Thiếu hàng hóa công cộng.

Một phần của tài liệu những hình thức can thiệp đó trong việc cung ứng hàng hóa dịch vụ công của chính phủ Việt Nam hiện nay.doc (Trang 25 - 27)

Hàng hóa công cộng là những hàng hóa do Nhà nước trực tiếp đảm nhận việc cung ứng hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài Nhà nước thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và công bằng xã hội phục vụ các lợi ích chung thiết yếu ,các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân. Hàng hóa công cộng không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Điều này có nghĩa là tiêu dùng của một người không phải giảm số lượng hay chất lượng của hàng hóa đã có sẵn cho những người tiêu dùng khác.

Một đặc điểm quan trọng của dịch vụ công cộng là tính cộng đồng. Tính cộng đồng ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa:dịch vụ này là dịch vụ có thể dùng chung do đó nó liên quan đến công đồng người tiêu dùng,cộng đồng dân cư. Phần lớn các dịch vụ công cộng là những dịch vụ chung liên quan đến những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của đời sống cộng động dân cư, mọi người đều có quyền tiếp cận,hưởng thụ,và bình đẳng trong tiếp cận như:chăm sóc sức khỏe,văn hóa,giáo dục,khoa học công nghệ và thể dục thể thao...Chính do đặc điểm này người ta thường xác định dịch vụ công cộng là một lĩnh vực chính sách. Hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng đều thuộc danh mục kiểm soát của Nhà nước.

Đầu tư cho dịch vụ công cộng thường khó thu hồi vốn qua các quan hệ thị trường thông thường , do đặc tính loại trừ của dịch vụ công cộng, việc thu phí dịch vụ công cộng là rất khó khăn ,ngoài ra do phần lớn các dịch vụ công cộng đều là các dịch vụ cơ bản thiết yếu đối với đời sống nhân dân , thuộc phạm trù phúc lợi công cộng,phạm trù chính sách. Vì vậy, các nhà đầu tư tư nhân thường ngại bỏ vốn đầu tư theo các quan hệ thị trường thông thường.

Vấn đề với hàng hóa công cộng là không cá nhân nào có động lực để chi trả cho hàng hóa công cộng. Do nó không có hiệu quả và luôn không khả thi, để ngăn chặn mọi người không tiêu dùng một hàng hóa công cộng, mọi người có thể tiếp tục sử dụng nó thậm chí cho dù họ không trả tiền. Trong tình huống như vậy mỗi người có động cơ trở thành “người hưởng thụ miễn phí”và để những người khác trả tiền công cộng. Tất nhiên vấn đề là hàng hóa sẽ vừa không đủ cung cấp cho thị trường nên hàng hóa công cộng sẽ thiếu.

Chính phủ cố sửa chữa những khuyết tật này của thị trường bằng việc cung cấp hoặc trợ cấp cho việc sản xuất hàng hóa công cộng. Ngoài ra xã hội hóa dịch vụ công cộng cũng là giải pháp mang tính hiệu quả cao .

Xã hội hóa dịch vụ công cộng là quá trình mở rộng trách nhiệm của một hay một số thành phần xã hội thành trách nhiệm của nhiều thành phần xã hội hay của toàn xã hội trong việc đảm bảo cung cấp dịch vụ hàng hóa công cộng. Xã hội hóa dịch vụ công cộng nhằm hai mục tiêu lớn:thứ nhất phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo các dịch vụ công cộng mà trước hết là sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội,đặc biệt là các đối tượng chính sách và người nghèo được thụ hưởng dịch vụ công cộng.

Xã hội hóa dịch vụ công cộng không chỉ đơn thuần là huy động nguồn lực vật chất,nguồn lực tài chính của xã hội. Quan trọng hơn là phát huy được trí lực và tinh thần trách nhiệm của xã hội đóng góp cho sự nghiệp chung nhằm phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng.

Trong xã hội hóa việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội là một nội dung rất quan trọng vì nhiều lẽ:

 Phát triển dịch vụ công cộng là sự nghiệp của toàn dân cho nên cần huy động nguồn lực trong dân và doanh nghiệp để phát triển các dịch vụ công cộng

 Nhu cầu về dịch vụ ngày càng cao, ngày càng phong phú và đa dạng, nếu chỉ dựa vào các đơn vị công lập thì không thể nào đáp ứng được.

 Tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở ngoài công lập với các cơ sở công lập nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng.

Chủ trương xã hội hóa dịch vụ công cộng có ý nghĩa về nhiều mặt, tạo thêm nguồn kinh phí cần thiết cho sự phát triển các dịch vụ công cộng phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội ,xóa bao cấp tràn lan, chi phí của các đơn vị dịch vụ công cộng không chỉ do ngân sách Nhà nước gánh vác, mà còn có phần thu từ những người được hưởng dịch vụ và từ cộng đồng, xóa bỏ các khoản thu không chính thức không minh bạch đang tồn tại khá phổ biến và nặng nề đối với những người hưởng dịch vụ công cộng đi liền với sự phân phối

không công bằng trong nội bộ các đơn vị làm dịch vụ,ngăn ngừa các hiện tượng trái đạo đức nghề nghiệp,phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng.

Chính phủ có nhiều biện pháp để tăng cường các hàng hóa công cộng. Nhà nước thường xuyên xây dựng cơ sở hạ tầng và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Thật vậy, một nền kinh tế không thể “cất cánh” được trừ phi nó có được một cơ sở hạ tầng vững chắc. nhưng cũng do tính không thể phân chia của hàng hóa công cộng mà các nhà đầu tư tư nhân thấy rằng đầu tư vào đây không có lợi. vì thế ở hầu hết các nước , Nhà nước bỏ vốn vào đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô cũng có thể xem như là hàng hóa công cộng.

Một phần của tài liệu những hình thức can thiệp đó trong việc cung ứng hàng hóa dịch vụ công của chính phủ Việt Nam hiện nay.doc (Trang 25 - 27)