Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp nông thôn, cơ sở lý luận và thực tiễn tại Ấn Độ (Trang 33 - 38)

III. Các cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ từ năn 1991 đến nay

4. Kết quả đạt được

4.1. Những thành tựu đạt được trong các công cuộc cải cách:

Sau hai thập kỷ tiến hành cải cách, kinh tế Ấn Độ đã và đang có bước phát triển “ngoạn mục”, đạt nhiều thành tựu to lớn. Ngoài việc vượt qua khủng hoảng, khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế, trở thành điểm thu hút nguồn vốn tồn cầu, phát triển mạnh mẽ… có lẽ thành tựu quan trọng nhất mà Ấn Độ đạt được là nền kinh tế đang dần chuyển đổi, tái cấu trúc cho phù hợp với kinh tế thế giới.

Nền kinh tế Ấn Độ không chỉ đạt được sự tăng trưởng ổn định mà cùng với Trung Quốc trở thành hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. Tốc độ tăng GDP của Ấn Độ năm 2005-2006 đạt 9,5%, năm 2006-2007 là 9,6%, năm 2007-2008 là 9,3%. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, năm 2008-2009, GDP của Ấn Độ sụt giảm xuống còn 6,8%. Tuy nhiên, nền kinh tế Ấn Độ đã nhanh chóng phục hồi với tốc độ tăng GDP ấn tượng trong năm 2009-2010, 2010-2011 lần lượt là 8% và 8,6%.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (1960-2010)

Sản xuất lương thực của Ấn Độ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Năm 2002, Ấn Độ xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan. Sản lượng lương thực năm 2005-2006 đạt khoảng 210 triệu tấn; diện tích trồng lương thực đã tăng lên 124,2 triệu ha.

Trà coffee Cao su Gạo Đường Ngô Tiêu Lúa Cacao mạch 2000-01 847 301 630 84977 295956 12043 64 1431 12678 2001-02 854 301 631 93340 297208 13160 62 1425 12963 2002-03 846 275 649 71820 287383 11152 72 1407 12535 2003-04 879 271 712 88526 233862 14984 73 1298 12178 2004-05 907 276 750 83132 237088 14172 73 1207 12833 2005-06 949 274 803 91793 281172 14709 93 1221 14811 2006-07 973 288 853 93355 355520 15097 69 1328 15840 2007-08 987 262 825 96693 348188 18955 47 1196 14744 2008-09 .. 262 865 99182 285029 19731 .. 1689 12678

Bảng 4: Năng suất một số mặt hàng nông sản chủ yếu từ 2000 – 2009.

Theo thống kê năm 2005-2006, Ấn Độ là nước sản xuất mía đường đứng thứ hai thế giới; trở thành nước sản xuất và tiêu dùng chè nhiều nhất (chiếm 28% sản lượng và 13% về buôn bán trên thế giới); đứng thứ 6 về sản xuất cà phê, đóng góp 4% vào sản lượng của thế giới; năng suất cao su thuộc loại cao nhất thế giới; đứng thứ 3 về sản xuất thuốc lá, thứ nhất về sản xuất rau, thứ 2 về hoa quả. Ấn Độ là một nước đứng hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gia vị. Theo ước tính, sản lượng lương thực năm 2010–2011 đạt 218,20 triệu tấn. Hơn nữa, sản xuất các loại ngũ cốc đã đạt 20361 triệu tấn so

với 219,90 triệu tấn trong năm 2008-2009. Việc sản xuất lúa mì và lúa gạo trong năm 2009- 2010 được ước tính đạt 80.710.000 tấn và 89.130.000 tấn cho mỗi loại.

Giai đoạn Sản xuất (triệu tấn) Tiêu dùng (vạn tấn)

1996 – 1997 81.73 122.23 1997 – 1998 82.54 143.32 1998 – 1999 86.08 118.45 1999 – 2000 89.68 173.09 2000 - 2001 84.87 195.87 2001 – 2002 91.61 212.76 2002 - 2003 93 130.61

Bảng 5: Sản xuất và tiêu dùng gạo tại Ấn Độ.

Ngành chăn nuôi Ấn Độ cũng khá phát triển. Từ chỗ phải nhập khẩu sữa, Ấn Độ đã vươn lên trở thành quốc gia sản xuất sữa hàng đầu thế giới với sản lượng 91 triệu tấn (năm 2005). Ấn Độ cũng trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi: đứng thứ 5 về sản xuất trứng, thứ 6 về sản xuất cá. Đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất và chế biến sữa trong 6 năm qua đã lên tới 80 triệu USD.

Năm Mật độ 1987 1992 Trên 1 ha Trên 1 vụ địa lý mùa Gia cầm 199.700 204.533 0.622 1.103 Trâu 75.970 83.499 0.254 0.450 Cừu 45.700 50.799 0.155 0.274 Dê 110.210 115.278 0.351 0.622 Ngựa 0.800 0.826 0.003 0.004 Heo 10.630 12.895 0.039 0.069 Lừa 0.960 0.970 0.003 0.005 Khác 0.170 0.212 0.001 0.001 Trên 1 ha gieo trồng 1.438 0.587 0.357 0.810 0.006 0.090 0.007 0.001 % gia tăng 2.42 9.91 11.61 4.60 3.25 20.37 1.04 24.71

Bảng 6: Mật độ chăn ni trong giai đoạn 1987 – 1992.

Nhìn chung, những thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế của Ấn Độ là rất to lớn, đóng vai trị quyết định trong phát triển đất nước, đưa Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh trên thế giới. Những thành tựu đó cũng phản ánh con đường cải cách mà Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã và đang thực hiện trong hai thập kỷ qua là đúng đắn và tất yếu.

4.2. Những hạn chế trong q trình phát triển kinh tế nơng nghiệp Ấn Độ:

Thực tế, mặc dù nơng nghiệp Ấn Độ có sự phát triển khá đều đặn trong thời gian tiến hành cải cách nhưng đóng góp của nó trong nền kinh tế lại ngày càng ít đi. Điều này thể hiện qua các số liệu sau:

Năm 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011

% trong tổng GDP 17.4 16.8 15.7 14.6 14.2

(Nguồn: Central Statistical Organisation)

Trong khi GDP những năm gần đây tăng trung bình trên 7 % thì tăng trưởng của ngành nơng nghiệp chỉ ở mức trên 2% ,vì vậy năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp thấp, sức cạnh tranh yếu … Điều đáng nói là canh tác nơng nghiệp phần lớn trơng chờ vào nguồn nước do mùa mưa đem lại. Mùa mưa, cũng là mùa gieo hạt và trồng cấy, thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào đầu tháng 9 hàng năm. Khi mùa mưa xê dịch, đến sớm hay muộn, luợng mưa ít thì sản xuất nơng nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Mỗi khi mùa hè tới, nông dân Ấn Độ lại lo lắng thiếu mưa. Vài năm gần đây, lượng mưa cung cấp từ Ấn Độ Dương đã giảm 25% và gần một nửa số quận, huyện nông thôn cơng bố tình trạng hạn hán. Mùa màng thất bát, sản lượng giảm, đẩy giá cả nông sản như gạo tăng mạnh. Mất mùa dẫn tới đói kém và nợ nần được xem là một vấn đề nan giải hiện nay. Tại nhiều vùng nông thôn, đàn ông buộc phải bán cả vợ để trang trải nợ nần.

Như vậy, đối với nông nghiệp, nguồn nước tưới là điều kiện vô cùng quan trọng, với Ấn Độ thậm chí là yếu tố hàng đầu. Tại diễn văn kỷ niệm ngày Độc lập (15 /08/2009) Thủ tướng Monmohan Singh đã phải kêu gọi toàn dân tiết kiệm nước. Hiện nay chính phủ đang có những dự án nhằm chuyển lượng nước dư thừa ở phía Bắc sang phía Tây, nối 14 con sơng lớn ở vùng núi Hymalaya với 17 con sông ở miền Nam và xây dựng một con kênh đào 2.500 km cung cấp nước cho miền Tây và Tây- Nam. Khi dự án này hoàn thành, sản lượng lương thực của Ấn Độ có thể tăng gấp đơi hiện nay. Trước mắt, những người nông dân Ấn Độ cịn lao động nhọc nhằn vào nghèo khó được hưởng hỗ trợ của chính phủ từ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn và chính sách điều chỉnh giá nơng nghiệp.

Người ta đã đưa ra những dự báo kỳ vọng về kinh tế Ấn Độ trong tương lai, trong đó có sự góp mặt của ngành nơng nghiệp, với sản lượng 450 triệu tấn lương thực / năm, vào năm 2050.

™ PHẦN IV : KẾT LUẬN CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. Kết luận chung:

Chúng ta có thể thấy rằng Ấn Độ như là một sự thần kỳ của nông nghiệp. Với những thành tựutrong nông nghiệp mà Ấn Độ đã đạt được như ngày nay khiến chúng ta thật ngưỡng mộ. Như chúng ta cũng biết, Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới

với 1,2 tỷ người. Vì vậy, bảo đảm an ninh lương thực đã trở thành nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu được Chính phủ Ấn Độ tin tưởng giao cho ngành nơng nghiệp. Trong gần 5 thập kỷ qua, với sự hỗ trợ của khoa học cơng nghệ và chính sách phát triển nơng nghiệp hợp lý của nhà nước, ngành nông nghiệp Ấn Độ đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một mơ hình học tập của thế giới.

Nhìn lại lịch sử phát triển của Ấn Độ ta thấy từ sau khi giành được độc lập (15-8-1947) Ấn Độ phải liên tục đối phó với nạn đói, nặng nề nhất là các năm 1950, 1956 và 1977. Trước tình trạng cấp bách đó, cuộc “cách mạng xanh” do Chính phủ Ấn Độ đã được tiến hành lần thứ nhất vào năm 1963 và lần hai 1983 đã làm thay đổi cơ bản đời sống người dân Ấn Độ. Hai mươi năm sau, từ một nước thiếu ăn, Ấn Độ đã căn bản tự giải quyết được nhu cầu lương thực, chấm dứt nạn đói. Cuộc cách mạng xanh như một phép lạ đưa sản lượng lương thực không ngừng tăng từ 120 triệu tấn những năm 1960 lên 210 triệu tấn hiện nay. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực nhiều nhất thế giới, Ấn Độ đã vươn lên là nước đứng thứ hai về xuất khẩu lương thực. Thế giới đã gọi “cuộc cách mạng xanh” ở Ấn Độ là một “hiện tượng” của thế giới và là mơ hình để các quốc gia khác học tập. Tuy nhiên sẽ là không đầy đủ nếu không kể đến một cuộc cách mạng nữa – cuộc cách mạng trắng. Tại thủ đô New Delhi và các thành phố lớn, chỉ cần đi bộ khơng q 100 mét là có thể gặp một trạm sữa. Đêm đêm, sữa từ nhà máy được chở bằng xe chuyên dụng đến những thùng chứa ngầm dưới đất. "Cách mạng trắng" những năm 70 của thế kỷ XX với mục tiêu chủ yếu là chăn nuôi để lấy sữa đã làm tăng sản lượng sữa lên 6%/năm và giúp Ấn Độ đã trở thành nước sản xuất sữa hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, một cuộc cách mạng đơn lẻ chưa đủ sức đưa Ấn Độ thốt khỏi khó khăn. Từ năm 1991, Ấn Độ bắt đầu cơng cuộc cải cách tồn diện, trong đó, nơng nghiệp là lĩnh vực trọng tâm, hàng loạt biện pháp được Ấn Độ áp dụng trong quá trình cải cách. Sau năm 1999, cải cách kinh tế bước vào giai đoạn II với chủ trương đẩy mạnh hơn nữa sự kiểm soát chất lượng sản phẩm và tăng cường đầu tư, hỗ trợ sản xuất. Nhờ đó, ngành nơng nghiệp của Ấn Độ đã đóng góp 22% vào GDP và gần 16% vào doanh thu xuất khẩu.

Trong đà phát triển của công nghiệp, du lịch và dịch vụ …, nông nghiệp Ấn Độ vẫn là một ngành kinh tế quan trọng, là một ngành kinh tế chủ đạo đã nuôi sống các dân tộc Ấn Độ từ ngàn đời nay, đóng góp vào GDP và doanh thu xuất khẩu cho đất nước, đảm bảo cuộc sống cho các tầng lớp dân cư. Nhờ thực hiện các "cuộc cách mạng" trong nông nghiệp, Ấn Độ khơng những đảm bảo an ninh lương thực

mà cịn trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đứng thứ 2 về sản xuất mía đường, đứng thứ 6 về sản xuất cà phê… Có thể thấy ngành nơng nghiệp Ấn Độ đã có những nỗ lực rất lớn mới đạt được những thành tích đáng khâm phục như ngày nay. Chính vì thế ngay cả Việt Nam và cả những quốc gia chú trọng phát triển nông nghiệp cũng cần phải học hỏi theo mơ hình này của Ấn Độ. Ấn Độ chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho việc Chính phủ đã biết tạo và phát triển những hướng đi đúng đắn cho nông nghiệp, biết kết hợp khoa học công nghệ vào nông nghiệp giúp nền kinh tế này phát huy được nguồn lực một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp nông thôn, cơ sở lý luận và thực tiễn tại Ấn Độ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w