Sử dụng các mối quan hệ hợp tác hơn là cơ cấu thứ bậc trong hoạt động hành chính

Một phần của tài liệu nhom8_cải cách khu vực công (Trang 36 - 38)

hoạt động hành chính

Ngày nay các vấn đề của xã hội ngày càng trở nên phức tạp và để giải quyết các vấn đề phức tạp đó một cơ quan, tổ chức đơn lẻ không thể làm được mà cần phải có sự tham gia và phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Chính vì vậy, nhiều chính phủ trên thế giới đang cố gắng tạo dựng các mối quan hệ hợp tác có hiệu quả giữa các tổ chức hành chính nhà nước, giữa trung ương với địa phương, giữa các cấp hành chính địa phương khác nhau, giữa các tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội, giữa các tổ chức trong khu vực công và các tổ chức trong khu vực tư...

Ở Việt Nam, CCHC đang diễn ra mạnh mẽ ở các cấp, các ngành và trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, cần quan niệm CCHC là một q trình thường xun, liên tục. Có những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn quản lý đòi hỏi phải cải cách để tạo ra sự thay đổi. Sự thay đổi đó là nhằm loại bỏ những cái cũ, những cái lạc hậu khơng cịn phù hợp hay kìm hãm sự phát triển. Ở góc độ này, CCCH luôn đi sau thực tiễn quản lý để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong q trình quản lý. Ở một góc độ khác, có những vấn đề địi hỏi các nhà hành chính phải dự đốn, dự báo, đi trước đón đầu để chủ động tạo ra những thay đổi cần thiết. Những thay đổi do CCHC đem lại ở góc độ này mang tính chủ động hơn và có nhiều khả năng tạo ra được các bước đột phá hơn. Với những lý do đó, việc nghiên cứu các xu

hướng thay đổi của hành chính cơng ở các nước trên thế giới đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay có một ý nghĩa nhất định đối với quá trình CCHC ở Việt Nam

8.3.3. Cải cách hành chính ở Việt Nam

Trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế hiện nay công cuộc cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiêp lấy nhân dân làm gốc.

Hành chính học là khoa học lấy quản lý hành chính làm đối tượng nghiên cứu chính, nghiên cứu các quy luật quản lý hiệu quả những cơng việc xã hội của các tổ chức hành chính nhà nước. Trong đó thì cải cách hành chính là nhiệm vụ trong tâm để phát triển kinh tế xã hội. Cải cách hành chính là những thay đổi được thiết kế có chủ định nhằm cải tiến một cách cơ bản các khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước: Lập kế hoạch, định thể chế, tổ chức, cơng tác cán bộ, tài chính chỉ huy phối hợp; Kiểm tra; thơng tin và đánh giá.

Theo nghĩa rộng thực chất của cải cách hành chính là cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, chức văng và phương thức quản lý của nền hành chính, chế độ cơng vụ phân chia quyền lực hành pháp giữa trung ương và địa phương, những nguyên tắc chính trọng yếu, và phương thức hoạt động của nền hành chính phục vụ tốt nhất đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước

Theo nghĩa hẹp cải cách hành chính là một q trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quẩn lý của bộ máy hành chính Nhà nước.

Căn cứ vào Nghị quyết hội nghị lần thứ VIII của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cải cách hành chính ở nước ta được hiểu là: “ Trọng tâm của công cuộc tiếp tục xây dựng và kiện toàn Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, bao gồm những thay đổi có chủ định nhằm hồn thiện: Thể chế của nền hành chính; cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp; và đội ngũ cán bộ cơng chức hành chính để nâng cao hiệu lực, năng lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính cơng phục vụ nhân dân.

Một phần của tài liệu nhom8_cải cách khu vực công (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w