TAIL: Khoảng cách thời gian, chênh lệch, đuôi.
Bảo hiểm: thời khoảng giữa lúc nhận lợi tức phí bảo hiểm và chi trả theo quyền đòi chi trả.
Thí dụ, công ty tái bảo hiểm có thời khoảng từ lúc nhận phí bảo hiểm đến lúc phải trả bảo hiểm (tail) dài hơn khi so sánh với công ty bảo hiểm tai nạn.
Đấu giá trái phiếu kho bạc : chênh lệch giá giữa giá đặt mua có cạnh tranh thấp nhất (lowest competitive bid) được công khố Hoa Kỳ chấp nhận đối với trái phiếu kho bạc ngắn, trung và dài hạn với giá đặt mua trung bình của tất cả công phiếu cung ứng, để mua các công phiếu như thế. Xem Treasuries.
Bao tiêu: số thập phân đặt phía sau số tròn dollar của giá đặt mua do một nhà bao tiêu
tương lai trong đấu thầu có cạnh tranh đặt bao tiêu. Thí dụ, trong giá đặt mua là $97,3347 của một loại trái phiếu phát hành nào đó, thì số đuôi thập phân là 0,3347.
TAILGATING: Đi cửa hậu - Ăn có.
Một hoạt động không đạo đức của một broker, sau khi khách hàng đã đặt lệnh mua hay bán một chứng khoán nào đó thì broker cũng đặt một lệnh cùng một loại chứng khoán như thế cho tài khoản của riêng mình. Broker hy vọng kiếm được lợi nhuận hoặc là nhờ các thông tin mà khách hàng đã biết hay đoán biết, hoặc là nhờ việc mua của khách hàng với số lượng đủ để tạo áp lực trên giá chứng khoán.
TAKE: Lợi nhuận, tiền xổ số, tiền hối lộ, tịch thu, chấp nhận.
Tổng quát:
1. Lợi nhuận hiện thực (nhận được) trong một vụ giao dịch. 2. Tổng số thu của công ty xổ số hay đánh bài.
3. Bắt đầu hối lộ, như trong câu "đang hối lộ" (being on the take).
Luật pháp: tịch thu tài sản. Khi con nợ không thể trả nợ có thế chấp bảo đảm thì người cho
vay sẽ tịch thu vật thế chấp này.
Chứng khoán: chấp nhận giá cung ứng trong một vụ giao dịch giữa brokers và dealers
(người mua bán cho chính mình).
TAKE A BATH: Đi tắm - Thua sạch sẽ.
Chịu thua lỗ nặng trong một vụ đầu cơ hay đầu tư như trong câu "tôi đã thua sạch sẽ số chứng khoán công ty XYZ stock...).
TAKE A FLIER: Đầu cơ, có tham vọng kiếm lời, mạo hiểm.
Đầu cơ, có nghĩa là mua chứng khoán với ý thức là vụ đầu tư này có rất nhiều rủi ro.
TAKE A POSITION: Giữa một vị thế.
1. Mua chứng khoán trong công ty với ý định giữ một thời gian dài hoặc nếu có thể chiếm quyền kiểm soát công ty. Một người thụ đắc chiếm vị thế có từ 5% trở lên số chứng khoán đang lưu hành của công ty phải trình bản thông tin đến nhà nước cũng như việc mua bán với công ty bị tiếp quản đó.
2. Từ ngữ được sử dụng khi broker/dealer lưu giữ chứng khoán, trái phiếu trong kho, vì thế họ có thể ở vị thế mua hay bán (long or short). Xem Long Position Short Position.
TAKE DELIVERY: Nhận số giao.
1. Kết thúc một giao dịch chứng khoán vào thời điểm thanh toán. Người mua nhận phần giao theo cách thanh toán thông thường, nghĩa là trong vòng 5 ngày theo thời điểm giao dịch mua bán.
2. Hành động thanh lý một giao dịch mua bán hợp đồng Futures bằng cách nhận số hàng hoá cơ sở. Nhà mua bán ít khi thanh lý hợp đồng Futures, thay vào đó họ bán hợp đồng trước khi đáo hạn.
TAKE- OR- PAY CONTRACT: Hợp đồng nhận trực tiếp hay trả lại.
Thoả thuận giữa người mua và người bán cam kết rằng người mua trả một số tiền tối thiểu để mua sản phẩm hay dịch vụ chưa được giao.
Loại hợp đồng này thường được sử dụng trong ngành tiện ích công cộng để hỗ trợ trái phiếu tài trợ cho các nhà máy điện mới. Hợp đồng này có điều kiện là người mua điện sau này sẽ nhận lượng điện từ nhà phát hành trái phiếu, nếu công trình không hoàn tất sẽ trả lại cho trái chủ số tiền họ đã đầu tư. Hợp đồng nhận hay trả là cách thông thường nhất để bảo vệ trái chủ.
TAKE-OUT COMMITMENT: Cam kết mua rút ra trong tương lai (mua tiền vay ngắn hạn).
Thoả thuận giữa ngân hàng thế chấp và nhà đầu tư dài hạn, theo đó nhà đầu tư đồng ý mua tiền vay có thế chấp vào thời điểm ấn định trong tương lai. Nhà đầu tư được gọi là take-out lender, tiêu biểu như công ty bảo hiểm hay tổ chức tài chánh.
Xem : Take-out Lender, Take-out Loan.
TAKE-OUT LENDER: Người cho vay dài hạn mua tiền vay ngắn hạn có thế chấp.
Tổ chức tài chánh cung cấp tiền cho vay có thế chấp dài hạn dựa trên tài sản thực, dùng để thay thế số tài trợ chuyển tiếp ngắn hạn, hoặc tiền cho vay xây dựng của đơn vị tiết kiệm và cho vay, ngân hàng hay ngân hàng thế chấp.
Tổ chức cấp tiền cho vay dài hạn hay tài trợ thường xuyên thường là công ty bảo hiểm hay nhà đầu tư thuộc tổ chức sẵn sàng đầu tư dài hạn trong tài sản sinh lợi hiện thực bằng số tư bản kiếm được từ số bán cuối cùng của tài sản, ngoài ra còn có lượng tiền mặt từ số tiền chi trả thuê mướn của người thuê tài sản.
TAKE OUT LOAN: Tiền cho vay dài hạn lấy lần lần.
Tài trợ dài hạn thường được hoạch định như tiền vay có thế chấp chi trả dần dần và cố định cho dự án xây dựng nhà cửa, phát triển văn phòng hoặc là được kết hợp sử dụng tài sản có sinh lãi. Hình thức mới gần đây là tiền vay có thế chấp lãi 0, trong đó tiền lãi được trả ngay một kỳ hay được trả dồn một lần (balloon payment) khi đáo hạn.
TAKE THE OFFER: Chấp nhận giá đặt bán.
Cách diễn tả người mua sẵn sàng chấp nhận giá đặt bán của người bán đang báo giá ngược lại với Hit the Bid (chấp nhận giá đặt mua).
TAKEDOWN: Phần chia, giá có hạ (có khấu trừ).
1. Phần chia chứng khoán theo tỷ lệ cho ngân hàng đầu tư có dự phần khi phát hành lần đầu tiên hay lần thứ hai các chứng khoán.
2. Giá của chứng khoán được phân bố cho thành viên nhóm bao tiêu, đặc biệt là trong phát hành trái phiếu đô thị. Xem Underwrite.
TAKEOUT: Rút tiền, thay thế ngắn hạn bằng dài hạn.
ngắn hạn (Interim loan). Xem Standby Commitment.
Chứng khoán: rút số tiền mặt từ tài khoản công ty môi giới, sau một vụ mùa hay bán phát
sinh ra một số cân đối dư thuần (net credit balance-kết số dư tín dụng thuần).
TAKEOVER: Giành quyền kiểm soát, tiếm quyền.
Thay đổi quyền kiểm soát lợi tức của một công ty. Việc giành quyền kiểm soát có thể là một thụ đắc thân thiện hay một đấu thầu không thiện ý (hay đặt giá mua) một công ty đang là mục tiêu để tiếm quyền (target company) và có thể phải đối đầu với kỹ thuật chống cá mập (sharp repellent-mùi hôi chống cá mập). Một hành động tiếm quyền có ác ý (nhằm mục tiêu thay thế ban điều hành hiện tại) thường được cố thực hiện bằng cách đưa ra giá đệm (tender offer-đưa ra giá mềm-giá mua cao hơn giá thị trường). Các phương thức khác có thể là các đề xuất sát nhập tự nguyện các uỷ viên ban quản trị (directors), gom góp (tích luỹ) dần dần các cổ phần trong thị trường tự do hay tìm cho được những quyền uỷ nhiệm (proxy rights) để thiết lập một ban quản trị mới.
TAKEOVER ARBITRAGE: Sách lược song hành tiếm quyền. Xem Risk Arbitrage.
Taking delivery : Nhận cung ứng.
1. Tổng quát: chấp nhận nhận hàng hoá từ phương tiện chuyên chở thông thường hay phương tiện vận chuyển bằng tàu, thông thường lập chứng từ bằng cách ký vào vận đơn hay các giấy biên nhận khác.
2. Hàng hoá: chấp nhận cung ứng hàng hoá cụ thể theo hợp đồng futures (spot market-thị trường trả ngay bằng tiền mặt). Các quy định về giao hàng (cung ứng) như tầm mức của hợp đồng và số lượng hàng hoá cần thiết, được thiết lập theo thị trường nơi hàng hoá mua bán. 3. Chứng khoán: chấp nhận nhận chứng chỉ chứng khoán hay trái phiếu mới mua gần đây hay mới chuyển từ tài khoản khác tới.
TALON: Phần chia còn lại.
Một hình thức được cổ đông áp dụng cho phiếu lãi (coupon) thuộc người mang (bearer bond coupons) khi một nguồn cùng đang có lại bị cạn.
TAN: Giấy nợ trả trước thuế. Xem : Tax Anticipation Note. TANDEM LOAN: Tiền vay được bao cấp.
Chương trình tiền vay có thế chấp được trợ cấp (bao cấp) trong đó nhà nước mua tiền vay có thế chấp theo giá cao hơn giá thị trường công bằng hợp lý, và bán lại cho một cơ quan nhà nước. Chương trình nhằm trợ giúp tài chánh cho nhà xây dựng phát triển của dự án xây dựng chung cư không vì mục đích kiếm lợi. Nhà nước sẽ trả phần chênh lệch-giữa giá mua và giá bán-sử dụng việc đánh giá tín dụng để đảm bảo cho phần khấu trừ (chênh lệch) mà các cơ quan xây dựng chung cư không đủ sức gánh vác và đổi lại họ sẽ chấp nhận một số thua lỗ (nếu có trong giao dịch này).
TANGIBLE ASSET: Tài sản hữu hình.
là loại quyền không cụ thể đối với những thứ được xem là tiêu biểu cho một quyền lợi trên thị trường như nhãn hiệu cầu chứng, bản quyền. Vì thế tài sản hữu hình rõ ràng là những thứ tồn tại cụ thể như tiền mặt, bất động sản, máy móc. Tuy nhiên trong kế toán, các tài sản như tài khoản thu được xem là tài sản hữu hình mặc dù nó không giống tính cách cụ thể hơn gì môn bài hay hợp đồng cho thuê, cả hai loại này được xem như tài sản vô hình. Nói tóm lại, nếu một tài sản có một hình thức cụ thể thì nó là hữu hình nếu không thì phải tham khảo bản danh sách mà các nhà kế toán đã quyết định cái nào là tài sản vô hình.
TANGIBLE COST: Giá phí hữu hình- Giá phí thực tế.
Từ ngữ dùng trong lãnh vực khoan dầu và gas có nghĩa là giá phí của những hạng mục có thể sử dụng qua một thời gian như: các túi dầu (casings), các thiết bị lắp ráp tốt, đất đai, bể chứa, nó khác với giá phí vô hình như khoan dầu, thử nghiệm và chi phí địa chất. Trong thoả thuận phân chia thành viên góp vốn trách nhiệm hữu hạn (limited partnership) được mọi người sử dụng thì giá phí hữu hình do giám đốc thành viên gánh vác còn giá phí vô hình thì do thành viên chịu, thường thường được thực hiện nhằm mục đích giảm thuế. Tuy nhiên trong trường hợp giếng dầu cạn, tất cả trở thành giá phí vô hình. Xem Intangible Cost.
TANGIBLE NET WORTH: Trị giá thuần hữu hình.
Tổng số tài sản trừ đi tài sản vô hình và tổng số nợ, nó còn được gọi là tài sản hữu hình thuần (net tangble asset). Tài sản vô hình bao gồm các lợi ích không cụ thể như danh tiếng, bản quyền, quyền sao chép, và nhãn hiệu cầu chứng.
TAP STOCK: Trái phiếu viền vàng (cấp cao) dưới mức đăng ký mua.
Trái phiếu này được bán trong thị trường mở rộng, nó có thể ngắn hạn (short taps) hay dài hạn (long taps). Nó còn được gọi là undersubscripbed gilts.
TAPE: Băng truyền thông tin.
1. Dịch vụ báo cáo giá cả và mức độ các vụ giao dịch trên các thị trường chính. Nó còn được gọi là băng truyền thông tổng hợp (composite tape) hay ticker tape (băng điện báo) (bởi vì âm thanh phát ra khi máy in vào băng trước khi xử lý tính toán).
2. Dịch vụ truyền thông của Dow Jones và mạng điện thoại điện toán khác, thường được gọi là Broad Tape.
Xem Consolidate Tape.
TARGET BALANCE: Số cân đối có mục đích. Số cân đối đạt tiêu chuẩn để được miễn lệ
phí.
Số cân đối mong muốn trong tài khoản ký thác để có đủ các tiêu chuẩn tối thiểu đạt được lợi nhuận, hay hoa lợi huề vốn (break-even yield). Có nhiều loại công thức để định giá tài khoản ký thác có khả năng trang trải phí dịch vụ. Nếu tài khoản chi phiếu được định giá riêng ra khỏi các tài khoản ký thác khác, thì ngân hàng có thể khẳng định rằng khách hàng nào giữ được số cân đối tối thiểu trong tài khoản thường xuyên thì có đủ điều kiện để miễn lệ phí viết chi phiếu. Ngân hàng cũng có thể miễn phí dịch vụ cho khách hàng nào có số cân
đối tài khoản tiết kiệm cao. Thí dụ như chứng chỉ thị trường tiền tệ ngắn hạn, kết hợp với các tài sản được lưu giữ ký thác, số cân đối bù đắp do một công ty giữ có giá trị cao hơn mức ấn định.
TARGET COMPANY: Công ty mục tiêu của sự tiếp quản.
Công ty được chọn là mục tiêu hấp dẫn để tiếp thu. Người thụ đắc (người tiếp quản) trong tương lai có thể mua hơn 5% chứng khoán của công ty sẽ bị tiếp quản mà không thông báo ra công chúng, nhưng họ phải báo cáo tất cả các vụ giao dịch mua bán và cung cấp các thông tin khác cho nhà nước, cho thị trường nơi công ty bị tiếp quản có liệt kê, và cho chính công ty mục tiêu tiếp quản một khi đã thụ đắc hơn 5%. Xem Stockhold Purchase, Schedule 13D, Sleeping Beauty, Tender Offer, William Act.
TARGET PRICE: Giá để tiếp quản; giá có lời.
Tài chánh: giá theo đó nhà tiếp quản (acquirer-người thụ đắc) nhắm vào để mua một công
ty trong hoạt động tiếm quyền (takeover).
Hợp đồng options: giá của chứng khoán cơ sở mà sau đó một hợp đồng option sẽ trở nên có lợi cho người mua nó. Thí dụ, người nào đó mua một hợp đồng call option của công ty XYZ, giá điểm $50 (XYZ call 50) với phí mua option là $200 có thể được giá có lợi (giá đạt được mục tiêu kiếm lời-target price) là $52, sau giá này người ta có thể bù lại phí mua option (premium) đã trả cho người bán và hợp đồng call option sẽ có lời khi thực hiện.
Chứng khoán: giá mà nhà đầu tư hy vọng chứng khoán mà ông ta vừa mới mua sẽ tăng lên
trong một thời khoảng ấn định. Nhà đầu tư có thể mua chứng khoán công ty XYZ là $20 thì giá có lời (target price) có thể là $40 trong vòng một năm.
TARGET RATE: Tỷ lệ có mục đích.
1. Tỷ lệ do uỷ ban tài sản- nợ của ngân hàng thiết lập, là mục tiêu mong muốn để tái định giá số ký thác hay tiền cho vay đang đáo hạn.
2. Tỷ lệ lợi nhuận nội tại còn được gọi là tỷ lệ rào cản (hurdle rate- tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu) trong việc lập ngân quỹ vốn.
TARIFF: Quan thuế biểu, thuế biểu.
1. Thuế nhà nước đánh trên xuất khẩu và nhập khẩu, thường là để tăng doanh thu (gọi là quan thuế biểu doanh thu- revenue tariff), hay để bảo vệ các công ty nội địa chống lại sự cạnh tranh nhập khẩu (gọi là hàng rào quan thuế biểu- protective tariff- quan thuế biểu bảo vệ). Quan thuế biểu cũng có thể được thiết lập để điều chỉnh lại sự mất cân đối chi trả. Tiền thu được bằng quan thuế biểu được gọi là duty hay customs duty (thuế hải quan).
2. Biểu thuế hay biểu phí thường dùng cho hàng hoá vận chuyển.
TAX ABATEMENT: Giảm thuế.
Chánh quyền đô thị hay khu vực giảm thuế bất động sản tính theo trị giá (ad valorem) lý do là vì vùng đó đang ở trong tình trạng đặc biệt như bị thiên tai hay vì lý do khác.
Tài khoản trong tổ chức ký thác khu vực tư nhân, dưới danh nghĩa của ngân hàng dự trữ liên bang cùng với tư cách là cơ quan tài chánh của Hoa Kỳ, phục vụ như một kho chứa tiền mặt lưu động sẵn sàng cho ngân khố Hoa Kỳ. Số thuế lợi tức thu được, số đóng góp của người chủ vào quỹ bảo hiểm xã hội và số chi trả chứng khoán nhà nước Hoa Kỳ theo thường lệ, đều nhập vào tài khoản thuế và cho vay.
TAX AND REVENUE ANTICIPATION NOTE (TRAN): Giấy nợ trả trước thuế và doanh thu. Đây là trái phiếu nợ ngắn hạn của đô thị. Xem Tax Anticipation Note.
TAX ANTICIPATION BILL (TAB): Công phiếu ngắn hạn trả thuế trước, dự phòng thuế. Cam kết nợ ngắn hạn do ngân khố đưa ra trong đấu thầu có cạnh tranh với khung đáo hạn từ 23 đến 273 ngày. Tiêu biểu thì TAB đáo hạn trong vòng từ 5 đến 7 ngày sau ngày đáo hạn