Quyết định này áp dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội; người được hưởng chính sách an sinh xã hội; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Mục đích cơng khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát
1. Công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát nhằm thúc đẩy việc tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội đảm bảo kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng; ngăn chặn những sai phạm và phịng, chống tham nhũng, lãng phí trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội.
2. Công khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đầy đủ, chính xác về mục đích, ý nghĩa, nội dung chính sách; đối tượng thụ hưởng, thứ tự ưu tiên; trình tự, thời gian, thủ tục thực hiện để thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
3. Kiểm tra việc thực hiện chính sách an sinh xã hội nhằm nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện chính sách an sinh xã hội; phòng ngừa vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội; xem xét, đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách.
Trang
4. Giám sát việc thực hiện chính sách an sinh xã hội nhằm theo dõi, xem xét đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo chính xác, nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra được tiến hành dưới hình thức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất khi phát hiện hoặc khi nhận được phản ánh, kiến nghị về sai phạm, vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định tại Quyết định này.
2. Tuỳ theo tình hình thực tế người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Quy chế này tổ chức việc kiểm tra theo quy định tại Quyết định này và các quy định khác có liên quan.
Xử lý kết quả kiểm tra
Căn cứ kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Quy chế này có trách nhiệm:
1. Cơng khai kết quả kiểm tra, công khai việc xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 4 của Quyết định này.
2. Chấn chỉnh, cơng tác quản lý việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, hướng dẫn thực hiện đúng quy định về an sinh xã hội.
3. Áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để thu hồi tiền, tài sản bị thất thốt.
4. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà chuyển cơ quan thanh tra hoặc cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Chủ thể giám sát
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về an sinh xã hội giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về an sinh xã hội theo các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Mặt trận tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, các cơ quan truyền thơng, báo chí thực hiện giám sát theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
3. Cơng dân dân trực tiếp giám sát việc thực hiện chính sách an sinh xã hội hoặc giám sát thơng qua Ban thanh tra nhân dân theo quy định tại Quyết định này.
Xử lý kết quả giám sát
Căn cứ kết quả giám sát, kiến nghị của công dân, Mặt trận tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên, Ban thanh tra nhân dân, tổ chức xã hội kiến nghị, cơ quan,
Trang
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị đó hoặc chuyển cơ quan thanh tra, điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Phần 4: Các giải pháp kiến nghị của nhóm:
An sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và mơi trường; vừa góp phần khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đó khơng chỉ là trách nhiệm của Chính phủ mà cịn là của tồn xã hội. Dưới đây là một số giải pháp theo chủ quan của nhóm để thực hiện ASXH có hiệu quả hơn, cơng bằng hơn:
4.1 Các giải pháp chung:
Hồn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật một cách đồng bộ, hợp lý, tránh tình trạng chung chung khơng thể thực thi. Nhưng vẫn phải phù hợp với kinh tế xã hội đất nước.
Hoàn thiện bộ máy quản lý ASXH theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo hiệu quả, giảm chi tiêu.
Đào tạo cán bộ quản lý có kiến thức chuyên môn cao nhưng biết kết hợp với thực tế.
Tăng cường quản lý giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng thất thu hoặc sử dụng sai mục đích,
Tình trạng cung cấp dịch vụ ASXH ở Việt Nam được đánh giá đang lũy thối, người giàu hưởng nhiều hơn người nghèo… Vì vậy, chính phủ cần phân bổ đồng đều các dịch vụ cơng giữa các vùng miền nhất là vùng xâu, vùng xa. 4.2 Các giải pháp cụ thể:
4.2.1 Về BHXH:
Tăng cường qui mô đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Việc thu BHXH phải đảm bảo thu đúng, thu đủ. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ nguồn thu. Tăng cường quản lý nguồn thu.
Tuyên truyền, khuyến khich người dân để thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm tự nguyện để hạn chế bớt rủi ro, trên nguyên tắc “đa số bù thiểu số” như thế nào.
Để khuyến khích người dân chủ động tham gia các loại bảo hiểm ( bắt buộc hay tự nguyện) thì phải thể hiện tính hiệu quả của nó khi tham gia, tránh bớt các thủ tục rắc rối, không cần thiết để khơng tốn nhiều thời gian, chi phí khác.
Bên cạnh đó phải có biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo hiểm thường xuyên, tránh việc “lạm dụng” bảo hiểm nhưng không tốn q nhiều chi phí để rồi lại tăng mức đóng bảo hiểm.
Trang
Cần định mức phí bảo hiểm thích hợp với những đối tượng khác nhau, đối với những trường hợp khó khăn như người nghèo, sinh viên, học sinh...thì cần được hỗ trợ từ chính phủ...
Về BHYT : Đẩy mạnh kế hoạch, chương trình cụ thể, hỗ trợ người nghèo khám bệnh. Mỡ rông BHYT kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện để đáp ứng yêu cầu linh hoạt của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là người giàu.
Nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị cho các cơ sở khám bệnh, bệnh viện công, đặc biệt ở vùng xâu vùng xa.
Đề cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y bác sĩ, các cán bộ y tế. có các chính sách cụ thể về lương, thời gian công tác đối với các cán bộ y bác sĩ ở vùng xâu, vùng xa, hải đảo.
Có các biện pháp kỷ luật cụ thể đối với các cán bộ y tế có thái độ phân biệt giữa các loại dịch vụ khám bệnh. Đặc biệt sử lý nghiêm minh với các trường hợp chiếm đoạt, tham nhũng quỹ bảo hiểm xã hội.
4.2.2 Trợ cấp xã hội :
Tăng cường trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ địa phương.
Mức chuẫn trợ cấp cần thay đổi thường xuyên cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội.
Nên giảm dần các mức xem xét để xét đối tượng nhận trợ cấp.
Khuyến khích cá tổ chức phi lợi nhuận tham gia công tác bảo trợ xã hội. Giảm gánh nặng cho nhà nước.
Có hình phạt thích đáng đối với những cán bộ, cơng chức, các tổ chức “khốc áo giả mạo” từ thiện để tư lợi, ăn chặn tiền trợ cấp xã hội, các quỹ xã hội khác...
4.2.3 Các chương trình xã hội khác.
Có các chính sách xóa đói giảm nghèo hợp lý, đồng thời có các hướng dẫn giúp người dân giảm nghèo. Tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn tránh tình trạng người dân sử dụng vốn sai mục đích. Cơng việc kiểm tra giám sat nên giao cho các địa phương, và địa phương chịu trách nhiệm trước chính phủ.
Tăng cường các chương trình y tế xuống vùng xâu, và phải cung cấp thông tin đầy đủ để mọi người dân đều biết.
Về lâu dài cần có giải pháp giảm tình trạng thất nghiệp, cải cách nơng nghiệp nơng thơn, đào tạo lao động có tay nghề, từ đó nâng cao mức sống của người lao động...
Trang
Trang