Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững tại một số địa phƣơng và bài học kinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nông nghiệp bền vững ở vĩnh phúc (Trang 36 - 109)

7. Bố cục của Luận văn:

1.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững tại một số địa phƣơng và bài học kinh

và bài học kinh nghiệm

1.2.1 Phát triển nông nghiệp bền vững ở Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Địa hình Bắc Ninh tƣơng đồi bằng phẳng. Vùng đồng bằng chiếm gần hết diện tích tự nhiên của tỉnh. Do đƣợc bồi đắp bởi các sông lớn nhƣ sông Đuống,

sơng Cầu, sơng Thái Bình nên vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa màu mỡ. Vùng gò đồi trung du chỉ chiếm 0,5% diện tích tự nhiên và phần lớn là đồi núi thấp, cao nhất là núi Hàm Long 171m.

Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nƣớc và là địa phƣơng có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 64 tỉnh, thành phố. Theo kết quả tổng điều tra đất trong tổng diện tích đất tự nhiên của Bắc Ninh, đất nông nghiệp chiếm 59,2%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 0,76%; đất chuyên dùng chiếm 21,02%; đất ở chiếm 12,8%; cịn lại 0,7% là đất có mặt nƣớc, sơng suối, đồi núi chƣa sử dụng.

Năm 2010, dân số Bắc Ninh là 1.038.229 ngƣời, chỉ chiếm 1,21% dân số cả nƣớc và đứng thứ 39/64 tỉnh, thành phố, trong đó khu vực thành thị 268,5 nghìn ngƣời, chiếm 25,9% dân số toàn tỉnh và khu vực nơng thơn 769,7 nghìn ngƣời, chiếm 74,1%. Tính ra, mật độ dân số Bắc Ninh năm 2010 đã lên tới 1,262 ngƣời/km2, gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nƣớc.

Nhận thức rõ vai trị quan trọng của phát triển nơng nghiệp bền vững, Bắc Ninh đã xác định rõ quan điểm, đó là: Ƣu tiên tăng trƣởng kinh tế nhanh, hiệu quả nhƣng phải bền vững, tập trung khai thác và phát huy các lợi thế so sánh, đảm bảo nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng nhanh trong thời gian dài; phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Quan điểm đó đƣợc cụ thể bằng các mục tiêu tổng quát cũng nhƣ cụ thể, theo đó, mục tiêu tổng quát là: Đạt đƣợc sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng, hài hịa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý ba mặt phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trƣờng [Báo cáo Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010-2015, ,tr16]

Bắc Ninh xác định con ngƣời là trung tâm của phát triển bền vững, coi tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội; khai thác hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ mơi trƣờng; tích cực và chủ động phịng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trƣờng, kết quả phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000 - 2011 đã thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Trong những năm qua, kinh tế Bắc Ninh liên tục tăng trƣởng cao và ổn định, bình quân đạt hơn 14%/năm với sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng và hiệu quả, quy mô kinh tế lớn mạnh không ngừng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chuyển dần sang sản xuất hàng hóa. Năm 2000 tỷ trọng chiếm trong GDP của 3 khu vực: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 38%; Công nghiệp- Xây dựng là 35,7% và Dịch vụ là 26,3%; đến năm 2011, tỷ lệ tƣơng ứng là 8,5% -70,7% - 20,8%. Bình quân thời kỳ 2000 - 2011, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,5%; sản lƣợng thóc tăng 3,2%, rau tăng 5,3%, thịt hơi gia súc và gia cầm xuất chuồng tăng 8,9%. Nhờ thế, an ninh lƣơng thực đƣợc đảm bảo. Năm 2011, sản lƣợng lƣơng thực có hạt bình qn đầu ngƣời đạt 459 kg. Cơ cấu trong nội bộ khu vực này cũng thay đổi rõ rệt, thể hiện qua: Năm 2000, tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm tới 68,37% đến năm 2011 đã giảm xuống cịn 44,81%; tỷ trọng ngành chăn ni và nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 31,63% năm 2000 lên 55,19% năm 2011 [UBND tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2011, , tr 7].

Mặc dù định hƣớng phát triển thành tỉnh công nghiệp song những năm qua, Bắc Ninh luôn chú trọng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn với việc ban hành và thực thi hiệu quả chủ trƣơng, cơ chế chính sách đầu tƣ cho lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân. Nhờ đó, hàng nghìn lƣợt hộ nơng dân ở khu vực nơng thơn đã thực sự trở thành chủ thể sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển vƣợt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, đƣa cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, bộ mặt nông thôn từng bƣớc đổi mới. Đến nay, tồn tỉnh Bắc Ninh có gần 2.500 trang trại, hàng nghìn doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và hộ sản xuất kinh doanh hiệu quả trong khu vực nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần thúc đẩy tiến trình thực hiện CNH, HĐH tỉnh.

Tuy nhiên, nơng nghiệp của Bắc Ninh còn một số vấn đề: Sản xuất còn mang tính tự phát và manh mún. Nơng dân mặc dù đã tích cực tiếp thu KHCN, nâng cao hiệu quả sản xuất, song mới chỉ thành cơng ở góc độ mơ hình nhỏ hoặc ở một số cơ sở nhất định, khó triển khai trên diện rộng. Các sản phẩm nông sản rất phong phú, đa dạng, nhƣng số lƣợng của mỗi chủng loại không cao, chƣa đáp ứng đủ nhu cầu để phát triển công nghiệp chế biến. Sản xuất chạy theo phong trào nên không ổn định.

Mặt khác, việc quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá chỉ là tập hợp của nhiều hộ nông dân sản xuất cùng một loại sản phẩm, công tác chỉ đạo, tổ chức sản xuất không đồng bộ, nên chất lƣợng sản phẩm thấp và khơng đồng đều, khó cạnh tranh. Hệ thống cơ sở hạ tầng trong các vùng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất hàng hố quy mơ lớn, vấn đề chất lƣợng và an tồn vệ sinh thực phẩm khó đƣợc bảo đảm, ảnh hƣởng khơng nhỏ đến tính cạnh tranh trên thị trƣờng. Đây là những hạn chế cơ bản ảnh hƣởng đến phát triển nền nông nghiệp hiện đại.

Mục tiêu phát triển nông nghiệp của Bắc Ninh đến năm 2020 đó là, bên cạnh việc bảo đảm an ninh lƣơng thực, tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái-đơ thị, nhân rộng các mơ hình trồng cây có giá trị kinh tế cao, phát triển mơ hình trang trại chăn ni lớn, hiện đại, cơng tác thú y đƣợc quan tâm bảo đảm vệ sinh, an tồn dịch bệnh. Nơng dân ở các trang trại nuôi gia công, công ty thu mua sản phẩm, giết mổ, chế biến, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu với hệ thống các điểm, đại lý bán hàng có mặt ở nhiều vùng trong cả nƣớc [Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ,tr35]

1.2.2 Phát triển nông nghiệp bền vững ở Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam với tổng diện tích tồn tỉnh 3.532.9493 km2. Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng đất bằng phẳng rải rác trong tỉnh. Đất đai của Phú Thọ chủ yếu là đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, phù hợp trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành cơng nghiệp chế biến. Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn nhỏ ven sông đều nằm trên các bậc thềm sông. Các đồi ở đây có đất phù sa cổ, phần lớn đƣợc sử dụng để trồng cây cơng nghiệp. Đất chƣa sử dụng cịn chiếm diện tích khá lớn với hơn 40% diện tích tự nhiên. Là tỉnh có độ che phủ rừng lớn với diện tích rừng hiện có là 144.256 ha, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu nhƣ bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong giai đoạn phát triển. Phú Thọ có 3 con sơng lớn chảy qua: sông Hồng, sông Lô và sông Đà hợp nhau lại ở thành phố Việt Trì.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Phú Thọ khá thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp. Diện tích, sản lƣợng nơng nghiệp tăng dần qua các năm. Tuy nhiên,

sản xuất nơng nghiệp của tỉnh cịn nhiều hạn chế. Cơ chế nông nghiệp chậm thay đổi, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao so với chăn nuôi. Việc vận dụng các thiết bị khoa học kĩ thuật vào sản xuất nơng nghiệp cịn chậm và chƣa đồng đều. Tiềm năng đất đai và lao động chƣa đƣợc khai thác hết. Các cây lƣợng thực chính là lúa, ngơ, sắn, khoai lang. Ngồi sản xuất lúa, gạo, tỉnh cịn trồng các cây công nghiệp đặc sản nhƣ chè, cọ, dứa, sơn trong đó cây chè chiếm hơn 90% diện tích trồng cây cơng nghiệp lâu năm và là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Quan điểm của tỉnh Phú Thọ về phát triển nơng nghiệp bền vững đó là, sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao, dựa trên các tri thức và công nghệ mới, đồng thời kết hợp chặt chẽ kinh tế với sinh thái; kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái.

Kết quả phát triển KT-XH giai đoạn 2000 - 2011, cho thấy kinh tế Phú Thọ phát triển phù hợp với đƣờng lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. GDP tăng bình quân 8,4% năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nƣớc là 6,7%. Về GDP/ngƣời, Phú Thọ đứng thứ 3 trong số các tỉnh trung du miền núi Bắc bộ và đứng thứ 10 so với cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển cơ bản đúng hƣớng, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thực hiện q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Năm 2011, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 124,6 nghìn ha. Tổng sản lƣợng hạt lƣơng thực đạt 468,1 nghìn tấn. Số lƣợng đàn gia súc, gia cầm nhìn chung giữ ổn định, khơng có biến động lớn. Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung (rừng sản xuất) ƣớc đạt 6.396 ha. Sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản ổn định và có xu hƣớng phát triển. Diện tích ni trồng thuỷ sản ƣớc đạt 9.009 ha. Việc ứng dụng có kết quả các tiến bộ sinh học về giống vào sản xuất đã tạo bƣớc đột phá về năng suất, sản lƣợng lƣơng thực, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và giúp ngƣời dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Các ngành công nghiệp mũi nhọn tiếp tục phát triển khá, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng. Tiểu thủ công nghiệp đƣợc chú trọng, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lƣợng và đa dạng hoá sản phẩm, giá trị sản xuất tăng, nhiều ngành nghề truyền thống đƣợc khôi phục và phát triển [UBND tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011].

Bên cạnh những thuận lợi, Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo. Xuất phát điểm về kinh tế - xã hội còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế chƣa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật

còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng thấp kém (nhất là về giao thông, cấp điện, cấp nƣớc và các dịch vụ thƣơng mại, tài chính, ngân hàng....). Nguồn tài chính cịn hạn hẹp và

mất cân đối, đầu tƣ cho phát triển hạn chế, chƣa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Cơng nghiệp tuy đã có một số cơ sở nhƣng cơng nghệ cịn lạc hậu, cũ kỹ, nhiều cơ sở thua lỗ, ô nhiễm môi trƣờng nặng nề. Tập quán canh tác cịn lạc hậu; diện tích, năng suất và sản lƣợng nông, lâm nghiệp thấp và chƣa ổn định. Lợi thế về thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài so với các tỉnh trong khu vực còn thua kém. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cịn nhiều khó khăn, nhất là các vùng sâu, vùng xa... Đó là những trở ngại ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh.

Mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của Phú Thọ đến năm 2020 là: Sản xuất lƣơng thực, phát triển chè, phát triển rừng sản xuất và phát triển thủy sản, theo đó, tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng phát triển thuỷ sản, bảo đảm đạt hiệu quả cao, không gây

ô nhiễm mơi trƣờng; Đẩy mạnh, dồn đổi, tích tụ ruộng đất để hình thành vùng chuyên canh, thâm canh tập trung, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát huy thế mạnh của vùng đất chè với mục tiêu giữ ổn định 15.500 ha chè; trồng 6.000 ha rừng cây gỗ lớn, giữ ổn định 60 nghìn ha rừng nguyên liệu giấy; Lựa chọn vùng sản xuất giống lúa, ngô, chủ động về số lƣợng và chất lƣợng giống đáp ứng nhu cầu của sản xuất;

Việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững địi hỏi Phú Thọ cần khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH của tỉnh trong những năm tiếp theo.

1.2.3 Bài học kinh nghiệm

Q trình phát triển nơng nghiệp bền vững của các địa phƣơng thực hiện là không giống nhau. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên - xã hội, kinh tế ở mỗi địa phƣơng để có những giải pháp phù hợp cho sự phát triển. Qua kinh nghiệm của Bắc Ninh, Phú Thọ có thể rút ra một số bài học về phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc:

Một là, để vẫn có đất phát triển nơng nghiệp, cơng nghiệp trong q trình

CNH, HĐH của tỉnh cần có quy hoạch tốt, hợp lý. Không thể lấy đi những vùng đất màu mỡ của sản xuất nông nghiệp để phát triển công nghiệp. Đối với vùng đồng bằng, nơi đƣợc phù sa bồi đắp hàng nghìn năm thì khơng đƣợc thay đổi mục đích sử dụng một cách tuỳ tiện.

Hai là, có chính sách thích hợp cho vùng làm nơng nghiệp thì đời sống của

ngƣời nông dân sẽ không quá thấp so với làm cơng nghiệp. Cần có mục đích rõ ràng cho phát triển nông nghiệp phù hợp với địa phƣơng và cho từng vùng riêng. Công tác quy hoạch cần đi trƣớc, sau đó quy hoạch phải đƣợc pháp lý hố và có lộ trình để chỉnh sửa chính sách cho phù hợp.

Ba là, để có một nền nơng nghiệp sạch, phát triển bền vững, năng suất ca o,

có những sản phẩm xuất khẩu có giá trị, cần tập trung đầu tƣ nghiên cứu sản xuất các loại vắc-xin phòng chống hiệu quả bệnh tật cho gia súc, cây trồng, vật ni, theo đó tập trung đầu tƣ trang thiết bị máy móc, cán bộ để nghiên cứu, chuyển giao; tăng cƣờng sự hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm với các địa phƣơng làm tốt về lĩnh vực này.

*Kết luận Chƣơng 1

Phát triển nơng nghiệp bền vững là q trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con ngƣời về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau. Sự phát triển của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trƣờng, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và cơng nghệ, có hiệu quả về kinh tế và đƣợc chấp nhận về phƣơng diện xã hội Phát triển nông nghiệp bền vững là q trình đảm bảo hài hồ ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trƣờng, thoả mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tƣơng lai.

Bền vững về kinh tế: Chỉ có tăng năng suất mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con ngƣời về sản phẩm nông nghiệp. Việc tăng năng suất này phải đƣợc thực hiện một cách ổn định, bền vững, nông nghiệp không bị trao đảo trƣớc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nông nghiệp bền vững ở vĩnh phúc (Trang 36 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w