Doanh nghiệp được công nhận XKTS vào Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản việt nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 124 - 132)

Quốc

4 Doanh nghiệp được công nhận XKTS vào Trung

Quốc

5 Doanh nghiệp được công nhận XKTS vào Nga

Phụ lục 03

Diễn biến và ảnh hƣởng của một số vụ kiện đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua

1. Vụ kiện cá tra và basa

Hoạt động nuôi cá basa và cá tra của Việt Nam bát đầu phát triển dưới hình thức lồng bè và hầm cá tại An Giang và Đồng Tháp theo kinh nghiệm nuôi lồng bè của của ngư dân Campuchia. Tuy nhiên nó chỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ thành sản xuất hàng hoá lớn khi Việt Nam áp dụng thành công công nghệ tạo giống nhân tạo vào năm 1995. Từ đó con giống với số lượng lớn được cung cấp thường xuyên cho ngư dân. Với chi phí đầu tư gồm con giống, thức ăn, lương cơng nhân, nhiên liệu, thuốc phịng và trị bệnh, khấu hao bè cá, khấu hao máy móc, lãi vay, thuế và các loại chi phí để sản xuất một kg cá thành phẩm hết 10.398đ/kg (theo giá năm 2003).

Giá một kg cá phile tại nhà máy chế biến bao gồm các loại chi phí và lợi nhuân khoảng 43.000đ/kg.

Trước khi hiệp định thương mại Việt -Mỹ có hiệu lực (T 12/2001), cá tra và cá basa đơng lạnh của Việt Nam xuất sang Mỹ phải chịu thuế 4,4 xen/kg và không phải chịu thuế khi nhập khẩu vào Mỹ

Việc sản xuất cá da trơn tại Mỹ: cho tới năm 1970, cá da trơn hay catfish theo tiếng Anh chỉ được tiêu thụ ở một số vùng của Mỹ, thực phẩm chế biến từ catfish trở nên ngày một phổ biến hơn sau chiến dịch tiếp thị của các trại nuôi cá và các doanh nghiệp chế biến catfish. Sản lượng cá nuôi ở Mỹ tăng từ 2.580 tấn năm 1970 lên 271.000 tấn năm 2001 với doanh thu khoảng nửa tỷ USD. Các trại nuôi cá catfish được tập trung chủ yếu ở đồng bằng sơng Mississippi. Từ năm 2000 giá bình qn 1 pao mà các nhà ni cá catfish nhận được là 75 cent xuống còn 65 cent năm 2001 và 50 cent năm 2000. Hiệp hội các nhà nuôi cá catfish (CFA) lập luận rằng bán giá hiện tại thấp hơn chi phí sản xuất tới 15 cent. Tổng doanh số cá catfish nội địa bán cho các đơn vị

chế biến giảm 20% từ 446 triệu USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD năm 2001. Các chủ trang trại nuôi cá catfish “cáo buộc” các sản phẩm cá tra và basa nhập khẩu từ Việt Nam chính là nguyên nhân gây ra sự giảm sút này và kiện lên Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) cá tra và basa của Việt Nam không phải là catfish. Cá catfish nuôi ở đồng bằng sông Mississippi thuộc họ Ictanuridae. Cá tra và basa nuôi ở đồng bằng sơng cửu Long thuộc họ Pangassii và bao bì đóng gói các sản phẩm nhập từ Việt Nam cũng giống với các nhà sản xuất Mỹ, làm cho người tiêu dùng nhầm tưởng rằng cá được nuôi từ đồng bằng sông Mississippi.

Tuy nhiên trên thực tế thì “catfish” là một từ tiếng Anh thông dụng để chỉ hàng trăm loại cá. Theo từ điển Webter thì catfish là “bất kỳ loại cá nước ngọt nào có da trơn, có ria gần miệng thuộc bộ Siluriformes” như vậy, rõ ràng cá basa và cá tra của Việt Nam là catfish. Mặt khác trên tất cả các bao bì của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đều ghi rõ dòng chữ tiếng anh “product of Viet Nam” hay “made in Viet Nam” và thực hiện việc ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mại theo quy định của FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ).

Tuy nhiên đến tháng 5/2002, bất chấp tính chất phi lý của vụ kiện, tổng thống Mỹ đã phê chuẩn quy định đặt tên, dán mác hoặc quảng cáo catfish cho các loại cá da trơn họ Ictanuridae. Nhưng cũng trái với dự đốn của Hiệp hội các nhà ni cá catfish của Mỹ, vụ tranh chấp tên gọi đã làm cho cá tra và basa của Việt Nam trở nên nổi tiếng. Với nhãn hiệu và chiến lược tiếp thị mới, sản lượng lẫn giá trị cá tra và basa đông lạnh của Việt Nam xuất sang Mỹ vẫn tăng.

Không thoả mãn với kết quả, ngày 28/6/2002 Hiệp hội các nhà nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) đã đệ đơn kiện một số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam lên Bộ Thương mại Mỹ (DOT) và Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC) là các sản phẩm cá tra và basa phile đông lạnh được bán thấp hơn

giá trị hợp lý tại thị trường Mỹ. Gây thiệt hại về vật chất cho các nhà sản xuất nội địa. Theo CFA, giá trị hợp lý là 4,19 USD/pao, trong khi giá xuất khẩu là 1,44 USD/pao. Mức độ bán phá giá là 190,2%. Trong đơn kiện CFA đưa ra 2 đề xuất áp dụng thuế chống bán phá giá để DOT xem xét. Nếu Việt Nam được xác định không phải là một nước theo nền kinh tế thị trường thì mức thuế chống bán phá giá là 190%. Cịn nếu Việt Nam được xác định có nền kinh tế thị trường thì mức thuế xuất chống bán phá giá áp dụng là 144%.

Sau khi tiến hành điều tra, ngày 18/7/2003 DOT đã có quyết định: “trong khi Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong một số cải cách, phân tích của Bộ Thương mại Hoa Kỳ thấy rằng Việt Nam chưa hoàn tất sự chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường. Cho tới khi quyết định này được huỷ bỏ thì tình trạng kinh tế phi thị trường của Việt Nam sẽ được áp dụng cho tất cả các vụ xem xét trong tương lai, trong đó bao gồm các điều tra và thẩm định diễn ra sau khi quyết định này có hiệu lực.

Quyết định về mức độ bán phá giá mà mức độ thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp

Các Cty khác trong vụ

Các Cty khác không tham gia vụ kiện

Với mức thuế trên đã làm cho sản lượng và giá trị xuất khẩu cá tra và basa sang thị trường Mỹ giảm từ 20.956 tấn và giá trị 62,777 triệu USD năm 2002 xuống còn 14.223 tấn và giá trị 43,367 triệu USD năm 2004 và 35,258 triệu USD năm 2005.

2. Vụ kiện tôm

Sau vụ kiện cá tra và basa của Hiệp hội các nhà nuôi cá catfish vùng đồng bằng sông Mississippi khiến các nhà sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chưa khỏi bàng hồng thì ngày 31/12/2003, Liên minh các nhà nuôi tôm Miền Nam nước Mỹ (SSA) đã đệ đơn kiện 6 quốc gia lên DOT và USITC, trong đó có Việt Nam bán phá giá tơm vào thị trường Mỹ.

Theo số liệu của DOT, năm 2002, 6 nước bị kiện bán phá giá tôm đã sản xuất khoảng 2 tỷ pao tôm (tương đương 900 triệu kg), gấp đôi so với năm 1999 và SSA cho rằng nó đã làm cho doanh thu ngành cơng nghiệp tơm Hoa Kỳ giảm một nửa từ 1,2 tỷ USD xuống còn 559 triệu USD trong năm 2002. Đồng thời trong thời gian đó đã làm 40% số lao động trong ngành bị mất việc làm. Để giảm bớt lượng xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ, SSA đề nghị mức thuế nhập khẩu tôm cần được nâng lên mức 40-230% đối với Brazin, 112 – 267% đối với Trung Quốc, 104 – 107 đối với Equador, 102-130% đối với Ấn Độ, 57% đối với Thái Lan và 30-99% đối với Việt Nam.

Vụ kiện đã chứng tỏ biện pháp chống bán phá giá đã bị các nhà sản xuất nước Mỹ ngày càng lạm dụng để bảo hộ cho một số ngành sản xuất yếu kém của Hoa Kỳ không thể cạnh tranh với các nước đang phát triển. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với nguyên tắc hoạt động của tổ chức thương mại thế giới. Ví dụ đối với ngành sản xuất tôm của Việt Nam, giá tôm Việt Nam thấp do chi phí nhân cơng thấp, mơi trường ni và điều kiện tự nhiên thuận lợi, bên cạnh đó ngư dân và các doanh nghiệp cũng tích cực cải tiến cơng nghệ giảm chi phí, hạ giá thành nên các sản phẩm tơm của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao so với sản phẩm tôm cùng loại trên thị trường Hoa Kỳ.

Cũng như các nhà sản xuất cá tra và basa, các nhà sản xuất và chế biến tơm hồn tồn độc lập theo cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường nội địa và ở các thị trường xuất khẩu. Họ cũng không nhận bất cứ khoản trợ cấp nào của Chính phủ.

Tính đến hết tháng 10/2003, đứng đầu các quốc gia xuất khẩu tôm vào Mỹ là Thái Lan, với kim ngạch 774 triệu USD, tiếp đó là Việt Nam 476 triệu USD, Trung Quốc 326 triệu USD, Ấn Độ 342 triệu USD, Equador 185 triệu USD, Indonesia 148 triệu USD và Brazin 91 triệu USD.

Trên cơ sở kết quả điều tra, DOT đã khơng thể tìm thấy căn cứ xác đáng nào để áp dụng thuế chống bán phá giá tới gần 200% theo yêu cầu của SSA. Tuy nhiên để bảo hộ doanh nghiệp trong nước và trả ơn cho các lá phiếu nên chính quyền Mỹ đã áp đặt mức thuế chống bán phá giá, mặc dù điều đó hồn tồn bất cơng trong thương mại quốc tế.

Ngày 30/11/2004 DOT đã có quyết định cuối cùng về biên độ phá giá đối với doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Mức thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam Công ty

Seaprodex Minh Hải Minh Phú

Camimex

Mức trung bình của các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện được thuế suất riêng biệt bằng trung bình của 3 doanh nghiệp trên

5 doanh nghiệp bị đơn tự nguyện còn lại (Hải Thuận, Ngọc Sinh, Trúc An, Phương Nam và Công ty thuỷ sản Nha Trang) và tồn bộ các doanh nghiệp khác Kim Anh (Sóc trăng)

Tuy nhiên đây chưa phải là kết thúc, căn cứ theo thủ tục pháp lý của Mỹ, vụ kiện sẽ kéo dài 5 năm và mỗi năm Washington sẽ xem xét hoạt động xuất khẩu của các nước để quyết định lại mức thuế. Như vậy đối với các doanh nghiệp như Kim Anh, Hải Thuận, Ngọc Sinh, Trúc An… chịu mức thuế 25,76% sẽ gần như khơng cịn cơ hội để xuất khẩu tôm đông lạnh vào thị trường Mỹ.

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp có mức thuế trên 4% thì mức thuế xuất khơng phải là mối lo chính, mà khó khăn lớn nhất chính là những thay đổi về quy định ký quỹ liên tục của Hải quan Mỹ. Theo quy định này, ngồi số tiền tính thuế theo biên độ riêng biệt dành cho mỗi doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu còn phải nộp khoản tiền đặt cọc tương ứng với thuế xuất “country –wide rate” với biên phá giá cao nhất.

Ví dụ một doanh nghiệp mua tôm của công ty Minh Phú để nhập khẩu vào Mỹ, sẽ phải nộp 2 khoản. Thứ nhất là tiền thuế tính với mức 4,21% x giá trị lơ hàng. Khoản thứ hai là tiền đặt cọc tính theo cơng thức 25,76% x giá trị nhập khẩu tôm của Minh Phú trong một năm. Tiền đặt cọc sẽ phải nộp một lần trước khi hàng nhập khẩu cập cảng Mỹ. Nếu mức xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ giữ nguyên khoảng 500 triệu USD/năm thì các nhà nhập khẩu Mỹ mua tơm của Việt Nam sẽ phải ký quỹ là 125 triệu USD và tiền ký quỹ chỉ được giải ngân sau 3 năm, khi có được kết quả tính lại giá thành giá bán của từng lô hàng để quyết định mức thuế chống bán phá giá mới. Theo Matthew Nicely, luật sư về thương mại Quốc tế của Công ty luật Willkie Farr

& Gallagher, tiền ký quỹ thực sự là một gánh nặng đối với nhà nhập tơm, thậm chí một số nhà nhập khẩu cịn tun bố “chúng tơi khơng muốn nhập khẩu tôm nữa” và họ đang phải từ bỏ hoạt động kinh doanh. Tiền ký quỹ thực sự là một rào cản thương mại.

Trên thực tế các nhà nhập khẩu Mỹ đã đẩy gánh nặng này sang các doanh nghiệp Việt Nam, nếu không họ sẽ chuyển sang nhập hàng của nước

khác. Thuế chống bán phá giá và quy định ký quỹ của Hải quan Mỹ đã ngay lập tức tác động đến xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2004, sản lượng xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ chỉ còn 36,687 tấn giảm 30% so với năm 2003 và giá trị xuất khẩu còn 392,485 triệu USD giảm 23,5% so với năm 2003. Năm 2005 giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 434,079 triệu USD giảm 15,43% so với năm 2003. Điều này đã làm cho nhiều hộ ni tơm phải khốn đốn và có nguy cơ phá sản, nhiều lao động bị mất việc làm bởi Mỹ là thị trường chiếm 65% giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Như vậy ảnh hưởng của các vụ kiện đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu thuỷ sản là rất lớn, trong khi chúng ta chưa chủ động trong việc nắm bắt luật lệ, quy định về thương mại của các thị trường lớn cũng như thương mại quốc tế. Đồng thời chưa có kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, nên rất lúng túng khi có tranh chấp thương mại xảy ra. Nó địi hỏi trong thời gian tới Việt Nam phải chủ động có các biện pháp phịng chống để hạn chế tác động của các vụ kiện tương tự có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản việt nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 124 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w