Lĩnh vực chính sách liên quan đến chính sách hợptác quốc tế về KHCN&ĐMST

Một phần của tài liệu Chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam. (Trang 36)

Nguồn: NCS xây dựng

2.2.7. Cơng cụ chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST

Cơng cụ của chính sách HTQT về KHCN&ĐMSTcũng được phân chia thành hai loại cơ bản là cơng cụ tài chính và cơng cụ phi tài chính. Trong chính sách cơng cịn rất nhiều cách phân chia khác nhau như công cụ trực tiếp và công cụ gián tiếp, cơng cụ hành chính và cơng cụ tự nguyện, tuy nhiên, do việc thực thi hoạt động nghiên cứu KHCN&ĐMST đòi hỏi rất nhiều nguồn lực nên nghiên cứu sinh sử dụng cách phân chia thứ nhất, là công cụ tài chính và cơng cụ phi tài chính. Trong đó, cơng cụ phi tài chính chủ yếu mang tính tạo lập mơi trường và khuyến khích sự chủ động thì cơng cụ tài chính sẽ sử dụng trực tiếp các nguồn lực hữu hình để tài trợ cho các nội dung hoạt động. Với các quốc gia đang phát triển có nguồn lực tài chính khiêm tốn, việc sử dụng các nguồn lực tài chính cần được cân nhắc cẩn thận để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả và cần kết hợp nhuần nhuyễn với các cơng cụ phi tài chính để đạt được hiệu quả chính sách tốt nhất.

Ngồi ra, mỗi cơng cụ chính sách lại gắn với cơ chế truyền dẫn, trực tiếp hoặc gián tiếp, khác nhau. Cơ chế truyền dẫn của chính sách sẽ liên quan đến hiệu lực và độ trễ của chính sách. Những cơng cụ tài chính thường có độ trễ ngắn và hiệu lực ngay trong ngắn hạn. Tuy nhiên trong HTQT về KHCN&ĐMST, hiệu quả của các chính sách kiểu này thường khơng được lâu dài (chấm dứt khi các chương trình hỗ trợ tài chính kết thúc) và sức lan tỏa khơng lớn vì chỉ bao phủ được một số lượng khiêm tốn các nhà khoa học. Ngược lại, những chính sách phi kinh tế sẽ địi hỏi sự thiết kế cẩn thận, độ trễ trong và độ trễ ngồi lớn nhưng đồng thời lại có tác dụng tạo lập được nền/tảng vững chắc cho việc nâng cao trình độ KHCN&ĐMSTquốc gia.

2.2.8. Cách thức tở chứ thực hiên chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST

Mục tiêu của chính sách chỉ trở thành hiện thực khi chính sách được tở chức và thực hiện. Việc tở chức thực thi chính sách là điều kiện đủ và là điều kiện quyết định để đưa chính sách vào cuộc sống và để có một chính sách thành cơng (Dũng và đồng nghiệp, 2018). Chính sách hợp tác quốc tế KHCN&ĐMST với đặc thù là một chính sách có sự liên quan nhiều đến khoa học, tri thức, và cịn là một chính sách liên

quan đến nhiều lĩnh vực chính sách khác nhau nên để chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST thành cơng thì cần phải có những điều kiện cần thiết cho thực hiện chính sách bao gồm:

2.2.8.1. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng cho KHCN&ĐMST

Tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với phát triển đã được thừa nhận rộng rãi. Nguồn nhân lực là nguyên liệu cơ bản của việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đởi mới sáng tạo. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực có thể bao gồm phát triển nguồn nhân lực nội địa thơng qua các chính sách giáo dục tiên tiến và phù hợp.Mục tiêu cụ thể là nâng cao năng lực chuyên môn của lực lượng lao động, mà trọng tâm là đội ngũ lao động trí thức để qua đó nâng cao năng lực nghiên cứu và mặt bằng trình độ khoa học chung của quốc gia. Nguồn nhân lực chất lượng cao cho khoa học công nghệ không chỉ được đào tạo từ các trường đại học mà còn có thể được cung cấp bởi các trường dạy nghề chuyên sâu. Nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao thể hiện sự sẵn sàng tiếp nhận mọi sự hợp tác và trao đổi các tri thức, công nghệ và kỹ năng mới của các nước. Đây cũng là một yếu tố đảm bảo cho sự thành công của các hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực cũng có thể bao gồm chính sách thu hút và giữ chân lực lượng lao động khoa học công nghệ từ các nước khác đến làm việc để tận dụng nguồn chất xám đa dạng cũng như tạo ra một “vùng nguyên liệu” về nhân lực nhằm thu hút các nguồn đầu tư cũng như hợp tác về khoa học và công nghệ.

Cơ sở hạ tầng củaKHCN&ĐMST là hệ thống các phịng thí nghiệm tại các cơ sở nghiên cứu của nhà nước và tư nhân, các cơ sở nghiên cứu tại các trường đại học cơng lập và tư nhân, và các phịng nghiên cứu tại các doanh nghiệp, tiêu chuẩn và chất lượng cơ sở hạ tầng về KHCN&ĐMST ở mỗi một quốc gia khác nhau do trình độ phát triển kinh tế-xã hội và tri thức KHCN&ĐMST của mỗi quốc gia là khác nhau. Điều đó sẽ hạn chế q trình hợp tác quốc tế vềlĩnh vực này nếu các quốc gia có mức độ chênh lệch lớn về cơ sở hạ tầng. Các quốc gia phát triển sẽ có xu hướng gia tăng hợp tác và chia sẻ cơ sở hạ tầng với nhau thay vì giữa một quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển. Các quốc gia đang phát triển nếu muốn sử dụng cơ sở hạ tầng của các quốc gia phát triển thì có nhiều khả năng sẽ phải đánhđởi bằng những điều khoản có lợi về kinh tế hoặc chính trị cho các quốc gia phát triển trong mối quan hệ hợp tác đặc thù này.

2.2.8.2. Thu hút vốn cho KHCN&ĐMST

Đây là những chính sách tài chính có cơ chế truyền dẫn trực tiếp được các quốc gia sử dụng phở biến do tính đa mục tiêu của chính sách. Cụ thể, hoạt động khuyến khích đầu tư vừa có thể mở rộng sản xuất, tạo thêm cơng ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa có thể đào tạo nâng cao tay nghề của người lao động. Trong trường hợp có thể dẫn dịng vốn đầu tư vào các ngành KH&CN phát triển thì cịn có thể giúp nâng cao trình độ KHCN&ĐMST của quốc gia. Các chính sách phở biến bao gồm:

+ Đởi mới cơ cấu tài trợ vốn cho các hoạt động: Bên cạnh nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu thì cần nhìn nhận vai trị của những nhà đầu tư thiên thần và vốn mạo hiểm. Cơng cụ chủ yếu chính của các chính sách liên quan đến khoa học, cơng nghệ liên quan đến các quyết định về ngân sách, hay nói cách khác là sử dụng ngân sách là nguồn tài chính chủ yếu cho KH&CN thì đởi mới sáng tạo địi hỏi việc tiếp cận các quỹ đầu tư mạo hiểm, thiên thần để phát triển và triển khai những ý tưởng mới.

+ Ưu đãi tài chính (Financial incentive): Cung cấp tín dụng doanh nghiệp cứu, doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển đổi mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ, trợ cấp, khuyến khích nghiên cứu như học bởng, phần thưởng… Các ưu đãi về tài chính liên quan đến việc tài trợ trực tiếp cho các dự án R&D của doanh nghiệp thông qua các khoản trợ cấp hoặc các khoản vay ưu đãihoặc các cở phần. Đối với hầu hết các tập đồn đa quốc gia công nghệ cao đang cân nhắc xem có nên xây dựng một cơ sở tại một quốc gia cụ thể hay không, loại khuyến khích hấp dẫn nhất là khoản tài trợ của chính phủ trợ cấp cho nhà máy, thiết bị và các khoản đầu tư vật chất khác. Đó là một phần bởi vì các khoản tài trợ có tác động trực tiếp, và một phần là do các công ty công nghệ cao như Intel thường chi ra nhiều khoản chi tiêu vốn. Ưu đãi tài chính có thể ở các dạng: tiền vay ngân hàng, trợ cấp, ưu đãi (grant, subsidy), thiên thần (angles), quỹ và công ty đầu tư, huy động vốn từ

+Ưu đãi tài khoá/ thuế khoá (fiscal incentives):Ưu đãi tài khố bao gồm việc tính thuế ưu đãi cho chi tiêu cho R&D và có thể dưới hình thức khấu hao nhanh, tín dụng thuế, thời gian miễn thuê hoặc miễn thuế nhập khẩu.Việc sử dụng các ưu đãi thuế khố thơng qua các ưu đãi thơng qua hoạt đông nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ và được diễn ra ở cả 3 chủ thể chủ yếu của hoạt động hợp tác là những nhà nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu như đại học, viện và các doanh nghiệp bao gồm cả trong nước và các doanh nghiệp FDI.

2.2.8.3. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Một hệ thống được xác định rõ ràng, ởn định và có hiệu lực về quyền sở hữu trí tuệ (IPR) là một phần quan trọng của chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST, đặc biệt là tại các nước có năng lực đởi mới phát triển tương đối tốt. Bằng việc ấn định quyền sở hữu đối với các tài sản tri thức nó sẽ tạo nên sự khuyến khích đối với sáng tạo ra tri thức và thúc đẩy sự trao đởi thương mại. Nó cịn có thể giúp ích trong việc bảo vệ lợi ích của các cơng ty và tở chức của nước tiếp nhận trong việc đảm bảo chắc chắn rằng họ được đền công xứng đáng trong các mối quan hệ hợp tác KH&CN với các tở chức nước ngồi.

Tất cả các nước thành viên WTO đều được yêu cầu đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu về bảo hộ IPR như đã được nêu ra trong Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các Khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ). Như vậy là vấn đề hàng đầu là việc làm thế nào để thực hiện một chế độ IPR có thể giúp tạo nên một mơi trường kích thích các hoạt động đởi mới và làm tối đa hóa lợi ích của các tài sản tri thức của đất nước, trong một bối cảnh quốc tế hóa các hoạt động KH&CN. Khi thiết kế chính sách về quyền SHTT các nhà hoạch định cân nhắc các nhu cầu kinh tế của đất nước mình cũng như khả năng thực hiện của mình.

2.3.Nhân tố tác động tới chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST

2.3.1. Nhóm nhân tố quốc tế

Thứ nhất, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa

hoạt động HTQTvề KHCN&ĐMST trở thành một xu hướng tất yếu trong quan hệ quốc tế. Khi độ mở trong nền kinh tế của các quốc gia ngày càng lớn, tất cả các quốc gia tham gia vào nền kinh tế thế giớiđều trở nên dễ tổn thương hơn. Lịch sử kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng, chỉ cần một bất ổn diễn ra tại một nền kinh tế nhỏ cũng có thể lan ra tồn cầu. Trong bối cảnh đó, các quốc gia, nhất là các nước phát triển, khơng chỉ hướng chính sách của mình tập trung vào các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của riêng đất nước mình, mà cịn tìm cách để gia tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế toàn cầu trước những cú sốc kinh tế lẫn phi kinh tế có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Một trong những giải pháp mà các quốc gia phát triển đồng thuận trong việc triển khai, mặc dù có thể là ở các mức độ khác nhau, đó là tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST nhằm chuyển giao một phần các thành tựu KH&CN sang các quốc gia kém phát triển, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và nguồn lao động của các quốc gia này, thu hẹp khoảng cách về phát triển và gia năng năng lực sản xuất của các nước này, để từ đó tạo lập nên một mơi trường kinh tế tồn cầu, ởn định và vững vàng cho sự phát triển cao hơn nữa trong tương lai.

Để đo lường tồn cầu hóa, có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những cách thức đo lường gián tiếp thông qua các biến số như độ mở của nền kinh tế, tỷ trọng thương mại trên GDP. Tuy nhiên, tồn cầu hóa là một biến số tởng hợp với nhiều chiều cạnh khác nhau. Do đó, trong nghiên cứu này, NCS lựa chọn chỉ số tồn cầu hóa của Viện Nghiên cứu KOF đề xuất năm 2006 và được điều chỉnh lại vào năm 2019. Theo đó, chỉ số tồn cầu hóa đo lường mức độ tồn cầu hóa của các quốc gia trên thế giới với những thành tố sau: (i) tồn cầu hóa kinh tế; (ii) tồn cầu hóa xã hội; và (iii) tồn cầu hóa chính trị. Dữ liệu mới nhất về chỉ số tồn cầu hóa được cập nhật đến năm 2018.

Thứ hai là những thành tựu khoa học, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nếu tồn cầu hóa và

mạng cơng nghiệp lần thứ tư đã đẩy nhanh quá trình này. Một loạt các công nghệ mới ra đơi như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, máy in 3D, v.v. đã làm thay đổi về căn bản phương thức nền kinh tế sản xuất và cung ứng hàng hóa dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Đồng thời những thành tựu mới liên tục ra đời với khoảng cách giữa các thế hệ công nghệ ngày càng ngắn khiến cho các nền kinh tế lớn trên thế giới nhiệt tình hơn trong việc đi tìm đầu ra để chuyển giao cơng nghệ cũ, cố gắngkhai thác những lợi ích cịn lại trước khi triệt để thay thế bằng những dây chuyền cơng nghệ hiện đại hơn. Điều đó là cơ hội để các nước đang phát triển tiếp nhận được các công nghệ gần tối tân nhất, và do khoảng cách về thời gian giữa các thế hệ công nghệ ngày càng ngắn, những quốc gia nào có thể nắm bắt nhanh chóng những cơng nghệ gần tối tân nhất này sớm thì càng có thể tự tin hơn vào cơ hội bắt kịp và trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về KHCN&ĐMST.

Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học cơng nghiệp lần thứ tư có thể được tận dụng hay khơng cịn phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng chuyển hóa khoa học, cơng nghệ của các quốc gia này. Do đó, nhân tố ảnh hưởng này có thể được đo lường thông qua việc xác định mức độ sẵn sàng ở cấp độ quốc gia đối với cuộc cách mạng khoa học, cơng nghệ. Để làm được điều đó, cần thiết giả định mỗi một quốc gia có sự lựa chọn riêng của mình về phát triển cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư dựa trên mức độ sẵn sàng và khả năng tiếp nhận các thành tựu khoa học, công nghệ và đởi mới sáng tạo trên thế giới thơng qua chính sách hợp tác quốc tế của mình.

Hiện nay chưa có nhiều dữ liệu đo lường về mức độ sẵn sàng đối với cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tuy nhiên, gần đây trong một nghiên cứu đã đưa ra phương pháp và kết quả đo mức độ sẵn sàng ở cấp độ quốc gia đối với cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ số này được đo lường dựa trên các chỉ số thành phần: (i) hệ thống mạng internet; (ii) Internet vạn vật; (iii) dịch vụ internet; và (iv) nhà máy thông minh. Phương pháp đo lường này mới được áp dụng cho các quốc gia trong liên minh Châu Âu mà chưa được áp dụng cho tồn cầu. Do đó, dữ liệu phân tích sẽ được giới hạn trong phạm vi các quốc gia trong liên minh Châu Âu thay vì tồn bộ mẫu nghiên cứu của luận án.

2.3.2. Nhóm nhân tố quốc gia

Thứ nhất là định hướng phát triển quốc gia. Hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi định

hướng phát triển của quốc gia và vai trò của KHCN&ĐMST đối với phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Vai trò của KH&CN là một nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế (Solow, 1970; Rommer, 1987; Lucas, 1988) và gần đây là đổi mới sáng tạo (Wang và đồng nghiệp, 2005; Fagerberg và đồng nghiệp; 2010; Bae & Yoo, 2015) đã thúc đẩy nền kinh tế tăng phát triển trong việc tạo ra những ngành sáng tạo mới. Nhiều quốc gia đã nhận ra tầm quan trọng của nguồn lực ngày trong việc phát triển kinh tế và đã chú trọng phát triển từ rất sớm đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho ĐMST như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Liên Minh Châu Âu và hiện này hầu hết cac quốc gia trên thế giới đều cho rằng để phát triển được kinh tế cần phải dựa vào KHCN&ĐMST.

Thứ hai, trình độ khoa học, cơng nghệ và năng lực đởi mới sáng tạo của quốc gia. Hoạt động hợp tác quốc tế về

KHCN&ĐMST, trước khi xét đến đối tác, nội dung hay công cụ thực hiện, thì cần khẳng định rằng đó là một hoạt động hợp tác. Điều đó đồng nghĩa với việc hoạt động này được thực hiện dựa trên nguyên tắc phối hợp cùng có lợi. Nói cách khác, q trình hợp tác giữa các quốc gia, dù là song phương hay đa phương, chỉ có để thực hiện được nếu các bên cùng cống hiến nguồn lực để thực hiện những hành đồng đã được thống nhất về mục tiêu chung. Cụ thể, hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế chỉ có thể được thực hiện nếu mỗi quốc gia cùng thực hiện dỡ bỏ các rào cản thương mại và phi thương mại để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng hoặc các yếu tố đầu vào của sản xuất gặp nhau trong cùng một doanh nghiệp. Hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST cũng được thực hiện trên nguyên tắc chung này. Các quốc gia khi tham gia vào q trình cũng cần có nguồn lực và sự chuẩn bị nhất định khi mang đến sân chơi hợp tác quốc tế. Sự chuẩn bị này trong KHCN&ĐMST thể hiện ở chính ở trình độ khoa học, cơng nghệ và năng lực đởi mới sáng tạo của mỗi quốc gia. Các quốc

Một phần của tài liệu Chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam. (Trang 36)

w