TS DÀI HẠN I Các khoản phải thu dài hạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần rượu bia đà lạt (Trang 41 - 56)

I. Các khoản phải thu dài hạn

II. Tài sản cố định

1. TSCĐ hữu hình

- Ngun giá

- Hao mịn luỹ kế (*)

2. Chi phí XDCB dở dang

III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh

V. TS dài hạn khác

TỔNG CỘNG

Nguồn: Trích Bảng cân đối kế tốn năm 2009, 2010 và 2011 - Phịng kế tốn Cơng ty 2.2.2.2 Phân tích Tài sản ngắn hạn:

- Về TSNH năm 2010 tăng về cả tỷ trọng lẫn giá trị so với năm 2009, năm 2010 chiếm 76,73% so với tổng tài sản, tăng 2,25%, về giá trị tăng 5.976.614.787 đồng tương ứng 24,77%. Trong đó cụ thể :

+ Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 1.265.599.489 đồng tương ứng 142,46%, lượng tiền tăng mạnh cho thấy Công ty đang cố gắng cải thiện khả năng

thanh tốn của mình. Tuy nhiên nhìn chung lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Cơng ty cịn khá thấp.

+ Khoản phải thu tăng nhẹ với 1.612.327.185 đồng tương ứng với 12,12%, do năm 2010 Công ty đang tiến hành đẩy mạnh công tác tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản lượng bán ra, tăng doanh thu.

+ Hàng tồn kho cũng tăng khá mạnh cụ thể tăng 3.015.082.924 đồng tương ứng 31,56%. Điều này là do lạm phát khá cao nên nhu cầu tiêu dùng cũng giảm theo dẫn đến sự suy giảm về mặt tiêu thụ sản phẩm.

+ TSNH khác tăng 83.605.189 đồng tương ứng 22,06%.

- Về TSNH năm 2011 tăng về cả tỷ trọng lẫn giá trị so với năm 2010, năm 2011 chiếm 86,83% so với tổng tài sản, tăng 10,1 %, về giá trị tăng 8.525.307.053 đồng tương ứng 28,32%. Trong đó cụ thể :

+ Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 1.793.235.154 đồng tương ứng 83,25 %, lượng tiền giảm mạnh cho thấy sự hạn hẹp về vốn và khả năng thanh tốn thấp của Cơng ty. Tuy nhiên việc vốn bằng tiền thấp chứng tỏ Công ty biết cách sử dụng vốn có hiệu quả, phát huy hết hiệu quả của đồng vốn, tránh tình được tình trạng ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả kinh doanh.Nhưng lượng tiền và các khoản tương đương tiền khá thấp cũng dễ gặp rủi ro trong vấn đề thanh tốn của Cơng ty.

+ Khoản phải thu tăng khá lớn, điều này cũng dễ hiểu bởi năm 2011 Công ty tiến hành đẩy mạnh công tác tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản lượng bán ra, tăng doanh thu, ngồi ra Cơng ty cũng đang nới lỏng chính sách bán chịu. Tuy nhiên, các khoản phải thu tăng cao là biểu hiện tình hình vốn bị chiếm dụng của Cơng ty tăng, do đó cần đẩy mạnh thực hiện tốt cơng tác quản lý, thu hồi các khoản phải thu hợp lý để tránh rủi ro không thu hồi được nợ.

+ Hàng tồn kho cũng tăng khá mạnh cụ thể tăng 4.578.306.647 đồng tương ứng 36,43%. Điều này là do lạm phát khá cao nên nhu cầu tiêu dùng cũng giảm theo dẫn đến sự suy giảm về mặt tiêu thụ sản phẩm.

+ TSNH khác giảm 393.660.018 đồng tương ứng 85,11%, nguyên nhân giảm là do Công ty giảm các khoản tạm ứng chưa thanh tốn, chi phí chờ kết chuyển chưa được kết chuyển…..

Về TSDH, năm 2010 TSDH của Công ty giảm về tỉ trọng nhưng lại tăng về giá trị so với năm 2009. Cụ thể ta thấy năm 2009 tỷ trọng của nó chiếm 25,52% so với tổng tài sản, năm 2010 tỷ trọng của nó là 23,27% giảm 2,25%. Về giá trị TSDH, so với năm 2009 tăng 861.710.393 đồng tương ứng 10,42%. Qua đó đánh giá được TSDH đã tăng tương đối và nguyên nhân là Công ty đang tiến hành đầu tư xây dựng mới cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nhà xưởng sản xuất. Cụ thể tài sản cố định năm 2010 của Công ty tăng 650.266.039 đồng tương ứng 11,54%, các khoản đầu tư tài chính dài hạn như đầu tư vào cơng ty liên kết, liên doanh tăng 211.444.354 đồng tương ứng với 8,03%.

Về TSDH, năm 2011 TSDH của Công ty giảm cả về tỉ trọng lẫn giá trị. Cụ thể ta thấy năm 2010 tỷ trọng của nó chiếm 23,27% so với tổng tài sản, năm 2011 tỷ trọng của nó là 13,17% giảm 10,1%. Về giá trị TSDH, so với năm 2010 giảm 3.271.210.809 đồng tương ứng 35,83%. Qua đó đánh giá được TSDH đã giảm đáng kể và nguyên nhân là do thiếu vốn và do tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên Cơng ty tạm ngưng đầu tư xây dựng mới cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nhà xưởng sản xuất và sẽ tiếp tục vào thời điểm thuận lợi hơn. Cụ thể tài sản cố định năm 2011 của Công ty giảm 425.948.507 đồng tương ứng 6,78%, các khoản đầu tư tài chính dài hạn đã bị cắt giảm hoàn toàn so với năm 2010 (năm 2010 Cơng ty có các khoản đầu tư tài chính dài hạn có giá trị 2.845.262.302 đồng cịn năm 2011 Cơng ty khơng có khoản này).

Một chỉ tiêu đáng chú ý trong của tổng tài sản là vịng quay TSCĐ :

Qua tính tốn ta thấy Vịng quay TSCĐ bình qn năm 2009 là 6.07 lần; năm 2010 là 7.4 lần và năm 2011 là 7.69 lần. Có thể thấy nếu trong năm 2009, mỗi đồng TSCĐ chỉ tạo ra được 6.07 đồng doanh thu thì đến 2 năm tiếp theo đã tăng lên lần lượt là 7.04 và 7.69 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty ngày càng được nâng cao trong đó phải kể đến là việc đầu tư và sử dụng nhà xưởng và trang thiết bị hợp lý hơn trong những năm gần đây.

2.2.2.4 Phân tích Tổng tài sản:

Nhìn chung, tổng tài sản của Công ty đã tăng lên là do sự tăng mạnh về giá trị của cả TSNH. Trong TSNH, các khoản phải thu có mức tăng nhanh nhất sau đó đến

hàng tồn kho. Như vậy việc quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp có nhiều điểm tốt như doanh nghiệp đã biết cách sử dụng vốn có hiệu quả, phát huy hết hiệu quả của đồng vốn, tránh tình được tình trạng ứ đọng vốn, tiến hành đẩy mạnh công tác tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản lượng bán ra, tăng doanh thu, mở rộng thị phần,. Bên cạnh đó Cơng ty cũng có nhiều điều cần được khắc phục như lượng tiền mặt thanh toán quá thấp dễ dẫn đến rủi ro trong thanh toán, chưa chú trọng đến việc đổi mới, tu bổ trang thiết bị, các khoản phải thu tăng, vốn bị chiếm dụng lớn, cơ cấu tài sản như thế là chưa phù hợp với đặc điểm, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là điều đáng quan tâm khi thực hiện việc đánh giá tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty.

Vòng quay tổng tài sản

Dựa vào số liệu trong bảng cân đối ta tính được năm 2009 vịng quay tổng TS bình quân là 0.98 lần, năm 2010 là 1 lần và năm 2011 là 0.9 lần. Điều này cho thấy rằng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty được cải thiện vào năm 2010 nhưng vẫn ở mức thấp so với bình quân ngành. Cụ thể mỗi đồng tài sản của Công ty tạo ra được 1.00 đồng doanh thu trong khi ở năm 2009 chỉ tạo ra 0.98 đồng. Tuy nhiên đến năm 2011, mỗi đồng tài sản chỉ tạo ra 0.90 đồng doanh thu, thấp nhất trong 3 năm mặc dù Công ty đã cố gắng đẩy mạnh đầu tư, mua sắm thêm trang thiết bị trong năm nay. Nhìn chung việc sử dụng tài sản của cơng ty vẫn chưa có hiệu quả vì cả ba năm liên tiếp tỷ số này vẫn chỉ ở mức <=1.

2.2.2.5 Phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:

Từ các số liệu đã cho, ta thấy Tỷ suất lợi nhuận /DT thuần qua các năm là : năm 2009 là 0.14 ; năm 2010 là 0.07 và năm 2011 là 0.09

Biểu đồ 2.1: Biểu Đồ Biểu Diễn Doanh Thu – Chi Phí – Lợi Nhuận

Qua so sánh ta thấy rằng năm 2009 với mỗi đồng doanh thu có được thì đem lại cho cơng ty 0.14 đồng lợi nhuận sau khi đã bù đắp hết tất cả các chi phí và thuế. Tỷ số này thấp so với mặt bằng chung của ngành. Tuy nhiên năm 2010, với mỗi đồng doanh thu ta chỉ thu được 0.07 đồng lợi nhuận, điều này chứng tỏ công ty hầu như chỉ thu được lợi nhuận rất ít, khơng đáng kể trên doanh thu. Mặc dù tỷ số này đã được cải thiện vào năm 2011 nhưng vẫn ở một mức rất thấp là 0.09.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất LN/DT năm 2010 có sự sụt giảm đáng kể so với 2009, và tăng lên một tỷ lệ tương đối vào năm 2011. Những biến động này là do sự tăng giảm về doanh thu và lợi nhuận gây ra.

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta sử dụng phương pháp thay thế liên hồn Đối tượng phân tích: ∆LN/DT = LN/DT năm sau – LN/ DT năm trước.

Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:

Doanh Thu :

Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng lên tỷ suất LN/DT cũng chính là hiệu tỷ suất LN/DT năm nay và tỷ suất LN/DT năm trước

Ta có được bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng như sau:

Dựa vào bảng trên ta thấy năm 2010 tỷ suất này giảm 0.07 so với năm 2009 do có sự giảm xuống của lợi nhuận làm tỷ suất giảm 0.05, bên cạnh đó cịn có sự gia tăng của doanh thu làm tỷ suất lợi nhuận giảm đi 0.02, kết quả làm tỷ suất lợi nhuận giảm 0.07.

Năm 2011, cùng với sự gia tăng đáng kể của lợi nhuận đã làm tỷ suất LN/DT tăng mạnh từ -0.05 năm 2010 lên 0.03, nhưng đồng thời doanh thu cũng tăng mạnh hơn so với 2010 làm tỷ suất lợi nhuận tiếp tục giảm đi 0,01, nhưng kết quả cuối cùng khả quan hơn, tỷ suất tăng 0.02 so với năm trước.

2.2.2.6 Phân tích tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản :

Năm 2009 suất lợi nhuận trước thuế /tổng tài sản là 12,89%, tức là cứ trong 100 đồng tài sản thì tạo ra được 12,89 đồng lợi nhuận, giảm trong 2 năm sau, năm 2010 là 7,87 đồng và 2011 tăng nhẹ so với năm 2010 là 10,10 đồng. sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của các nhân tố:

Chỉ tiêu Lợi nhuận Tổng tài sản

So với năm 2009, lợi nhuận năm 2010 giảm xuống 26,10% làm ROA giảm 3,95%, đồng thời tổng tài sản lại tăng lên so với năm trước làm giảm tỷ suất này, tỷ lệ giảm 2,58%, tổng hợp làm cho tỷ suất LN/TTS năm 2010 giảm 6,53%.

Năm 2011, lợi nhuận tăng mạnh lên 45,65% làm tỷ suất này tăng cao lên 3,93%, tuy nhiên đồng thời tổng tài sản cũng tăng lên 13,39% làm tỷ suất giảm 1,81%, do tỷ lệ giảm của tổng tài sản thấp hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận nên làm ROA tăng 2.12%.

2.2.2.6 Phân tích tỷ số lợi nhuận sau thuế và lãi vay so với tổng tài sản: (ROA)

Năm 2009, Tỷ suất lợi nhuận /tổng tài sản là 0.11, năm 2010 là 0.06 và năm 2011 là 0.07 điều này cho biết năm 2009 bình quân mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra 0.11 đồng lợi nhuận, nghĩa là năm 2009 cơng ty có lời và khoản lời này bằng 0.11% bình quân giá trị tổng tài sản. So với mặt bằng chung của ngành thì tỷ số này của công ty thấp. Đến năm 2010, tỷ số này lại càng giảm mạnh, mỗi đồng tài sản của công ty chỉ tạo ra được 0.06 đồng lợi nhuận. Mặc dù năm 2011 Công ty cũng đã nổ lực cải thiện tình hình nhưng chỉ tiêu này cũng chỉ ở mức 0.07 đồng lợi nhuận được tạo ra trên mỗi đồng tài sản. Điều này cho thấy rằng q trình quản lí, sử dụng , sắp xếp và phân bổ tài sản trong cơng ty cịn nhiều bất cập và khơng hợp lí.Điều đó cũng là ngun nhân làm tỉ suất sinh lời giảm theo chứng tỏ công ty hoạt động chưa đạt được hiệu quả cao.

Các nhân tố ảnh hưởng là:

Lợi nhuận Tổng tài sản

So với năm 2009, lợi nhuận năm 2010 giảm làm ROA giảm 0,04, đồng thời tổng tài sản lại tăng lên so với năm trước làm giảm tỷ suất này, tỷ lệ giảm 0,01, tổng hợp làm cho tỷ suất LN/TTS năm 2010 giảm 0,05.

Năm 2011, lợi nhuận tăng mạnh lên làm tỷ suất này tăng cao lên 0,02, tuy nhiên đồng thời tổng tài sản cũng tăng lên 13,39% làm tỷ suất giảm 0,01, do tỷ lệ giảm của tổng tài sản thấp hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận nên làm ROA tăng 0,01.

2.2.2.7 Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE - Return On Equity).

Ta thấy Tỷ suất lợi nhuận /VCSH qua các năm 2009, 2010 và 2011 lần lược là

: 0.22; 0.12 và 0.16. Đối với năm 2009, tỷ số này ở mức tương đối thấp với mỗi đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra 0.22 đồng lợi nhuận. Đến năm 2010, tỷ số này giảm mạnh chỉ còn 0.12 đồng lợi nhuận, tương đối thấp thấp so với mặt bằng chung của ngành . Tình hình được cải thiện vào năm 2011 thu được 0.16 đồng lợi nhuận với mỗi đồng vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ rằng công ty sử dụng vốn chủ sở hữu chưa hiệu quả, đặc biệt là đối với năm 2010. ROE thấp sẽ làm cơng ty khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư.

Các nhân tố ảnh hưởng là:

Năm 2010, lợi nhuận giảm làm ROE giảm 0.08, đồng thời vốn chủ sở hữu bỏ ra tăng làm ROE giảm 0.02 so với 2009 và cuối cùng tổng hợp 2 nhân tố làm ROE giảm 0.1

Đến năm 2011, do lợi nhuận tăng đáng kể cùng với vốn chủ sở hữu nên ROE biến động tương ứng là tăng 0.05% và giảm 0.01%, tổng hợp làm ROE tăng 0.04%

Nhìn chung các tỷ suất lợi nhuận đều biến động theo hướng khá tốt, năm 2011 các tỷ số này khả quan hơn nhiều so với năm 2010 chứng tỏ sự cố gắng của công ty trong việc quản lý tốt các khoản chi phí, bên cạnh đó quản lý và sử dụng

ngày càng hiệu quả tài sản và nguồn vốn. Đây là một tín hiệu khả quan hứa hẹn sự phát triển hơn nữa của cơng ty trong tương lai

2.2.3 Phân tích khả năng cân đối vốn.

2.2.3.1 Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ

 Tỷ số thanh tốn hiện hành(Current ratio) Rc :

Nhìn vào Tỷ số thanh tốn hiện hành của cơng ty qua các năm 2009 là 1.61, năm 2010 là 1.54 lần và năm 2011 là 1.62 lần đều > 1 có nghĩa là giá trị lưu động của Công ty lớn hơn giá trị ngắn hạn hay tài sản lưu động của Công ty đủ đảm bảo thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn nếu chủ nợ địi tiền cùng một lúc. Như vậy nhìn chung tình hình sử dụng TSLĐ để trả nợ vay của Công ty tốt.

Tuy nhiên đến năm 2010, tỷ số thanh tốn hiện hành giảm chỉ cịn là 1.54 cho ta thấy rằng khả năng thanh khoản của Công ty đang bị giảm sút đáng kể. Cụ thể, năm 2010 cứ mỗi một đồng nợ ngắn hạn phải trả, doanh nghiệp có 1.54 đồng TSLĐ có thể thanh lí để trả nợ, trong khi đó kì trước là 1.61 đồng. Đến năm 2011, tỷ số thanh toán hiện hành là 1.62 cho thấy khả năng thanh khoản của Công ty đã được cải thiện ngày một tốt hơn. Cụ thể, năm 2011 cứ mỗi một đồng nợ ngắn hạn phải trả , doanh nghiệp có 1.62 đồng TSLĐ có thể thanh lí để trả nợ, trong khi đó kì trước chỉ là 1.54 đồng.

 Tỷ số thanh tốn nhanh:

Tỷ số thanh tốn nhanh của cơng ty trong 3 năm 2009 là 0.98, năm 2010 là 0.89 và năm 2011 đều < 1 chứng tỏ công ty chưa đủ tiền mặt để thanh toán nợ và cần phải bán hàng tồn kho để thanh toán. Tuy nhiên tỷ số này ở mức xấp xỉ 1 chứng tỏ doanh nghiệp không xảy ra tình trạng tập trung quá nhiều vốn bằng tiền.

Cụ thể năm 2010, tỷ số thanh toán nhanh là 0.89 giảm mạnh so với năm 2009 là 0.98. Đến năm 2011, tỷ số này tăng lên nhưng không đáng kể chứng tỏ doanh nghiệp chưa cải thiện được sự thanh khoản của hàng tồn kho cũng như các TSLĐ kém thanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần rượu bia đà lạt (Trang 41 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w