Tạo cơ chế, tìm hướng đi cho các sản phẩm khoa học công nghệ được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại các trường đại học ở việt nam (Trang 70)

3.3. Giải pháp

3.3.7. Tạo cơ chế, tìm hướng đi cho các sản phẩm khoa học công nghệ được

đưa vào ứng dụng trên thực tế.

Trên thực tế các sản phẩm khoa học công nghệ sau khi nghiên cứu xong thì khả năng triển khai ứng dụng cịn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều đề tài sau khi hồn thiện, nghiệm thu chỉ được lưu trữ chứ chưa thực sự được

ứng dụng vào thực tế. Nhà nước cần xây dựng cơ chế, tìm các hướng đi cho các sản phẩm sau khi đã được nghiệm thu, từng bước ứng dụng vào thực tế. Ngoài ra nhà nước cần quan tâm đến các sản phẩm này theo một chu kỳ nhất định như 1 năm, 3 năm, 5 năm nhằm đánh giá chất lượng thực tế của sản phẩm từ đó cải tiến phương pháp đánh giá, nghiệm thu các đề tài khoa học công nghệ tại các trường đại học.

3.3.8. Công bố các cơng trình khoa học công nghệ mới của Việt lên các phương tiện thơng tin đại chúng.

Đối với các cơng trình Khoa học cơng nghệ tại các trường Đại học hiện nay thì việc cơng bố các cơng trình được nghiệm thu và thành cơng đường như cịn bị hạn chế. Vì vậy nhà nước cần yêu cầu các đơn vị quản lý trực thuộc cơng bố các cơng trình này đồng thời thực hiện cơng việc thống kê về các cơng trình khoa học cơng nghệ đã nghiệm thu và cơng bố lên website chính thức theo chu kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm tùy thuộc và từng đơn vị trực thuộc. Việc công bố chính thức trên website có thể quảng bá được thương hiệu cho ngành khoa học công nghệ của Việt Nam đồng thời giúp cho việc điều tra đánh giá hoạt động này một cách chính xác và minh bạch.

3.3.9. Tái cấu trúc tổ chức hoạt động trường đại học:

Tái cấu trúc tổ chức hoạt động trường đại học theo hướng nghiên cứu nhiều hơn thay vì các mơ hình trường đại học tập trung chủ yếu giảng dạy. Nhà nước nên chủ trương xây dựng các phòng nghiên cứu trọng điểm quốc gia và đặt tại các trường đại học theo mơ hình các trường đại học nghiên cứu như ở Mỹ, Pháp, Trung Quốc thay vì duy trì các viện nghiên cứu độc lập nằm ngoài trường đại học. Bắt đầu cho việc làm lớn này bằng một việc làm nhỏ cụ thể có thể kể đến là Ban Giám hiệu trường Đại học Tôn Đức Thắng đã chia giảng viên làm ba nhóm: giảng viên chun giảng dạy (khơng NCKH), giảng viên nghiên cứu (vừa dạy, vừa nghiên cứu) và nghiên cứu viên (chỉ chuyên

nghiên cứu). Việc làm này nhằm tránh trường hợp giảng viên NCKH theo kiểu đối phó cũng như góp phần nâng cao chất lượng cơng trình nghiên cứu theo chuẩn quốc tế.

3.3.10. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học:

Các trường đại học cần tập trung sự quan tâm cao nhất của mình trong việc nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, đặc biệt là năng lực sáng tạo và đổi mới của nghiên cứu sinh tiến sĩ. Nghiên cứu sinh tiến sĩ thường được u cầu có bài đăng trên tạp chí trong nước trước khi bảo vệ luận án là một việc làm đúng. Tuy nhiên, nhà trường cũng cần có chính sách khuyến khích họ một cách cao nhất nếu bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín hay ít nhất trên các tạp chí trong nước nằm trong hệ thống Scopus hoặc ISI. Các học viên cao học cũng được khuyến khích cơng bố trên các tạp chí và các hội nghị trong nước trước khi bảo vệ luận văn. Bên cạnh đó, trường đại học cũng nên chủ trương tăng dần tỷ lệ học viên sau đại học so với sinh viên đại học, từ đó cho phép xây dựng những nhóm nghiên cứu chuyên ngành với thành viên đông đảo là các sinh viên thạc sĩ và tiến sĩ làm việc ở các phòng nghiên cứu.

3.3.11. Hợp tác chiến lược với các đại học nước ngoài:

Các trường đại học Việt Nam cần đưa ra các chương trình hợp tác chiến lược với đại học nước ngồi và thậm chí, nếu được, th các nhà khoa học đến làm việc, giảng dạy và nghiên cứu, giúp sức chuyển đổi các trường đại học thành những viện nghiên cứu đẳng cấp thế giới. Đồng thời, khuyến khích gửi các nhà khoa học và sinh viên trong nước sang học tập ở nước ngoài, cũng như nỗ lực thu hút sinh viên nước ngoài, đặc biệt là sinh viên sau đại học thơng qua nhiều chương trình trao đổi sinh viên, liên kết đào tạo, chương trình hợp tác nghiên cứu, cung cấp học bổng.

3.3.12. Công bố nghiên cứu:

Các trường đại học cần xem việc công bố nghiên cứu trở thành một tiêu chí bắt buộc đối với người học tiến sỹ, thạc sỹ và đương nhiên cả giáo sư, phó giáo sư. Coi trọng việc đăng các bài báo trên các tạp chí nổi tiếng thế giới là mục tiêu sống trong học tập hay nghề nghiệp. Từng bước quốc tế hóa tiêu chuẩn đánh giá khoa học. Ở các nước Đơng Á, chức danh giáo sư, phó giáo sư hay giảng viên đều được đề bạt và đánh giá dựa vào số lượng cơng trình khoa học quốc tế công nhận, cũng như các cơ quan quản lý và nhà tài trợ đều hướng đến việc sử dụng công bố khoa học quốc tế là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá xem xét việc cấp tài trợ hay nghiệm thu các đề tài nghiên cứu.

3.3.13. Quốc tế hoá tập san khoa học:

Các trường đại học từng bước xây dựng ngày càng nhiều các tập san khoa học trong nước bằng tiếng Anh với hệ thống bình duyệt theo tiêu chuẩn quốc tế (hệ thống ISI công nhận). Các bài báo khi đăng ở các tạp chí được ISI cơng nhận sẽ được tính trong hệ thống khi xếp hạng quốc tế. Vì vậy, việc cải thiện chất lượng bài viết cần nhiều thời gian và là cơng việc lâu dài thì việc chuyển ngơn ngữ xuất bản và quy trình bình duyệt của các tập san sao cho phù hợp với chuẩn của các tập san quốc tế là điều vô cùng cần thiết và cấp bách.

3.3.14. Thành lập nhóm nghiên cứu:

Nhìn từ thành cơng của các trường đại học trên thế giới tại Hàn Quốc và Trung Quốc, chúng ta cũng cần thành lập các nhóm nghiên cứu do những giáo sư hàng đầu trong một lĩnh vực đứng đầu. Giáo sư ấy và các cộng sự (là trợ giảng, nghiên cứu sinh, tiến sỹ) cùng nhau nghiên cứu và cho ra sản phẩm khoa học mang tính mới, góp phần cho sự phát triển của xã hội. Trong các nhóm nghiên cứu, giáo sư là người quan trọng nhất vì họ là người liên kết với các doanh nghiệp, cơ quan bộ ngành, chính quyền trung ương và địa phương để có đơn đặt hàng. Thậm chí, họ cịn tìm đến các giáo sư về hưu để kết hợp

giữa kiến thức, kinh nghiệm, tiến bộ khoa học công nghệ vào nghiên cứu. Hiện nay trên Internet xuất hiện trang mạng xã hội ReseachGate.net dành cho các nhà khoa học với hơn 2,4 triệu thành viên, được ví như facebook của giới khoa học. Chúng ta có thể dùng nó để hợp tác khơng chỉ với nhà khoa học trong nước mà cịn cả nước ngồi.

3.3.15. Cải thiện tốt hơn cơ sở dữ liệu và cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghiêncứu: cứu:

Một trong những yếu kém lớn của trường đại học là nguồn cơ sở dữ liệu và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động NCKH. Việc nghiên cứu sẽ tốt hơn rất nhiều khi các nhà khoa học trong nước tiếp cận được các bài báo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của mình từ các tạp chí uy tín thế giới. Hiện nay rất ít trường đại học sẵn sàng chi tiền cho việc mua cơ sở dữ liệu nước ngoài, một phần do hạn chế về ngân sách và phần khác do chưa chọn được nguồn mua khi trường đào tạo quá nhiều ngành. Cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu cũng rất cần thiết bởi lẻ sau khi tham khảo các bài nghiên cứu, nhà khoa học có khi phải làm thí nghiệm, mày mị nghiên cứu trên các thiết bị, từ đó mới có thể đề xuất và đưa ra nghiên cứu mới, rồi đăng bài báo chất lượng.

3.3.16. Chính sách khen thưởng thỏa đáng:

Các nước đều có chính sách đãi ngộ, thưởng cũng như hình thức khuyến khích tài chính cho các nhà khoa học có cơng trình cơng bố trên các tập san quốc tế uy tín cao. Ví dụ, các viện nghiên cứu và đại học ở Trung Quốc có chính sách thưởng tiền đáng kể (lên tới 32.000 USD ở Trường Đại học Y Quảng Đông cho công bố đăng trên Nature hay Science) cho các nhà khoa học nếu họ công bố cơng trình trên các tập san quốc tế uy tín có chỉ số ảnh hưởng cao.

3.3.17. Yêu cầu các tạp chí chuyên ngành của Việt Nam dịch và đăng đều đặncác bài báo khoa học mới, có chất lượng cao, được dịch từ các tạp chí có uy các bài báo khoa học mới, có chất lượng cao, được dịch từ các tạp chí có uy tín.

Tình trạng hiện nay là các tạp chí chun ngành của Việt Nam đều chỉ đăng các bài báo nội địa, hầu hết đều viết theo cách truyền thống, chât lượng khơng cao. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu, các giảng viên và sinh viên Việt Nam khơng có điều kiện tiếp cận với nghiên cứu khoa học ở nước ngồi, khơng học hỏi được. Vì vậy, nhu cầu cấp thiết là các tạp chí chuyên ngành của Việt Nam dịch và đăng đều đặn các bài báo khoa học mới, có chất lượng cao, được dịch từ các tạp chí có uy tín. Chúng ta có thể tận dụng các giảng viên nước ngoài , nhất là của các giảng viên Việt Kiều có uy tín đang làm việc ở Việt Nam để xin tư vấn khi lựa chọn bài. Đây là cách rẻ tiền và hiệu quả nhất để cập nhật kiến thức cho giới khoa học Việt Nam vì khơng phải ai cũng có điều kiện tham dự các Hội thảo ở nước ngoài hoặc đọc bài báo bằng tiếng Anh.

3.3.18. Thay đổi cơ chế tuyển chọn và bảo vệ đề tài nghiên cứu:

Đây là vấn đề then chốt trong việc khuyến khích giảng viên, các nhà nghiên cứu đầu tư cho NCKH. Hiện nay, ở Việt Nam ngày càng có nhiều cán bộ nghiên cứu có khả năng và được đào tạo từ những trường có uy tín ở nước ngồi. Nhưng vấn đề đáng lo ngại là các cán bộ giảng dạy chưa mặn mà với hoạt động NCKH.

Tiến sĩ Vũ Đình Thành - Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa TP.HCM - cho biết: “Không phải giảng viên không mặn mà với nghiên cứu nhưng những cái khó về mặt cơ chế quản lý như việc xét duyệt đề tài, phân bổ ngân sách, thanh tốn tài chính... khiến họ bị nản. Thêm vào đó, sự thiếu thốn về trang thiết bị, phịng thí nghiệm, hóa chất cũng hạn chế việc nghiên cứu”.

Trong khi lý do các Trường, Viện đưa ra là thiếu kinh phí cho NCKH, ngược lại, phía cơ quan quản lý lại cho biết trên thực tế tiền dành cho NCKH

phải hồn trả lại Nhà nước vì khơng phân phối hết cho các đề án nghiên cứu. Bằng chứng là tại hội thảo “Giải pháp tạo động lực cho giảng viên ĐH tham gia NCKH và chuyển giao công nghệ” do Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12.2010, đã thống kê rõ: Năm 2007, Bộ Khoa học - Công nghệ trả lại cho ngân sách nhà nước 125 tỉ đồng vì khơng giải ngân hết cho các đề án nghiên cứu. Trước đó, năm 2006, Bộ Khoa học - Cơng nghệ cũng hồn trả số tiền lên đến 321 tỉ đồng![5]

Tiến sĩ Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cho biết: “Tôi nghĩ môi trường làm việc là một vấn đề, một rào cản cho khoa học ở nước ta. Mơi trường “hành là chính” làm nhụt ý chí của biết bao nhà nghiên cứu trẻ. Chẳng những thế, ngay cả cách thức chọn đề tài nghiên cứu, cách duyệt đề tài, cách nghiệm thu, tiêu cực trong xét duyệt đề tài, v.v. cũng làm cho nhà khoa học trẻ có tự trọng khơng dám dấn thân vào khoa học. Nhiều người trong thành viên trong các hội đồng “ngồi nhầm chỗ”, nhưng lại có tiếng nói quan trọng mang tính quyết định sự thành bại của một đề tài. Có nhiều đề tài nghiên cứu đáng được tài trợ nhưng không được tài trợ; ngược lại, có những đề tài được tài trợ một số tiền rất lớn nhưng tính khả thi thì rất thấp. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học của Việt Nam tuy không cao, nhưng không phải là chưa đầy đủ; vấn đề là cách phân phối tài trợ sao cho công minh và đúng chuẩn mực khoa học.

Ơng Nguyễn Bích San cịn nói: “Tơi cịn thấy tồn tại một sự kỳ thị trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Rất nhiều thầy cô rất bảo thủ, không chịu học hỏi cái mới, nên lạc hậu. Nhưng khi nghiên cứu sinh học cái mới thì các thầy cơ khơng chấp nhận, thậm chí cịn làm khó một cách rất thấp những nghiên cứu sinh nào dám phản biện ý kiến lạc hậu của họ. Ngồi ra, có quĩ nghiên cứu có qui định chỉ tài trợ cho những người có bằng tiến sĩ, mà khơng quan tâm nâng đỡ những người có bằng cấp thấp hơn. Tơi xem đó là hình

thức kì thị khó hiểu nhất và vơ lý nhất. Tơi có những người thầy là bác sĩ (chứ chưa bao giờ có bằng tiến sĩ) nhưng tơi xem họ là bậc thầy của bậc thầy. Kỳ thị trong khoa học là điều khơng thể chấp nhận được”[6]. Một người có đầy đủ vị thế và kinh nghiệm trong ngành còn phải phát biểu như vậy, với những người khác còn vất vả đến đâu!

Muốn giải quyết được tình trạng này, thiết nghĩ cần học tập mơ hình tuyển chọn của các tổ chức quốc tế. Trong Hội đồng xét duyệt đề tài nên mời các nhà khoa học nước ngoài làm cố vấn hay thành viên trực tiếp của Hội đồng. Các thành viên Hội đồng cần được tham khảo danh mục những hướng nghiên cứu đang phổ biến trên thế giới, tránh tình trạng cấp vốn nghiên cứu cho những đề tài quá cũ, “không giống ai” như hiện nay. Cách thức bảo vệ đề tài cũng cần xem xét lại. Không nên căn cứ vào kết quả bảo vệ trong Hội đồng làm tiêu chí đánh giá đề tài mà nên căn cứ vào kết quả đăng báo quốc tế, hay ít nhất cũng là bài trình bày trong nwhnxg Hội thảo QT có uy tín (có thể dễ dàng lập dnah mục này). Nên có chế độ thưởng cho những bài có đăng được ở những tạp chí loại A, A+ ở nước ngoài.

Việt Nam là một nước nổi tiếng về truyền thống hiếu học nhưng thời gian qua, giáo dục cũng như NCKH ở Việt nam luôn tụt hạng. Theo Báo cáo mới nhât của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Giáo dục Việt Nam đã tụt hạng bậc 23 và đứng thứ 95 trong 144 quốc gia, tức là còn xếp sau cả Campuchia. Đã đến lúc chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận để quyết tâm đổi mới nhằm cải thiện giáo dục nói chung và NCKH nói riêng nhằm cải thiện vị thế Việt nam trên bản đồ giáo dục thế giới.

KẾT LUẬN

Trong tình hình khối lượng cơng tác quản lý hoạt động Khoa học Cơng nghệ ngày càng nhiều thì việc nâng cao chất lượng trong quản lý tại các trường Đại học sẽ là nhu cầu cấp bách vì điều này làm tăng hiệu quả của công tác quản lý. Việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học là việc làm rất cần thiết, góp phần đồng bộ hóa và thống nhất hóa cơng tác quản lý trong các trường đại học hiện nay.

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã nghiên cứu và làm rõ được một số vấn đề bao gồm: tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động khoa học công nghê, nghiên cứu các thủ tục, qui trình quản lý mà nhà nước đã đề ra, nghiên cứu các mục tiêu cũng như chính sách mà chính phủ đề ra, tìm hiểu về những thành tựu, khó khăn trong cơng tác quản lý hoạt động khoa học cơng nghệ từ đó đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề cịn tồn tại. Ngồi ra, đề tài cũng đưa được những con số cụ thể về công tác quản lý hoạt động khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại các trường đại học ở việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w