Tái cơ cấu kinh tế địa phương trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020) VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 53 - 59)

IV. Tổng quan về kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội trong và ngoài nước

4.3. Tái cơ cấu kinh tế địa phương trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần

nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) được dẫn dắt bởi những cơng nghệ có tiềm năng tạo ra “thay đổi đột phá”. Lịch sử cho thấy các đột phá công nghệ đang diễn ra với tốc độ ngày một nhanh chóng (McKinsey, 2016): ví dụ, khoảng thời gian cần thiết cho một phát minh tiếp cận được 50 triệu người dùng trên toàn cầu đã giảm đáng kể, như đối với radio trước đây là 38 năm, rồi TV 13 năm, iPod 04 năm, internet 03 năm, Facebook 01 năm, Twitter 09 tháng, thậm chí các ứng dụng Angry Birds và Pokémon Go chỉ mất 35 và 19 ngày.

McKinsey (2013) đã xác định một danh sách 12 cơng nghệ được cho là có tiềm năng lớn tạo ra đột phá về kinh tế, đó là: (1) Internet di động; (2) Tự động hóa các cơng việc tri thức; (3) Internet kết nối vạn vật; (4) Cơng nghệ điện tốn đám mây; (5) Chế tạo robot hiện đại; (6) Phương tiện giao thông tự hành và bán tự hành; (7) Công nghệ gen thế hệ mới; (8) Lưu trữ năng lượng; (9) In 3D; (10) Vật liệu mới; (11) Thăm dị và hồi phục tài ngun dầu khí hiện đại; và (12) Năng lượng tái tạo.

Nhận thức được các thời điểm tạo ra tác động lớn của các ứng dụng công nghệ mới là rất quan trọng. WEF (2015) gọi chúng là các “điểm bùng phát”, được định nghĩa là “thời điểm khi một công nghệ cụ thể tiếp cận được xã hội chính thống và định hình thế giới số siêu kết nối của tương lai”. Một khi các công nghệ mới được ứng dụng với quy mô lớn vào sản xuất, nhiều thay đổi sẽ diễn ra trong các ngành/lĩnh vực. Những thay đổi trong các ngành sản xuất và dịch vụ có thể được tổng hợp như sau:

Bảng 3. Những thay đổi về phương thức sản xuất trong các ngành kinh tế

Ngành Những thay đổi

Công nghiệp - Nhiều cơng việc bị thay thế bới máy móc, các cơng đoạn sản xuất được chế biến chế kết nối với nhau, gia tăng sản lượng và năng suất lao động

tạo - Xu hướng kết hợp các sản phẩm và dịch vụ, dần xóa bỏ ranh giới truyền thống giữa các ngành (ví dụ: các cơng ty cơng nghệ như Apple và Google gia nhập thị trường ô tô, xe hơi giờ được coi như một chiếc máy tính gắn bánh xe, vận hành bởi các thiết bị điện tử chiếm tới 40% chi phí chiếc xe) Logistics - Được hỗ trợ nhiều hơn bởi robot, tăng cường kết nối, tiếp cận khách hàng

dựa vào dữ liệu lớn và công nghệ blockchain

- Quản trị chuỗi cung ứng thông minh: giao dịch thương mại điện tử, phương tiện vận chuyển tự hành IoT, nhà kho thông minh với trang thiết bị IoT…

Tài chính - Nền tảng ngang hàng p2p giúp tháo dỡ các rào cản gia nhập thị trường và giảm chi phí giao dịch

- Các “cố vấn robot” mới và các ứng dụng tương tự cung cấp dịch vụ tư vấn và công cụ danh mục đầu tư với chi phí thấp

- Ứng dụng blockchain trong thanh tốn giao dịch

- Công nghệ chia sẻ dữ liệu làm thay đổi cách thức quản lý các hoạt động đa dạng: lưu trữ tài khoản khách hàng, thanh toán xuyên biên giới, hợp

Ngành Những thay đổi

đồng tương lai thông minh… Y tế - Số hóa hồ sơ bệnh nhân

- Nhiều phương pháp chẩn đốn và điều trị mới

- Phát triển các cơng nghệ cấy ghép thiệt bị trên cơ thể người

Giáo dục - Các hình thức học tập mới, linh hoạt với chương trình đào tạo đa dạng, cập nhật

- Mơ hình giáo dục mới: phịng học, thiết bị, giảng viên ảo

Nông nghiệp - Sử dụng các thiết bị cảm biến kết nối internet (IoT), công nghệ đèn LED, thiết bị bay không người lái, robot nơng nghiệp, quản trị tài chính trang trại thơng minh…

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Chúng ta đang ở vào thời điểm bắt đầu của Cách mạng công nghiệp 4.0, với kỳ vọng sự xuất hiện “hệ thống vật lý khơng gian mạng” sẽ hình thành các năng lực/kỹ năng mới của con người và máy móc. Nhiều cơng nghệ mới đã và đang có tác động tới thị trường lao động. McKinsey (2015) kết luận các cơng nghệ hiện có có thể tự động hóa 45% các hoạt động đang được thực hiện bởi con người, tỷ lệ các ngành nghề có 30% hoặc nhiều hơn các hoạt động sẽ được tự động hóa là khoảng 60%. WEF (2015) xem xét 15 nền kinh tế phát triển và mới nổi, cho thấy triển vọng việc làm “ròng” giai đoạn 2015-2020 là -5,1 triệu việc làm.

Tốc độ phát triển nhanh của cơng nghệ sẽ rút ngắn “vịng đời” của các tri thức, kỹ năng và chuyên mơn hiện tại, đồng thời địi hỏi các năng lực khác cần được phát triển. “Sáng tạo”, như vậy sẽ là một trong các kỹ năng mà người lao động cần tới nhất. Với sự xuất hiện “dồn dập” của các sản phẩm, công nghệ mới, và cả cách thức làm việc mới, con người sẽ ngày càng phải trở nên sáng tạo hơn để có thể tận dụng tốt những thay đổi này. WEF (2016) cũng ước tính rằng, tới năm 2020, có tới hơn 1/3 các bộ kỹ nâng cơ bản của các ngành nghề sẽ gồm các kỹ năng mới, còn chưa được cho là quan trọng ở thời điểm hiện tại.

4.3.2. Phát triển đô thị thơng minh

Có nhiều định nghĩa khác nhau về đơ thị thơng minh. Trong đó, thuộc tính thơng minh thường khơng được gán cho thành phố một cách tồn diện (thơng minh trên mọi mặt), mà nó được phân tách thành nhiều đặc tính được nhìn nhận là “thơng minh nổi bật”.

Bảng 4. Các định nghĩa về “thành phố thông minh”

Định nghĩa Nguồn

Một thành phố thông minh là một thành phố vận hành hiệu quả theo xu www.smart- hướng tương lai của 06 đặc tính “thơng minh”, dựa trên sự kết hợp thơng cities.eu minh của năng lực tự nhiên và hoạt động của người dân có quyền tự

Định nghĩa Nguồn

Một thành phố được coi là thông minh khi đầu tư vào vốn con người và Caragliu và cộng xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng truyền thống (trong lĩnh vực giao thông) sự (2009) và hiện đại (trong lĩnh vực công nghệ truyền thông), nhằm thúc đẩy tăng

trưởng bền vững và chất lượng sống cao hơn, với sự quản lý/quản trị tinh thông đối với các nguồn lực tự nhiên, thông qua sự tham gia của các cá nhân

Một thành phố vận hành tốt theo xu hướng tương lai trong các lĩnh vực Giffinger và kinh tế, con người, quản trị, tính lưu động, mơt trường và lối sống, dựa cộng sự (2007) trên sự kết hợp thông minh của các năng lực tự nhiên và hoạt động của

người dân có quyền tự quyết, độc lập và có khả năng nhận thức

Một thành phố giám sát và tích hợp các điều kiện của tất cả các cơ sở hạ Hall (2000) tàng thiết yếu, bao gồm đường bộ, cầu, hầm, đường sắt, tàu điện ngầm,

sân bay, cảng biển, thông tin liên lạc, nước, điện, và kể cả các cơng trình quan trọng; có khả năng tối ưu hóa tốt hơn các nguồn lực, lập kế hoạch các hoạt động bảo trì phịng ngừa, và giám sát các khía cạnh an ninh/bảo mật trong quá trình cung ứng một cách tốt nhất các dịch vụ cho người dân

Một thành phố có khả năng kết nối các cơ sở hạ tầng vật chất/kỹ thuật, cơ Harrison và sở hạ tầng CNTT, cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng phục vụ doanh cộng sự (2010) nghiệp nhằm thúc đẩy/tận dụng trí tuệ tập thể của thành phố

Một cộng đồng với quy mô công nghệ (đạt mức) trung bình, kết nối lẫn Lazaroiu và nhau và bền vững, tạo thuận tiện, lôi cuốn và đảm bảo an ninh Roscia (2012) Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng (ICT), với vai trị của Lombardi và vốn nhân lực/giáo dục, vốn xã hội, và các vấn đề môi trường thường được cộng sự (2012) chỉ ra trong khái niệm về thành phố thông minh

Việc sử dụng các cơng nghệ điện tốn thơng minh nhằm thiết kế các cấu Washburn và phần và dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu của thành phố - bao gồm hành cộng sự (2010) chính, giáo dục, y tế, an ninh cơng cộng, nhà ở, giao thơng, và các tiện

ích - theo hướng thơng minh, kết nối và hiệu quả hơn

Là một thành phố thông minh nghĩa là sử dụng tất cả các nguồn lực và Barrionuevo và cơng nghệ sẵn có theo một cách thức thơng minh và có sự phối hợp, cộng sự (2012) nhằm xây dựng/phát triển các trung tâm đô thị đồng thời được tích hợp,

có khả năng cư trú và bền vững

Một thành phố thông minh, theo ICLEI, là một thành phố được chuẩn bị Guan (2012) để có thể cung ứng các điều kiện cho một cộng đồng khỏe mạnh và hạnh

phúc, trong bối cảnh thách thức của các xu hướng tồn cầu, mơi trường, kinh tế và xã hội có thể đặt ra

Giffinger và cộng sự (2007) đã xác định 04 lĩnh vực giúp hiện thực hóa một “thành phố thơng minh” là: các ngành công nghiệp, giáo dục, sự tham gia (của người dân) và cơ sở hạ tầng kỹ thuật.Trung tâm Nghiên cứu khoa học vùng (Đại học Vienna) xác định 06 “trục” cơ bản và dựa vào đố xếp hạng 70 thành phố ở Châu Âu, đó là: kinh tế thơng minh, tính lưu động thơng minh, mơi trường thơng minh, con người thông minh, lối sống thông minh và quản trị thông minh.

Lombardi và cộng sự (2002) đã nghiên cứu sâu hơn đối với từng chiều hướng và chỉ ra các khía cạnh khác nhau của đời sống đơ thị.

Bảng 5. Các chiều hướng của đơ thị thơng minh và khía cạnh liên quanCác yếu tố/chiều hướng đô thị thông minh Nguồn Các yếu tố/chiều hướng đô thị thông minh Nguồn

05 loại hình vốn đóng góp vào sự “thơng minh” của một thành phố: Barrionuevo và - Kinh tế (GRDP, các ngành có thế mạnh, giao dịch với bên ngồi, cộng sự (2012)

đầu tư nước ngoài);

- Con người (tài năng, đổi mới, sáng tạo, giáo dục) - Xã hội (truyền thống, thói quen, tơn giáo, gia đình)

- Mơi trường (chính sách năng lượng, quản lý chất thải và nước, cảnh quan)

- Thể chế (sự tham gia của người dân, cơ quan hành chính, bầu cử)

- Giáo dục CNTT Mahizhnan (1999) - Cơ sở hạ tầng CNTT - Nền kinh tế CNTT - Chất lượng cuộc sống - Công nghệ Eger (2009) - Phát triển kinh tế - Tăng trưởng việc làm

- Chất lượng cuộc sống được nâng cao

- Nền kinh tế thơng minh Giffender và cộng

- Tính lưu động thơng minh sự (2007)

- Môi trường thông minh - Con người thông minh - Lối sống thông minh - Quản trị thông minh

- Vốn con người (như lực lượng lao động có kỹ năng) Kourtit và Nijkamp - Vốn cơ sở hạ tầng (như các cơ sở truyền thông công nghệ cao) (2012)

- Vốn xã hội (như các liên kết mạng lưới mở và chuyên sâu) - Vốn khởi nghiệp (như các hoạt động doanh nghiệp sáng tạo và

chấp nhận mạo hiểm)

- Chất lượng cuộc sống Thuzar (2011)

- Phát triển kinh tế bền vững

- Quản lý tài ngun tự nhiên thơng qua các chính sách cho phép sự tham gia

- Sự nhất quán các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường

Các yếu tố/chiều hướng đô thị thông minh Nguồn

- Các vấn đề kinh tế-kỹ thuật-xã hội về môi trường (2012) - Khả năng kết nối

- Trang bị/công cụ - Sự tích hợp - Các ứng dụng - Đổi mới sáng tạo

Xét về ý nghĩa kinh tế của thành phố thông minh, thuật ngữ này thường để chỉ sự có mặt của các ngành công nghiệp thông minh. Điều này ngụ ý về các ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực ICT, cũng như các ngành triển khai cơng nghệ ICT trong q trình sản xuất. Tên gọi “thành phố thông minh” do vậy cũng được gọi với các khu/công viên hay quận cơng nghiệp, nơi có những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực này (Giffinger và cộng sự, 2007; Caragliu và cộng sự, 2009).Thuật ngữ “thành phố thông minh” đôi khi cũng dùng trong những thảo luận về áp dụng công nghệ ICT trong lĩnh vực giao thông hiện đại. Các hệ thống thông minh sẽ giúp cải thiện tình hình giao thơng đơ thị, cũng như khả năng di chuyển của người dân. Những khía cạnh về ứng xử môi trường trong lối sống đô thị, chẳng hạn như sử dụng năng lượng “xanh”, hiệu quả và bền vững cũng đã được xem xét bởi Komminos (2007), Gifinger cà cộng sự (2007) và Caragliu và cộng sự (2009) …

Từ những thảo luận về quan niệm về thành phố thông minh, Nam và Pardo (2012) đã phân loại các thành phần khái niệm chính của một thành phố thơng minh, theo các yếu tố cốt lõi như sau: công nghệ (cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm), con người (sáng tạo, đa dạng và giáo dục) và thể chế (quản trị và chính sách). Cùng với khả năng kết nối các yếu tố này, một thành phố được xem là “thơng minh” nếu có sự đầu tư vào vốn con người/xã hội và cơ sở hạ tầng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và nâng cao chất lượng sống, thông qua quản trị cho phép sự tham gia của người dân (Nam và Pardo, 2012).

Ngoài ra, các đặc điểm chung của một thành phố thông minh, phù hợp với nhiều nét đặc thù đã nêu có thể được chỉ ra như sau (Caragliu và cộng sự, 2012): Triển khai cơ sở hạ tầng được kết nối nhằm cải tiện hiệu quả kinh tế và chính trị, tạo tiền đề cho phát triển xã hội, văn hóa và đơ thị; (2) Chú trọng đặc biệt tới phát triển đô thị dựa vào các doanh nghiệp; (3) Tập trung mạnh vào mục tiêu đạt được sự hòa nhập/bao trùm xã hội cho người dân trong cung ứng các dịch vụ công; (4) Nhấn mạnh vai trị quan trọng của các ngành cơng nghiệp công nghệ cao và sáng tạo đối với tăng trưởng đô thị trong dài hạn; (5) Quan tâm nhiều tới vai trò của vốn xã hội và các mối quan hệ trong phát triển đô thị; và (6) Sự bền vững về xã hội và môi trường là một cấu phần chiến lược cơ bản của các thành phố thông minh.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020) VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 53 - 59)