.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cơ khí lắp máy lilama (Trang 35 - 37)

Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cốt yếu đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay và nợ hợp pháp, rồi nguồn vay nợ quá hạn và chiếm dụng bất hợp pháp. Để xem doanh nghiệp có bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta phải đi phân tích tất cả các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Có nhiều cách huy động vốn nhằm đảm bảo cho nhu cầu vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp như kêu gọi

vốn liên doanh, tăng phần góp vốn, phát hành cổ phiếu, huy động lợi nhuận giữ lại không chia, vay vốn ngân hàng...Nguồn vốn đảm bảo nhu cầu thường xuyên về vốn lưu động và vốn cố định là nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, và nguồn vốn vay trung và dài hạn. Nguồn vốn đảm bảo nhu cầu không thường xuyên về vốn là nguồn vốn vay ngắn hạn. Để đảm bảo nhu cầu vốn cần so sánh nhu cầu tài sản cố định và tài sản lưu động với nguồn vốn sở hữu hiện có, khả năng trả chậm và các nguồn vốn vay đã có, nếu có thiếu hụt thì phải lựa chọn hình thức huy động vốn để bù đắp phần thiếu hụt đó. Để đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của cơng ty thì ta đi liệt kê tất cả nguồn vốn mà cơng ty sử dụng.

1.4.3. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

1.4.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản

Tổng tài sản của doanh nghiệp gồm hai loại: tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài sản nhiều hay ít, tăng hay giảm, phân bổ cho từng khâu, từng giai đoạn hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để phân tích người ta tiến hành trên các nội dung sau:

Xem xét biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa các năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối của tổng tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó, thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xem xét vấn đề này, cần quan tâm để ý đến tác động của từng loại tài sản đối với q trình kinh doanh và chính sách tài chính của doanh nghiệp trong việc tổ chức huy động vốn.

Xem xét cơ cấu tài sản có hợp lý hay khơng thơng qua việc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản. Thông qua việc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản. Điều này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi để ý đến tính chất và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp,

xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được quyết định hợp lý về việc phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp.

1.4.3.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số. Phương pháp phân tích là xác định tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số, so sánh từng loại nguồn vốn giữa các năm với nhau cả về số tuyệt đối lẫn tương đối.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, xác định mức độ độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong khai thác nguồn vốn. Nếu nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao và ngược lại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cơ khí lắp máy lilama (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w