Mối quan hệ tác động qua lại giữa CSTK và CSTT trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Chuyên đề chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường (Trang 26 - 28)

3. PHỐI HỢP ĐỒNG BỘ CSTK VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU TIẾT KINH TẾ VĨ MÔ

3.2 Mối quan hệ tác động qua lại giữa CSTK và CSTT trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô

hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Mặc dù mỗi chính sách dù là CSTK hay CSTT đều sử dụng hệ thống các công cụ khác nhau: CSTK sử dụng công cụ thuế, chi tiêu ngân sách và vay nợ chính phủ; CSTT sử dụng hệ thống công cụ gián tiếp dựa trên cơ sở thị trường nhưng cuối cùng cả hai chính sách đều nhằm đạt được các mục tiêu vĩ mô như sau:

- Tăng trưởng kinh tế - Lạm phát ổn định - Việc làm và thu nhập

Có thể nói giữa CSTK và CSTT có mối quan hệ gắn bó với nhau. Để đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế thì hai chính sách này không thể tách rời nhau, bởi vì, nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô sẽ không thể thực hiện được khi mà không sự kết hợp điều chỉnh của hai chính sách này.

4). Tác động của CSTK đến CSTT

Việc điều hành CSTK cũng có ảnh hưởng đến mục tiêu của CSTT. Chẳng hạn, CSTK nới lỏng (hay thắt chặt) gắn liền với tăng (giảm) thâm hụt ngân sách, trong đó phương thức tài trợ thâm hụt ngân sách sẽ tác động đến việc thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ của CSTT. Khi xuất hiện thâm hụt NSNN, chính phủ có thể sử dụng các phương thức bù đắp như sau:

- Phát hành tiền hoặc vay NHTW.

- Vay từ dân cư và các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác bằng việc phát hành các chứng khoán nợ (tín phiếu, trái phiếu công trình, công trái giáo dục và các loại trái phiếu có mục đích khác).

- Vay nợ nước ngoài.

Nếu thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng cách phát hành tiền thì sẽ gây ra lạm phát. Nếu thâm hụt được tài trợ bằng vốn vay từ các ngân hàng thương mại mà NHTW không điều tiết thêm tiền cung ứng cho nhu cầu vốn tín dụng của các NHTM thì các NHTM sẽ buộc phải hạn chế cho vay đối với khu vực tư nhân. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân, qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

27

Trường hợp Chính phủ vay từ NHTM và NHTW hỗ trợ cung ứng thêm tiền cho các NHTM thì tác động cũng tương tự như việc Chính phủ vay trực tiếp từ NHTW (tương tự phát hành tiền).

Nếu Chính phủ tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu, dù bán cho công chúng hay bán cho các tổ chức tín dụng, đều có tác động đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng và cuối cùng sẽ hạn chế khả năng cung ứng vốn tín dụng của ngân hàng. Việc Chính phủ vay từ hệ thống ngân hàng hay khu vực phi ngân hàng để tài trợ thâm hụt ngân sách cũng làm giảm nhu cầu đầu tư tư nhân thông qua việc hạn chế lượng vốn tín dụng hoặc qua việc tăng lãi suất. Trường hợp tài trợ bằng nguồn vay nước ngoài cũng có tác động nhất định đến việc thực hiện mục tiêu ổn định cán cân thanh toán...

Ngoài ra, CSTK nới lỏng sẽ đi liền với tăng chi tiêu Chính phủ, tác động mạnh đến tổng cầu. Trường hợp cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến áp lực tăng giá cả trong nước, hoặc làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu và tăng giá hàng nhập khẩu.

Do vậy, trong điều hành CSTT cần luôn quan tâm xem xét các diễn biến CSTK để đảm bảo có sự nhất quán giữa CSTT và CSTK.

5). Tác động của CSTT đến CSTK

Hiệu quả của CSTK ở một chừng mực nhất định cũng phụ thuộc vào việc kết quả điều hành CSTT. Chẳng hạn, khi thực hiện CSTT mở rộng sẽ làm giảm giá vay nợ chính phủ do giảm áp lực của lãi suất. Tuy vậy điều này có thể dẫn tới cơ hội tăng mức bội chi ngân sách và lạm phát, lãi suất danh nghĩa tăng lên, người đầu tư chịu đựng rủi ro lợi vốn và vì thế yêu cầu mức lãi suất tăng thêm nhằm bù đắp rủi ro. Giá nợ tăng, đến lượt nó, hạn chế mức bội chi. Ngược lại, một CSTT thắt chặt sẽ làm tăng giá các khoản nợ chính phủ, tâm lý lo sợ rủi ro lợi vốn sẽ gây sức ép làm tăng lãi suất thị trường và cuối cùng ảnh hưởng tới tổng cầu, ảnh hưởng tới mức tăng trưởng và một mức bội chi tăng thêm trong tương lai.

Tuy nhiên, quá trình này nếu diễn ra trong điều kiện có sự phối hợp với một CSTK hợp lý thì những động thái của CSTT sẽ không dẫn tới kỳ vọng rủi ro lợi vốn và vì thế mặt bằng lãi suất không bị ảnh hưởng bởi phản ứng dây chuyền của người đầu tư, TTTC nội địa ổn định.

Như vậy, thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa CSTT và CSTK có thể kéo theo sự thiếu ổn định tài chính mà biểu hiện là những dao động mạnh của lãi suất, tỷ giá, mức lạm phát và vì thế mà phá huỷ nền tảng của tăng trưởng kinh tế.

Từ những phân tích đó có thể kết luận rằng, việc kết hợp giữa CSTK và CSTT là hết sức quan trọng để đảm bảo các chính sách được đưa ra đồng bộ, góp phần thực hiện được các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

28

Một phần của tài liệu Chuyên đề chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)