Tỉnh Quảng Tây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quan hệ thương mại việt nam trung quốc qua biên giới trên bộ (Trang 34 - 35)

Quảng Tây là tỉnh duyên hải duy nhất của khu đại khai phát miền Tây với 5 thành phố trực thuộc, 8 địa khu, 83 huyện thị, trong đó có 7 huyện thị vùng biên giới (Phòng Thành, Ninh Minh, Long Châu, Tĩnh Tây, Nà Bạ, Bằng Tường, Đại Tân) giáp với bốn tỉnh của Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Điện Biên. Mặt hướng Đông Nam Á, lưng dựa Tây Nam tạo nên ưu thế địa lý đặc biệt cho Quảng Tây, khiến cho Quảng Tây trở thành con đường ra biển thuận tiện nhất của khu vực Tây Nam. Cùng với sự thiết lập khu vực mậu dịch tự do AFCTA, Quảng Tây sẽ là cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN, ưu thế địa lý sẽ đem lại cho Quảng Tây nhiều thuận lợi. Đầu tư vào Quảng Tây vừa được hưởng chính sách mở cửa đối ngoại của nhà nước đối với các vùng dun hải, ven sơng, vừa được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt đối với khu vực miền Tây và khu tự trị dân tộc thiểu số, đồng thời bản thân tỉnh Quảng Tây cũng có rất nhiều chính sách thu hút đầu tư.

Từ năm 1992 Chính phủ Trung Quốc đã quyết định “phát huy đầy đủ vai trò của Quảng Tây trong việc mở cửa ra biển cho toàn bộ vùng Tây Nam Trung Quốc”. Từ năm 1992 với việc Quốc vụ viện phê chuẩn mở cửa Nam Ninh, Bằng Tường và Đơng Hưng, Quảng Tây đã nhanh chóng tiến tới mở cửa tồn diện trên cơ sở những lợi thế trong mậu dịch đối ngoại.

Hiện dọc tuyến biên giới giữa tỉnh Quảng Tây và Việt Nam có 4 cặp cửa khẩu cấp I quốc gia là Bằng Tường-Đồng Đăng; Hữu Nghị Quan, Thuỷ Khẩu-Tà Lùng; Đơng Hưng-Móng Cái. Ngồi ra cịn có 7 cửa khẩu cấp II quốc gia, 25 chợ đường biên, 4 chợ cảng ven biển. Quảng Tây hiện có quan hệ bn bán với hơn 138 quốc gia, khu vực trên thế giới, có hơn 2400 chủng loại sản phẩm xuất khẩu, trong đó có những sản phẩm như đá “trọng tinh”, đá trơn, kim loại màu chiếm thị phần tương đối trên thị trường quốc tế. Đến năm 2002, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2,4 tỷ USD (tăng 33,6%). Năm

2004, giá trị lên tới 3,1 tỷ USD tăng 27,6%, trong đó xuất khẩu đạt 1,9 tỷ USD, tăng 26%, đạt mức cao nhất từ năm 1998 trở lại đây. Năm 2007, kim ngạch mậu dịch giữa Quảng Tây và Việt Nam đạt 2,38 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Quảng Tây sang Việt Nam hợp tác đầu tư, hiện Quảng Tây có 85 dự án đầu tư tại Việt Nam với kim ngạch đầu tư 74,2 triệu USD, cịn Việt Nam có 19 dự án đầu tư tại Quảng Tây với kim ngạch đầu tư luỹ kế đạt 15,58 triệu USD.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quan hệ thương mại việt nam trung quốc qua biên giới trên bộ (Trang 34 - 35)