CÁC GIẢI PHÁP KHÁC

Một phần của tài liệu Tài liệu Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự (Trang 92 - 100)

Trong trường hợp quy định của pháp luật nói chung và quy định về cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự nói chung đã hồn thiện nhưng nhận thức

và áp dụng các quy định đó của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và người dân không đầy đủ và đúng đắn thì hiệu quả áp dụng pháp luật sẽ khơng cao. Vì vậy, ngồi việc đưa ra một số giả pháp hịa thiện pháp luật đã nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp khác nhằm đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người dân sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

a. Nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng

Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ:

Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất, đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì cơng lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật. Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn về đào tạo cán bộ tư pháp.

Có cơ chế thu hút, tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, tài vào làm việc ở các cơ quan tư pháp. Mở rộng nguồn để bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp, không chỉ là cán bộ trong các cơ quan tư pháp, mà còn là các... luật sư. Nghiên cứu thực hiện cơ chế thi tuyển để chọn người bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp. Tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm khơng có kỳ hạn.

Có chế độ, chính sách tiền lương, khen thưởng phù hợp với lao động của cán bộ tư pháp. Tăng cường kiểm tra, thanh tra và có cơ chế thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài đối với hoạt động của các chức danh tư pháp [9].

Hiện nay trình độ, nghiệp vụ và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng đòi hỏi ngày một nâng cao, nhưng số lượng cán bộ có trình độ chun mơn cao chưa nhiều, cơng tác bố trí cán bộ có trình độ, chun mơn cao giữa các vùng, có nơi chưa hợp lý. Khơng chỉ miền núi, vùng sâu, vùng xa mà ở một số địa phương, trình độ, chun mơn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng còn yếu kém, dẫn đến việc áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự chưa thực sự đúng đắn, Một số cán bộ được giao nhiệm vụ tiến hành tố tụng cịn có biểu hiện nhìn nhận, đánh giá sự việc chủ quan, phiến diện, thậm chí mang tính áp đặt dẫn đến quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án nhiều khi chưa đảm bảo ngun tắc nhanh chóng, kịp thời, chính xác và sự thật khách quan.

Mặt khác, chế định cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật cũng còn bộc lộ một số kẽ hở mà dựa vào đó người tiến hành tố tụng lợi dụng để thực hiện một số việc không minh bạch. Do đó khi áp dụng các quy định trong chế định này nói riêng và áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và tố tụng hình sự nói chung thì vấn đề đặt ra là "Trách nhiệm" của những người tiến hành tố tụng là yếu tố rất quan trọng, do vậy để xây dung đội ngũ những người tiến hành tố tụng vừa tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ, vừa dốc lòng dốc sức thực hiện nhiệm vụ để phụng sự Tổ Quốc, phụng sự Nhân dân nhà nước cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn thường xuyên, đồng thời Nhà nước cũng cần có chế độ chính sách bố trí cán bộ và chế độ đãi ngộ xứng đáng để những người được giao nhiệm vụ cầm cân, nảy mực thực sự khách quan, trung thực khi giải quyết vu án. Có như vậy nhân dân sẽ tin tưởng vào sự nghiêm minh của

pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an tồn xã hội.

b. Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của người dân

Để việc thực hiện các quy định của pháp luật nói chung, thực hiện và giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự thì người dân cần thiết phải biết về quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền và nghĩa vụ trong việc tố giác tội phạm. Khi người dân không biết nghĩa vụ của mình về tố giác tội phạm dẫn đến hậu quả pháp lý đáng tiếc là vì khơng biết nghĩa vụ tố giác tội phạm của mình nên phải vào vịng lao lý, làm tổn thất thời gian, cơng sức và tài chính cho gia đình và xã hội. Sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân cùng với sự chủ quan, không minh bạch của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã làm cho quá trình xác minh, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự kéo dài gây bức xúc dư luận xã hội, tốn kém thời gian và chi phí của xã hội. Chính vì vậy việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và giải thích pháp luật cho người dân hiểu là việc làm cần thiết. Do đó nhà nước cần phải có chương trình mục tiêu về cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo định kỳ và theo lĩnh vực để người dân biết, hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật góp phần xây dựng xã hội văn minh, trật tự, đảm bảo thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của q trình thi hành pháp luật và có vai trị hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trị, ý nghĩa quan trọng của cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: 'Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đồn

thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội'. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới chỉ rõ cần: "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên tòa xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân" [7]. Hiến pháp năm 1992 giao Chính phủ nhiệm vụ: "Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân" [16]. Nhiều văn bản pháp luật của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như: Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác Phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác Phổ biến giáo dục pháp luật…Đặc biệt, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác Phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị số 32-CT/TW đã khẳng định: Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thực hiện các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Bộ, ngành, đoàn thể và địa phương đã chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã đạt được nhiều kết

quả quan trọng, hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật đã được phổ biến bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng và địa bàn, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân; hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từng bước được nâng lên, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Mặc dù khẩu hiệu "Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" đã ra đời từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều thể chế được ban hành, nhiều giải pháp về phổ biến giáo dục pháp luật đã được triển khai thực hiện, nhưng kết quả của cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật vẫn cịn rất hạn chế, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và người dân trong xã hội chưa cao, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do:

Thứ nhất, nhận thức của một số Bộ, ngành, đồn thể, địa phương về

cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa thực sự đầy đủ và chưa tương xứng với vị trí, vai trị, tầm quan trọng của công tác này.

Thứ hai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phổ biến giáo dục

pháp luật còn tản mạn, chưa đồng bộ, hiệu lực pháp lý chưa cao, chủ yếu mới chỉ dừng ở các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Phổ biến giáo dục pháp luật, chưa có văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nên việc triển khai Phổ biến giáo dục pháp luật gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động nguồn lực có hiệu quả giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các tổ chức chính trị- xã hội trong Phổ biến giáo dục pháp luật, chưa có cơ chế pháp lý để thực hiện xã hội hóa hiệu quả cơng tác này theo chủ trương của Đảng.

Thứ ba, việc huy động nguồn lực cho công tác phổ biến giáo dục pháp

luật chưa được tiến hành một cách đồng bộ và rộng khắp. Tổ chức, nhân lực làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn chế. Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện dành cho cơng tác này cịn rất hạn hẹp, nhất là ở cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, nội dung đa dạng, phức tạp, điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phục vụ tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, yêu cầu tăng cường, phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng địi hỏi cơng tác Phổ biến giáo dục pháp luật phải thực sự có chuyển biến căn bản, tồn diện. Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW (Kết luận số 04-KL/TW) đã chỉ rõ: Đảng đoàn Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan khẩn trương xây dựng, ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật...

Từ những lý do trên, việc xây dựng và ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật là rất cần thiết.

KẾT LUẬN

Sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nhân dân ta, Đất nước ta ngày một giàu mạnh nên, tạo tiền đề cơ bản cho đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng, song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng- an ninh.Trong đó nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội là nhiệm vụ quan trọng. Muốn làm được điều này thì các cơ quan tư pháp hình sự, với tư cách là cơ quan đứng trên tuyến đầu của công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đã, đang và sẽ phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trên. Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động tố tụng mở đầu cho các giai đoạn tố tụng hình sự tiếp theo nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng, xử lý kịp thời và chính xác tội phạm, người phạm tội góp phần bảo vệ pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Tài liệu Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)