Tác động từ phía Chính phủ và chính quyền thành phố Hà Nội tới phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội (Trang 52 - 56)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.2. Tác động từ phía Chính phủ và chính quyền thành phố Hà Nội tới phát

nguồn nhân lực của các DNNVV tại Hà Nội

3.2.2.1. Từ phía Chính phủ

- Cải thiện mơi trường kinh doanh

Chính phủ và thành phố Hà Nội đã và đang từng bước cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi cho các DNNVV, từng bước giúp các DNNVV tháo gỡ những khó khăn, hạn chế mang tính đặc trưng, lâu dài như tiếp cận tài chính, đất đai, thị trường, nâng cao năng lực cơng nghệ, quản trị doanh nghiệp, chất lượng nguồn lao động...

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV

Hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV trên địa bàn Hà Nội hiện nay được thực hiện đồng thời bởi các cơ quan nhà nước/Thành phố và nhiều tổ chức đại diện doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội như: Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Trung ương HTX Việt Nam, Hiệp hội DNNVV,...Đồng thời, một số tổ chức nước ngồi đã và đang triển khai các chương

trình đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV như: Chương trình khởi sự doanh nghiệp và Tăng cường khả năng kinh doanh (SIYB) của ILO; Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF) thuộc Ngân hàng thế giới (WB)... Bên cạnh đó, hình thức và nội dung hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV rất đa dạng như: Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn, tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin về các quy định mới, cấp một số học bổng đặc biệt...Các hoạt động này bước đầu có tác động đến chất lượng nhân lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của DNNVV trong thời gian qua. Hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV được Thành phố chỉ đạo chính thức giao cho Trung tâm hỗ trợ DNNVV trực thuộc Sở KHĐT Hà Nội thực hiện và được triển khai từ năm 2005 đến nay. Bên cạnh đó cũng đã có các chương trình hỗ trợ nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ Sở, ban ngành, các cơ quan đầu mối thực hiện chức năng quản lý, hỗ trợ DNNVV trên địa bàn. Các chương trình hợp tác đào tạo với các tổ chức quốc tế cũng đã được tổ chức không chỉ đảm bảo cung cấp thơng tin, kiến thức mà cịn tạo ra một hệ thống mạng lưới liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức trên, doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với các cơ quan hữu quan trên địa bàn.

Hiện nay, Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014, hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo nguyên tắc xã hội hố: Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân tham gia đào tạo đóng góp một phần kinh phí. Thơng tư này có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định quyết tâm trong việc thực hiện công tác trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý của các DNNVV. Tuy nhiên, để cơng tác này thực hiện có hiệu quả, cần phát huy tốt vai trò của các hiệp hội, của các đơn vị hỗ trợ và các DNNVV cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thực hiện quản lý ở địa phương xác định và đề xuất nhu cầu cụ thể thiết thực, tích cực tham gia vào q trình đào tạo.

3.2.2.2. Từ phía chính quyền thành phố Hà Nội

- Xây dựng hệ thống các cơ quan trợ giúp DNNVV trên địa bàn Hà Nội,

Hà Nội đã xây dựng hệ thống các cơ quan trợ giúp DNNVV trên địa bàn trong đó có trợ giúp hoạt động phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, cụ thể là:

+ Ở cấp Trung ương, Cục phát triển doanh nghiệp tiền thân là Cục phát triển DNNVV, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được thành lập từ năm 2001, là cơ quan hoạch định và thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam. Cục phát triển doanh nghiệp có vai trị điều phối và thực thi chính sách phát triển DNNVV tại Việt Nam, có chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến phát triển DNNVV, khuyến khích đầu tư trong nước. Trực thuộc Cục phát triển doanh nghiệp là Trung tâm hỗ trợ DNNVV phía Bắc, có trụ sở tại Hà Nội (tiền thân là Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV, được thành lập theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP), là đơn vị sự nghiệp công lập, được ngân sách nhà nước bảo đảm tồn bộ kinh phí hoạt động, có chức năng nhiệm vụ tổ chức, triển khai thực hiện chính sách và chương trình trợ giúp DNNVV tại khu vực phía Bắc (trong đó có địa bàn Hà Nội), tập trung vào một số lĩnh vực hoạt động, trong đó có tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị kinh doanh cho DNNVV; Tư vấn, đầu mối thu thập, cung cấp, phổ biến các thông tin cho DNNVV về công nghệ, kỹ thuật, quản lý sản xuất và các dịch vụ phát triển kinh doanh; Xúc tiến triển khai hoạt động kết nối doanh nghiệp;

+ Ở cấp địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư làm nhiệm vụ đầu mối phối hợp với các Sở, ngành, xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển DNNVV trên địa bàn để trình UBND cấp tỉnh phê duyệt, ban hành và chỉ đạo đơn vị thực hiện. Nhằm cụ thể hóa các Quyết định của Chính phủ, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các DNNVV của Thủ đô, ngày 20/5/2005 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 54/2005/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm hỗ trợ DNNVV Hà Nội trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trung tâm có chức năng tham mưu, tư vấn giúp Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai các kế hoạch, chương trình hỗ trợ của Chính phủ và Thành phố nhằm hỗ trợ và phát triển các DNNVV; trực tiếp thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ đào tạo và các dịch vụ công khác nhằm phát triển các DNNVV trên địa bàn Thành phố.

Ngoài các cơ quan trên, hệ thống trợ giúp phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố cịn có một số đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành tham gia xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV trong lĩnh vực, ngành quản lý như: Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) tham gia xây dựng các chính sách liên quan đến hỗ trợ tài chính cho DNNVV; Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học & Công nghệ); Cục xúc tiến thương mại, Cục công nghiệp địa phương (Bộ Công thương); Trung tâm hỗ trợ DNNVV thuộc Phịng Thương mại & Cơng nghiệp Việt Nam; Trung tâm hỗ trợ DNNVV thuộc Liên minh hợp tác xã; Hiệp hội DNNVV Hà Nội, Hiệp hội DNNVV Việt Nam… Về cơ bản, hệ thống trợ giúp DNNVV của Việt Nam bước đầu đã được hình thành, kết quả hoạt động của các đơn vị thực hiện trợ giúp đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp.

- Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều chương trình khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

+ Chương trình hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến cho các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố được Sở Khoa học & Công nghệ khởi xướng từ năm 2006 với nhiều nội dung như: tổ chức tư vấn, xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 9001, HACCP, ISO 14000, ISO 22000.

+ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập với các nội dung: khảo sát nhu cầu và năng lực, xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; phổ biến văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng dưới nhiều hình thức; đào tạo đội ngũ cán bộ tư vấn, kỹ thuật cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia chương trình; hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV Hà Nội thông qua việc hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ và quảng bá các tài sản trí tuệ thơng qua việc xây dựng website cho các doanh nghiệp.

+ Đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho các DNNVV:Chương trình đào tạo Giám đốc điều hành (CEO) theo tiêu chuẩn Quốc tế; Xây dựng, biên soạn, bổ sung, in ấn tài liệu cơ bản phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tay nghề cho các DNNVV; Điều tra, khảo sát đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo; đánh giá tác động và hiệu quả của hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực, tay nghề cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tổ chức các khóa/lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV;Đào tạo nghề cho lao động phổ thông.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội (Trang 52 - 56)