Thực trạng giáo dục và đào tạo trong việc phát triển nguồn nhânlực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tri thức ở việt nam (Trang 39 - 56)

lực có trình độ ở Việt Nam thời gian qua

Như đã trình bày trong Chương 1, nguồn nhân lực cho phát triển là nguồn nhân lực có trí tuệ, có năng lực tiếp nhận và sử dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại và cao hơn nữa là khả năng sáng tạo, đổi mới sản phẩm, kỹ thuật, cơng nghệ. Để có được điều đó, nguồn nhân lực phải được đào tạo, đào tạo liên tục và suốt đời. Nói cách khác nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn liền với đào tạo và thực trạng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực của một quốc gia cũng chính là sự phản ánh chính xác về tình hình nguồn nhân lực, mức độ chuẩn bị của nguồn nhân lực để tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức.

2.1.2.1. Tình hình đầu tư cho giáo dục đào tạo ở Việt Nam thời gian qua

Với phương châm coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu để tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực có trí tuệ, có trình độ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và tiến vào kinh tế tri thức, giáo dục đào tạo của nước ta luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước thông qua nhiều chủ trương, chính sách đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nhờ đó từ một quốc gia có tới hơn 90% dân số mù chữ ngành Giáo dục và Đào tạo đã đưa Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ dân số biết chữ cao hàng đầu trong số các nước đang phát triển, đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ thơng qua đào tạo ngày càng tăng, có khả năng tiếp nhận, làm chủ nhiều công nghệ hiện đại, các đội học sinh tham gia các cuộc thi trí tuệ quốc tế thường dành được giải cao, được bạn bè quốc tế khen ngợi, nhiều nhân tài người Việt hiện đang làm việc ở nhiều lĩnh vực công nghệ cao ở các quốc gia phát triển.

Các thành tựu đó có được là nhờ sự quan tâm đầu tư nhân, tài, vật lực mạnh mẽ cho giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta. Trong nhiều năm qua, ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục đào tạo không ngừng tăng lên.

Bảng 1: Tỷ trọng đầu tƣ cho GD-ĐT trong tổng chi ngân sách của Nhà nƣớc Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 (Kế hoạch)

Nguồn: Website của Bộ tài chính: www.mof.gov.vn 8/10/2007

(Và TS Vũ Quang Việt, chuyên gia thống kê của Liên Hiệp Quốc: Chi tiêu cho giáo dục, những con số “giật mình”. www.vietnamnet.vn ngày 11/7/2007).

Như vậy, từ năm 2000 đến nay Ngân sách đầu tư cho giáo dục hầu như năm nào cũng tăng. Năm 2000 tổng chi cho giáo dục là 23.219 tỷ đồng chiếm 15% so với chi ngân sách của Nhà nước thì đến năm 2004 mức tổng chi đã đạt 54.223 tỷ đồng, chiếm 17,1% ngân sách Nhà nước. Năm 2005 tổng mức chi tiêu là 68.968 tỷ đồng chiếm 21% ngân sách Nhà nước. Đến năm 2007 mức chi tiêu cho giáo dục có giảm đi chút ít, đạt 66.770 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 20,6% ngân sách. Trong điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay, mức chi tiêu này phản ánh sự cố gắng rất lớn của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nguồn nhân lực. Nếu so sánh với chi tiêu cho giáo dục ở các nước phát triển thuộc khối OECD thì chi phí cho giáo dục ở Việt Nam là rất lớn. Tỷ lệ chi cho giáo dục trên GDP là 8,3% vượt xa các nước phát triển cao như Mỹ,

Bảng 2: Số liệu so sánh chi tiêu cho GD ở Việt Nam và các nƣớc năm 2005

Chi tiêu cho giáo dục/GDP (%)

Nguồn: TS. Vũ Quang Việt, www.vietnamnet.vn, tài liệu đã dẫn.

Như vậy, có thể nói đây là những nỗ lực rất lớn của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân dành cho giáo dục, đào tạo. Trong đó, một phần được đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các trường. Cụ thể, qua các dự án lớn như: Dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội ở Hồ Lạc trên diện tích 1.000 ha với mức đầu tư 7.300 tỷ đồng, dự án xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ở Thủ Đức trên diện tích 600 ha với mức đầu tư 6.800 tỷ đồng. Các trường đại học trọng điểm và nhiều trường đại học công lập khác cũng được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật. Dự án giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học công lập bằng nguồn vốn vay 100 triệu USD của Ngân hàng Thế giới cũng vừa hồn tất, các thư viện, phịng thí nghiệm, xưởng sản xuất thử hiện đại cũng đã được xây dựng ở một số trường. Chế độ, chính sách, lương và phụ cấp của giáo viên những năm qua cũng có sự cải tiến, điều chỉnh lên mức cao nhất trong khu vực hành chính sự nghiệp. Các chính sách khuyến khích đối với sinh viên giỏi, sinh viên nghèo vượt khó cũng đã được áp dụng như: Chế độ học bổng cho các đối tượng chính sách xã hội, học bổng cho các sinh viên học giỏi, thực hiện tín dụng sinh viên, miễn học phí cho các sinh viên trường sư phạm.

Tuy nhiên, theo tiến sỹ Vũ Quang Việt phần chi trả lương cho giáo viên đã chiếm đến 80-90% ngân sách, số còn lại mới được đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đội ngũ nguồn nhân lực trình độ cao cho các cơ sở giáo dục. Tình trạng dạy chay, học chay còn phổ biến do thiếu trang thiết bị, phòng nghiên

cứu, phịng thí nghiệm, số lượng máy tính cịn q ít, sách giáo khoa còn thiếu ở các vùng sâu, vùng xa. ở thành phố, ngay cả các trường cao đẳng, đại học cũng thiếu giáo trình cập nhật với trình độ khoa học kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại.

2.1.2.2. Tình hình giáo dục phổ thơng ở Việt Nam hiện nay

Thông qua tổng kết kinh nghiệm thành công của các quốc gia đã tiến hành CNH-HĐH, và sớm bước vào phát triển kinh tế tri thức cho thấy rằng, trước khi bước vào tiến hành cơng nghiệp hố thì các quốc gia đó đã hồn thành phổ cập giáo dục tiểu học từ rất sớm, tạo đà thuận lợi cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam, từ kinh nghiệm quốc tế kết hợp với truyền thống coi trọng học hành của dân tộc, Đảng và Nhà nước từ khi mới ra đời đã rất quan tâm tới sự nghiệp giáo dục đào tạo. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta đã xác định coi sự nghiệp giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Sự quan tâm đầu tư đó đã mang lại những thành tích nhất định. Đến nay, Việt Nam đã cơ bản xoá được nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Tiến trình phổ cập trung học cơ sở đang được tiến hành. Đến hết năm 2004 đã có 20 tỉnh thành trong cả nước được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến năm 2006 con số này đã tăng nên 29 tỉnh thành phố.

Giáo dục phổ thông phát triển được thể hiện ở số trường học xây dựng mới ngày càng tăng. Năm học 2000-2001 số trường học phổ thông là 24692 trường, đến năm 2003-2004 số trường học tăng lên 26352 trường, năm 2005-2006 số trường đã là 27227 trường. Và năm học vừa qua 2006-2007 là 27593 trường học.

Như vậy, số trường phổ thông năm nào cũng tăng. Năm học 2000- 2001, số trường tăng 102,8%; năm 2003-2004 số trường tăng 102% và đến năm 2006- 2007 số trường học tăng đạt mức 101,3%.

Bảng 3: Số trƣờng và lớp học từ năm 2000 đến năm 2006

Số trƣờng học Tiểu học THCS THPT Số lớp học (Nghìn lớp) Tiểu học THCS THPT

Nguồn: Niên giám thống kê 2006, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr.516.

Như vậy, số lớp học năm học 2000-2001 là 509600 lớp, đến năm 2002- 2003 tăng lên tới 522200 lớp, tăng 100,7% so với năm học trước. Tuy nhiên tới năm học 2003-2004, số lớp học phổ thông bắt đầu giảm: 520900 lớp chỉ bằng 99,8% so với năm học trước. Đến năm 2004-2005 còn 519700 lớp; Năm học 2005-2006 còn 508700 lớp, bằng 97,9% so với năm học trước. Và đến năm học vừa qua, số lớp tiếp tục suy giảm còn 501200 lớp.

Tương ứng với số lớp học giảm, số học sinh phổ thông cũng giảm theo.

Bảng 4: Số học sinh phổ thông từ năm 2000 đến năm 2006.

Năm

Số HS

TH THCS

Năm học 2000-2001 số học sinh các cấp là 17.776.100 học sinh thì đến năm học 2002-2003 số học sinh giảm nhẹ còn 17.699.600, chỉ bằng 99% so với năm học trước; năm học 2003-2004 giảm còn 17.505.400 học sinh; năm học 2005-2006 còn 16.650.600 học sinh, bằng 97,2% so với năm trước đó. Và năm 2006-2007 số học sinh phổ thơng tiếp tục giảm chỉ cịn 16.256.600 học sinh bằng 97,6% so với năm học 2005-2006.

Như vậy, trong những năm qua số học sinh phổ thơng có giảm đi đơi chút qua các năm có thể do biến động của dân số. Số trường học được xây dựng nhiều hơn trong khi số học sinh giảm đi đã góp phần xố bỏ tình trạng thiếu trường lớp, học sinh phải học ca 3, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Với quan điểm phải đặt chất lượng giáo dục và đào tạo lên hàng đầu, trong những năm gần đây Việt Nam đang tăng cường thực hiện cải cách để nâng cao chất lượng giáo dục. Điều đó được thể hiện qua các chương trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập; đổi mới thi cử và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục. Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã cho ra đời một cơ quan chuyên trách để kiểm định chất lượng giáo dục là Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm có thể có những đánh giá, kiểm tra khách quan khoa học và chuyên nghiệp hơn về chất lượng dạy và học, qua đó có cơ sở để xây dựng các biện pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục. Để chất lượng giáo dục phản ánh đúng thực chất, không chạy theo thành tích, trong năm học vừa qua Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa ra các cuộc vận động như: “Nói khơng với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử”, “Nói khơng với tình trạng học sinh ngồi nhầm chỗ, giáo viên đứng nhầm lớp và vi phạm đạo đức nhà giáo”. Và mới đây là cuộc vận động “Nói khơng với đào tạo khơng đạt chuẩn và không đáp ứng yêu cầu của xã hội”. Những cuộc vận động này bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực. Đã tạo ra được khơng khí học tập nghiêm túc và thái độ đúng đắn hơn

của các em học sinh cũng như của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo và từ yêu cầu của các cuộc vận động kể trên, SGK đang được đổi mới theo hướng gắn với yêu cầu phát triển và cập nhật nhiều tri thức mới, xích lại gần hơn với yêu cầu của kinh tế tri thức, tạo cơ sở nội dung để xây dựng các phương pháp dạy học mới: học đi đôi với hành, chú trọng dạy các kỹ năng thực tế, sát sườn với cuộc sống. Bên cạnh đó, phẩm chất đạo đức, khả năng tập luyện thể chất cũng được quan tâm truyền thụ cho học sinh phổ thơng nhằm phát triển tồn diện về học vấn, kỹ năng sống, nhân cách cho học sinh, nguồn nhân lực trong tương lai gần của sự nghiệp CNH- HĐH và phát triển kinh tế tri thức.

Để thực hiện thành công những mục tiêu trên, đội ngũ giáo viên có chất lượng đóng vai trị cực kỳ quan trọng bởi “không thầy đố mày làm nên”, sự nghiệp cải cách giáo dục có thành cơng hay khơng, các tri thức mới, các phẩm chất đạo đức tốt đẹp có truyền thụ được tới học sinh hay không đều phụ thuộc một phần lớn vào chất lượng của đội ngũ giáo viên. Có nhiều thầy cơ giỏi, mới hy vọng có nhiều học trị giỏi. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên phổ thông không ngừng tăng lên.

Bảng 5: Số giáo viên phổ thơng từ năm 2000-2006

ĐVT: nghìn người Năm Số viên tiếp dạy TH THCS

Số liệu thống kê cho thấy số lượng giáo viên trực tiếp giảng dạy ở bậc học phổ thông không ngừng tăng lên qua các năm. Năm học 2000-2001 tổng số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 661.700 người, thì đến năm sau, năm học 2002-2003 đã tăng thêm 61.800 người, lên 723.500 người (tỷ lệ tăng 104,2%) . Đến năm 2003-2004 là 755.400 người và đến năm 2006-2007 số giáo viên đã đạt mức 789.600 người.

Bậc tiểu học, số lượng giáo viên trực tiếp giảng dạy tăng nhẹ từ năm 2000-2001 đến năm 2003-2004 và sau đó lại bắt đầu giảm nhẹ cho đến năm 2006-2007. Điều đó xuất phát từ sự suy giảm số học sinh của bậc tiểu học. Tuy nhiên, số lượng giảm sút không đáng kể. Đối với bậc THCS tình trạng tương tự cũng diễn ra; chỉ có bậc THPT số lượng giáo viên tăng đều qua các năm : từ 72.000 người năm 2000-2001 đã tăng lên 125.200 người năm 2006-2007.

Về chất lượng đội ngũ giáo viên, để thực hiện thành công sự nghiệp cải cách của ngành giáo dục đào tạo cũng như của các cuộc vận động gần đây của Bộ Giáo dục đào tạo, đội ngũ giáo viên cũng cần phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nhất là đối với đội ngũ giáo viên ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo chất lượng còn nhiều hạn chế. Sự hạn chế này xuất phát ngay từ khâu thi tuyển đầu vào của các trường sư phạm địa phương. Tuy vậy, đây là vấn đề lớn, không thể chỉ giải quyết ngày một ngày hai bởi nó cịn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

2.1.2.3. Đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Từ khi tiến hành sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam đối với nguồn nhân lực có trình độ THCN và dạy nghề là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về công nhân kỹ thuật lành nghề, hệ thống đào tạo THCN và dạy nghề của nước ta đã có nhiều thành tựu đáng kể, cung cấp nguồn nhân lực có đào tạo nghề cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Tuy vậy, số lượng đào tạo, chất lượng lao động nghề, cơ cấu đào tạo còn nhiều bất cập, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Bảng 6: Đào tạo THCN và dạy nghề ở Việt Nam thời gian qua Năm

Số giáo viên (nghìn người) Số học sinh (nghìn học sinh)

Nguồn: Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.546.

Số liệu thống kê cho thấy số trường THCN và dạy nghề có xu hướng tăng từ năm 2000: 253 trường; năm 2003 là 268 trường. Đến năm 2004 đạt mức cao nhất là 285 trường. Tuy nhiên sau đó số trường THCN và dạy nghề đã giảm dần: Đến năm 2005 là 284 trường và năm 2006 chỉ còn 269 trường. Tuy số trường THCN và dạy nghề có giảm nhưng số lượng giáo viên và số học sinh vẫn không ngừng tăng lên qua các năm. Số giáo viên từ 10100 năm 2000 đã tăng lên 14500 người vào năm 2006. Số học sinh cũng tăng liên tục từ 255400 lên 500300 người vào năm 2005 và sang năm 2006 có giảm đơi chút cịn 468800 người.

Tuy vậy, điều đáng quan tâm hơn cả là số lượng công nhân kỹ thuật được đào tạo ở bậc THCN và dạy nghề trong mối tương quan với số lượng sinh viên đại học và cao đẳng. Bởi vì trên thế giới các quốc gia khi bước vào thời kỳ CNH-HĐH thông thường cần một lượng rất lớn công nhân kỹ thuật được đào tạo từ các trường THCN và dạy nghề. Số lượng công nhân kỹ thuật luôn phải được cung ứng nhiều hơn nhiều lần số lượng nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học. Tuy vậy, hiện nay ở Việt Nam, số lượng người học trung học chuyên nghiệp và dạy nghề lại ít hơn rất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tri thức ở việt nam (Trang 39 - 56)