Khái niệm về di chúc và đặc điểm của di chúc

Một phần của tài liệu Tài liệu Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Trang 25)

4. Tài liệu tham khảo

1.3. Khái niệm về di chúc và đặc điểm của di chúc

1.3.1. Khái niệm về di chúc

Theo quy định tại Điều 646 Bộ luật dân sự: "Di chúc là sự thể hiện ý

chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết"

[6, Điều 646]. Di chúc chính là phương tiện để phản ánh ý chí của người có tài sản trong việc định đoạt tài sản của họ cho người khác hưởng sau khi người lập di chúc chết. Một người có thể có nhiều bản di chúc định đoạt một loại tài sản và những di chúc này đều thể hiện ý chí tự nguyện của họ, phù hợp với những quy định của pháp luật nhưng không phải tất cả các di chúc trên đều phát sinh hiệu lực mà di chúc có hiệu lực pháp luật là di chúc thể hiện ý chí sau cùng của người lập di chúc.

Di chúc thường được thể hiện thơng qua một hình thức nhất định. Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự 2005, di chúc được thể hiện dưới hai hình thức: Di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Pháp luật chỉ cho phép người lập di chúc miệng trong những trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 651 Bộ

thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình”. [6, Điều 649]

Đối với di chúc bằng văn bản, pháp luật quy định có 3 loại di chúc bằng văn bản: Di chúc tự tay viết (không cần người làm chứng), di chúc nhờ người khác viết (cần 2 người làm chứng) và di chúc nhờ công chứng viên hoặc cán bộ tư pháp xã phường lập. Bên cạnh đó, pháp luật cịn quy định thêm 1 loại di chúc có giá trị như di chúc nhờ cơng chứng viên lập (quy định tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2005).

Quyền của người lập di chúc được pháp luật quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 1995, bao gồm những quyền sau:

“- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;

- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”. [5, Điều 651]

Trong thực tế thì khơng phải bất cứ người lập di chúc nào cũng thực hiện đúng các quyền được ghi nhận trên, hoặc là sử dụng một phần, hoặc lại sử dụng quá cả phần quyền được pháp luật quy định. Về thực hiện quyền phân định di sản thì người lập di chúc cũng có sự phân định di sản khác nhau: Có di chúc chỉ phân định một phần di sản cho người thừa kế, còn một phần di sản di chúc không nhắc đến. Trên thực tế cũng có những di chúc định đoạt cả phần tài sản của người khác (thường là định đoạt toàn bộ tài sản chung vợ chồng). Trong trường hợp này, di chúc chỉ có hiệu lực một phần tương ứng với di sản của người lập di chúc.

Theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp thì di chúc có nhiều điểm tương tự như pháp luật dân sự nước ta, được thể hiện:

Điều 895 quy định: "Di chúc là một chứng thư theo đó người để lại di

chúc định đoạt sau khi chết, một phần hoặc tồn bộ tài sản của mình, người đó có thể hủy bỏ di chúc" [7, Điều 895].

Điều 967 quy định: "Mọi người đều có thể định đoạt bằng di chúc để

lập thừa kế hoặc để di tặng hoặc được gọi bằng bất cứ tên nào khác để thể hiện ý chí của mình" [7, Điều 895].

Điều 969 quy định: "Di chúc có thể viết tay, lập cơng chứng thư hoặc

di chúc bí mật" [7, Điều 969].

Còn Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định di chúc tuy có những đặc trưng riêng, nhưng về cơ bản các quy định cũng tương tự như Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp.

Pháp luật dân sự của Cộng hòa Pháp và pháp luật dân sự Nhật Bản cịn có quy định hình thức của di chúc bí mật. Bản chất của di chúc bí mật tương tự như di chúc được lập tại cơng chứng nhà nước ở nước ta, nhưng có thủ tục chặt chẽ hơn.

Ngoài ra, người thừa kế được quy định trong Bộ luật dân sự Nhật Bản cũng có những điểm tương tự với người thừa kế trong pháp luật dân sự nước ta.

Điều 886 quy định:

“Đứa trẻ đang trong bụng mẹ được coi là đã sinh khi xét đến vấn đề thừa kế.

Các quy định của phần trên điều này không áp dụng trong trường hợp đứa trẻ sinh ra bị chết”. [4, Điều 886]

Khoản 1,3,4 Điều 891 quy định:

“1. Người bị kết án do đã cố ý gây ra hoặc tìm cách gây ra cái chết của người để lại thừa kế hoặc của bất kỳ người thừa kế nào ở hàng trước.

3. Người đã lừa dối hoặc cưỡng bức, ngăn cản người để lại thừa kế trong việc lập, thay đổi di chúc liên quan đến thừa kế.

4. Người thay đổi, hủy bỏ di chúc của người để lại thừa kế.” [4, Khoản

1,3,4 Điều 891]

1.3.2. Đặc điểm của di chúc

Di chúc có những đặc điểm riêng biệt so với các giao dịch dân sự khác ở những điểm sau:

Đặc điểm thứ nhất, di chúc chính là sự thể hiện ý chí đơn phương của

người lập di chúc. Ý chí đơn phương này được thể hiện qua việc người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc không phải bàn bạc với bất kỳ ai trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình (trường hợp lập di chúc chung vợ chồng thực chất thì vẫn là phần tài sản của ai thì người đó có quyền định đoạt). Người lập di chúc khơng có nghĩa vụ phải trao đổi với những người thừa kế về nội dung di chúc. Người lập di chúc phải tự nguyện, không bị đe dọa, cưỡng ép trong việc lập di chúc. Di chúc thể hiện ý chí của người lập di chúc, không bị sự chi phối nào của người khác. Bằng việc lập di chúc, người để lại di sản đã xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế theo di chúc.

Ý chí đơn phương của người lập di chúc còn được thể hiện việc người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho bất kỳ ai và có quyền cho ai bao nhiêu phần số tài sản thuộc quyền sở hữu của mình mà khơng phụ thuộc vào việc người được hưởng thừa kế theo di chúc có quan hệ huyết thống, ni dưỡng hay thân thích với người lập di chúc. Người lập di chúc có thể cho người này nhiều, người kia ít, hoặc khơng cho người nào đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Như vậy, nếu như trong tất cả các loại hợp đồng dân sự đều phải thể hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng và các bên đều phải tự nguyện thỏa thuận, bàn bạc, trao đổi..., thì di chúc chỉ thể hiện ý chí của bên lập di chúc. Hợp đồng dân sự chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên tham gia hợp đồng thống nhất được

những điều khoản ghi nhận trong hợp đồng và cùng nhau ký kết hợp đồng, còn trong di chúc thì khơng có sự thống nhất giữa người lập di chúc và người được thừa kế theo di chúc. Thực tế đã có nhiều trường hợp người được hưởng thừa kế theo di chúc khơng thể biết mình có quyền được hưởng di sản theo di chúc vì di chúc chưa được công bố và được cất giữ bí mật.

Đối với những di chúc do vợ chồng lập chung, trong đó mặc dù thể hiện ý chí chung của hai người, nhưng thực chất vẫn thể hiện ý chí đơn phương của từng người trong việc định đoạt tài sản chung (ý chí đơn phương của chồng và vợ trùng nhau trong việc định đoạt tài sản chung vợ chồng). Mặt khác, di chúc chung của vợ chồng vẫn chỉ thể hiện ý chí của một bên - bên chuyển giao tài sản.

Ý chí đơn phương này là đặc điểm khác biệt của di chúc với các loại giao dịch dân sự khác.

Đặc điểm thứ hai: Di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản của người lập di

chúc nhằm chuyển dịch tài sản cho người khác sau khi người lập di chúc chết. Với khái niệm về di chúc tại Điều 649 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005) thì di chúc phải thể hiện việc chuyển dịch tài sản của người lập di chúc cho người khác sau khi người lập di chúc chết. Vì vậy, nếu như một tài liệu nào đó của người chết để lại mà không hàm chứa nội dung chuyển tài sản cho người khác, thì khơng thể được coi là di chúc. Pháp luật cho phép cơng dân có quyền định đoạt tài sản, trong đó có việc để lại di sản thừa kế theo di chúc, nhưng pháp luật cũng chỉ công nhận khi di chúc của cơng dân đó thỏa mãn những điều kiện nhất định. Trong thực tiễn đã có khơng ít những di chúc khơng tn theo những quy định của pháp luật về hình thức và nội dung, dẫn tới di chúc không được công nhận hoặc chỉ được công nhận một phần.

Đặc điểm thứ ba: Di chúc là một loại giao dịch dân sự đặc biệt, chỉ có

Khoản 1 Điều 670 Bộ luật dân sự năm 1995 (khoản 1 Điều 667 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định: "Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở

thừa kế" [5, Điều 670], [6, Điều 667].

Về thời điểm mở thừa kế, Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định theo quy định của pháp luật.

Đây là một đặc điểm thể hiện rõ nét sự khác biệt giữa di chúc với các loại giao dịch dân sự khác, ví dụ như hợp đồng dân sự có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác, cịn thời điểm có hiệu lực của di chúc lại phụ thuộc vào thời điểm mà người lập di chúc chết hoặc thời điểm mà quyết định của Tòa án tuyên bố người lập di chúc chết có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, việc xác định đúng thời điểm mở thừa kế (thời điểm người lập di chúc chết) có ý nghĩa trong việc xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc. Mặt khác, xác định đúng thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di chúc nào là di chúc có hiệu lực trong trường hợp một người có nhiều di chúc. Di chúc thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc và người lập di chúc có quyền thay đổi một phần hoặc toàn bộ nội dung di chúc hay hủy bỏ di chúc. Sự thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể được thể hiện dưới hình thức người đó lập di chúc mới ghi nhận về việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc, nhưng cũng có thể bằng di chúc mới (mặc dù khơng nói rằng thay đổi hay hủy bỏ di chúc) người lập di chúc định đoạt tài sản mà nội dung định đoạt khác với di chúc đã viết trước đó. Việc đánh giá hiệu lực của di chúc như vậy dựa theo quy định tại khoản 5 Điều 670 Bộ luật dân sự năm 1995: "Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài

sản, thì chỉ có bản di chúc sau cùng mới có hiệu lực pháp luật" [5, Điều 670].

các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung, thì di chúc cũng chưa phát sinh hiệu lực. Do di chúc chưa phát sinh hiệu lực (khi người lập di chúc chưa chết) nên những người thừa kế theo di chúc chưa có bất kỳ một quyền nào đối với tài sản mà họ sẽ được hưởng. Quyền đối với tài sản vẫn thuộc về người lập di chúc cho đến khi người lập di chúc chết.

1.4. Năng lực của ngƣời lập di chúc

Theo quy định của pháp luật thừa kế của nước ta thì: “Người đã thành

niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình” [6,

Khoản 1 Điều 647]. Theo quy định của pháp luật thì cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên, không tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể làm chủ được hành vi của mình có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế. Người trưởng thành có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đồng thời có quyền thực hiện các hành vi dân sự hợp pháp, một trong các hành vi đó là hành vi lập di chúc. Khác với người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi, người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có đầy đủ hành vi dân sự có quyền lập di chúc, khơng cần bất kỳ sự đồng ý của cha, mẹ hoặc của người giám hộ hợp pháp. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 647 Bộ luật Dân sự thì “Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới

mười tám tuổi có thể lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc của người giám hộ đồng ý” [6, Khoản 2 Điều 647]. Theo quy định, cá nhân ở độ tuổi này cũng có

quyền lập di chúc với điều kiện được cha, mẹ hoặc của người giám hộ đồng ý cho lập di chúc. Ngược lại, nếu người ở độ tuổi này lập di chúc nhưng không được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc của người giám hộ hợp pháp thì di chúc lập ra khơng có giá trị pháp lý. Quy định tại Khoản 2 Điều 647 BLDS là tình huống được các nhà làm luật dự liệu, có thể có trong cuộc sống tuy rằng tình huống này rất ít xảy ra. Cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi

thường khơng có tài sản và đang được cha, mẹ hoặc người khác ni dưỡng nhưng cũng có cá nhân trong độ tuổi này có khối lượng tài sản do thừa kế, do được tặng cho hoặc cá nhân tạo lập do lao động trong các tổ chức kinh tế, dịch vụ thương mại…pháp luật đã dự liệu cho người ở độ tuổi này lập di chúc là đã xem xét đến khả năng thực tế có thể có trường hợp bị mắc bệnh hiểm nghèo mà khơng thể kéo dài sự sống được nữa…

Tóm lại, di chúc phải do cá nhân lập ra và để di chúc có giá trị pháp lý thì chủ thể lập di chúc phải là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi cũng có thể lập di chúc với điều kiện được cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đồng ý. Cá nhân dưới mười lăm tuổi và những người khơng có năng lực hành vi dân sự lập di chúc thì di chúc đó khơng được thừa nhận.

Một cá nhân khi cịn sống có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ ai. Người lập di chúc bao giờ cũng là cá nhân, không thể là tổ chức. Pháp luật khơng quy định cá nhân có thể lập bao nhiêu bản di chúc. Vì di chúc chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật kể từ khi người lập di chúc chết và nếu một người để lại nhiều bản di chúc thì bản di chúc cuối cùng có hiệu lực thi hành.

Pháp luật thừa kế Việt Nam quy định hình thức thừa kế di sản là thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật đồng thời được áp dụng trong việc phân chia di sản của người chết để lại. Di sản của người chết có thể vừa được chia theo di chúc, vừa được chia theo pháp luật hoặc di sản chỉ được chia theo một hình thức là chia hết theo di chúc hoặc chia hết theo pháp luật. Việc chia thừa kế theo hình thức này hoặc

Một phần của tài liệu Tài liệu Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)