1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ.
a. Dự đoán:
Giáo viên giới thiệu với học sinh về sự ngưng tụ như đã trình bày trong SGK.
Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Nếu như tăng nhiệt độ để cho chất lỏng bay hơi nhanh, vậy muốn dễ quan sát sự ngưng tụ, ta phải tăng hay giảm nhiệt độ?
Ngưng tụ là quá trình ngược của sự bay hơi, có thể cho phép dự đoán rằng: khi giảm nhiệt độ, quá trình ngưng tụ xảy ra nhanh hơn.
Hoạt động 3: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
b. Thí nghiệm kiểm tra:
+ Dụng cụ thí nghiệm: Mục đích: Giảm nhiệt độ của
không khí để làm sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí xảy ra nhanh hơn.
Giáo viên hướng dẫn cách bố trí và tiến hành thí nghiệm hình 62: bao gồm hai cốc: cốc đối chứng và cốc thí nghiệm.
Lưu ý đặt hai cốc này khá xa nhau. Khi đổ nước phải cẩn thận, tránh nước rơi ra ngoài, lau khô cốc và quan sát kết quả.
Dành cho học sinh giỏi:
Làm cách nào để giảm nhiệt độ của nuớc trong cốc thí nghiệm?
Ngoài cách trên, còn có cách nào đểm kiểm tra kết quả trên không? Hai cốc thủy tinh giống nhau, nước có pha màu, hai nhiệt kế, một ít nước đá vụn. + Tiến hành thí nghiệm: - Dùng khăn lau khô các cốc.
- Đổ nước màu vào 2/3 mỗi cốc, một cốc thí nghiệm, một cốc đối chứng.
- Đo nhiệt độ ở mỗi cốc.
- Đổ nước đá vụn vào cốc thí nghiệm.
+ Quan sát kết quả để rút ra kết luận.
c. Rút ra kết luận:
Theo dõi nhiệt độ của các cốc, quan sát các hiện tượng xảy ra: nước sẽ ngưng tụ lại trên thành ngoài cốc thí nghiệm.
C1: Có gì khác nhau giữa nhiệt độ trong cốc đối chứng và trong cốc thí nghiệm?
C2: Có hiện tượng gì xảy ra trên cốc thí nghiệm? Hiện tượng này có xảy ra trên cốc đối chứng không?
C3: Các giọt nước bên ngoài cốc thí nghiệm có thể do nước bên trong thấm ra không? Tại sao?
C4: Các giọt nước bên ngoài cốc thí nghiệm do đâu mà có?
C5: Vậy dự đoán của chúng ta có đúng không?
Dựa vào kết quả đo nhiệt độ trong cốc đối chứng và nhiệt độ trong cốc thí nghiệm, hiện tượng quan sát được trên hai cốc: cốc thí nghiệm có các giọt nước không màu đọng bên ngoài thành cốc, còn cố đối chứng thì không có nước đọng lại.
C1: Nhiệt độ trong cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ trong cốc đối chứng.
C2: Có nước đọng ở ngoài cốc thí nghiệm. Không có nước đọng bên ngoài cốc đối chứng.
C3: Không, vì nước trong cốc có màu, nước bên ngoài không có màu.
C4. Các giọt nước đọng bên ngoài cốc thí nghiệm do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.
C5: Vậy dự đoán của chúng ta là đúng .
Từ thí nghiệm kiểm chứng và một loạt các câu hỏi kiểm tra, yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức trọng tâm của tiết học.