹp.

3.Kết luận, kiến nghị. 3.1. Kết luận.

19

Sau khi áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy, tôi đã rút ra được “một số

kinh nghiệm nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua tiết học lịch sử địa phương lớp 10 chương trình cơ bản THPT”

Thứ nhất: giáo viên nên lên kế hoạch cụ thể cho một buổi học trải

nghiệm: thời gian, địa điểm tổ chức, tập trung học sinh,… Kế hoạch phải thông qua tổ chuyên môn và được Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt.

Thứ hai: cần có đủ điều kiện và phương tiện giảng dạy với trang thiết bị

hiện đại như phương tiện nghe nhìn, học cụ, thư viện với đầy đủ tài liệu,…

Thứ ba: qui mô lớp học phải hợp lý, không q đơng học sinh, đảm bảo

để giáo viên có thể quán xuyến, theo dõi, hỗ trợ học sinh một cách tốt nhất.

Thứ tư : cần có sự thay đổi của giáo viên. bản thân mỗi giáo viên phải

thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, có vốn hiểu biết và kỹ năng giải quyết các thắc mắc của học sinh trong quá trình học tập thực tế.

Thứ năm: giáo viên phải chuẩn bị chu đáo kế hoạch học tập: giao nhiệm

vụ cụ thể cho học sinh chuẩn bị trước theo từng nhóm cơng việc để buổi học trải nghiệm đạt kết quả cao nhất.

Kết quả thu được từ hoạt động trải nghiệm tại Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ là hết sức khả quan. Qua buổi học trải nghiệm, học sinh có hiểu biết rõ hơn về cơng trình kiến trúc thành đá độc đáo nhất Việt Nam, một cơng trình khơng chỉ là niềm tự hào của người dân Vĩnh Lộc, Thanh Hóa nói riêng mà cịn là niềm tự hào của người dân cả nước Việt Nam.

Bản thân tơi tin rằng, những gì mà học sinh tiếp thu được qua buổi học trải nghiệm sẽ là hành trang bổ ích cho các em trong tương lai.

Trước khi áp dụng đề tài này, tôi đã khảo sát 2 lớp học sinh khối 10 về chất lượng của các em thông qua kết quả học tập mà tôi thu được sau khi tiến hành hai phương pháp khác nhau khi dạy cùng một vấn đề.

Lớp 10A4: Tôi áp dụng phương pháp dạy tiết lịch sử địa phương tại phòng học ( theo phương pháp dạy- học truyền thống).

Lớp 10A2: Cùng vấn đề nêu trên nhưng tôi áp dụng phương pháp: Yêu cầu học sinh chuẩn bị, tìm hiểu trước các nội dung mà giáo viên yêu cầu, sau đó tổ chức hoạt động trải nghiệm học tập tại khu di tích Thành Nhà Hồ. Tơi thấy học sinh rất hứng thú, kết quả thu được rất khả quan.

Qua kiểm tra cho thấy mức độ hiểu bài và lĩnh hội kiến thức ở hai lớp có sự khác nhau rõ rệt. Kết quả cụ thể như sau:

Lớp 10A2 10A4

Bảng thống kê trên cho thấy chất lượng khá, giỏi lớp 10A2 cao hơn so với lớp 10A4. Điều đó chứng tỏ rằng việc giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp là rất quan trọng.

Thơng qua buổi học trải nghiệm trên, học sinh học tập rất hào hứng, tích cực và chủ động. Qua những kiến thức thực tế (Các di tích lịch sử ở địa phương

20

mình) học sinh nhận thức được tầm quan trọng của các di tích đồng thời thấy được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát triển các di tích trên quê hương huyện Vĩnh Lộc.

3.2. Kiến nghị.

Trong quá trình giảng dạy mơn lịch sử nói riêng, chương trình Trung học phổ thơng nói chung việc tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm tại khu di tích lịch sử là rất quan trọng, cần thiết và cấp bách. Thông qua buổi trải nghiệm giúp các em có những hiểu biết sâu sắc và tồn diện về các di tích lịch sử ngay trên chính q hương mình, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của các di tích lịch sử, thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát triển các di tích đó. Giúp các em biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, tuyên truyền cho mọi người cùng có những hành động bảo vệ di tích lịch sử.

Tuy nhiên trong khi nghiên cứu đề tài và áp dụng thực tiễn, bản thân tơi xin có một số kiến nghị và đề xuất sau:

- Bộ giáo dục và đào tạo nên nghiên cứu biên soạn một số chuyên đề tự chọn sát thực với tình hình lịch sử Việt Nam hiện nay để làm tài liệu cho giáo viên giảng dạy.

- Cần tăng thêm số tiết cho phần lịch sử địa phương vì có như thế thì giáo viên mới có điều kiện tổ chức các buổi hoạt động trải nghiệm có hiệu quả.

- Tổ chức cho giáo viên tham gia học tập nhiều chuyên đề về lịch sử địa phương Thanh Hóa để giáo viên có điều kiện tìm hiểu sâu hơn hoặc được mở rộng hơn.

- Ở các trường mang tên các nhân vật lịch sử như: Trung học phổ thông Lê Văn Hưu, Hoàng Hoa Thám, Lê Lợi,……giáo viên bộ mơn lịc kết hợp với Đồn thanh niên tổ chức cho học sinh trường mình tìm hiểu về những nhân vật lịch sử đó.

- Hằng năm các nhà trường nên tổ chức hội thi tìm hiểu về các di tích trên địa bàn của huyện mình để từ đó giáo dục cho các em ý thức trong việc giữ gìn và phát triển các di tích.

- Nhà trường và chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức các buổi học tập trải nghiệm có hiệu quả.

Với những đề xuất thiết tha như trên, tôi hy vọng rằng nếu được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học thì việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử tất yếu sẽ có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Trên đây là “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng trong việc tổ

chức hoạt động trải nghiệm thông qua tiết học lịch sử địa phương lớp 10 chương trình cơ bản THPT”. Trong quá trình thực hiện chắc chắn cịn nhiều

thiếu sót, mong được sự góp ý, chỉ bảo của các chuyên viên, thầy cô giàu kinh nghiệm và các đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

21

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ Vĩnh Lộc, ngày 26 tháng 04 năm 2021. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

Người viết: Trần Minh Hường

* Bài tập 1: Thành Nhà Hồ được xây dựng trên địa phận của mấy xã

thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa? Kể tên các xã?

Đáp án: Thành Nhà Hồ được xây dựng trên địa phận của 2 xã Vĩnh Long

và Vĩnh Tiến thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

* Bài tập 2: Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm nào? Do ai chỉ huy

xây dựng?

Đáp án: Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397, người trực tiếp tổ

chức và điều hành công việc kiến tạo là Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép Mẫn).

* Bài tập 3: Kể các tên gọi khác của Thành Nhà Hồ?

Đáp án: Thành Nhà Hồ (hay cịn gọi là thành Tây Đơ, thành An Tơn,

thành Tây Kinh hay thành Tây Giai).

* Bài tập 4: Thành Nhà Hồ được cơng nhận là Di sản văn hóa thế giới vào thời gian nào?

Đáp án: Vào hồi 13h (giờ địa phương) tức 18h (giờ Việt Nam) ngày

27/6/2011, Uỷ ban Di sản thế giới tại kỳ họp thứ 35 được tổ chức tại Paris (Cộng hồ Pháp) đã chính thức cơng nhận Thành Nhà Hồ trở thành Di sản Văn hoá Thế giới.

* Bài tập 5: Trong các hành vi sau: - Đập phá các di tích lịch sử.

- Di chuyển cổ vật và bảo vật quốc gia bất hợp pháp. - Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm. - Vứt rác bừa bãi xung quanh khu di tích.

- Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh. - Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử.

- Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp hạng. - Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di tích lịch sử.

Theo em những hành vi nào là góp phần bảo vệ các di tích lịch sử?

22

23

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua tiết học lịch sử địa phương lớp 10 chương trình cơ bản THPT (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w