Tổn thất, bồi thường tổn thất

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật hàng hải về thuyền viên trên tàu biển việt nam và giải quyết bồi thường tổn thất theo quy định của bộ luật hàng hải việt nam 2005 (Trang 41 - 42)

1, Khái niệm: là tất cả những hư hỏng, mất mát, hư hỏng thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do rủi ro gây ra.

Phân loại: theo căn cứ trách nhiệm có:

+,Tổn thất chung: là những hi sinh chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức, hợp lý ( điều 213), được phân bổ theo tỉ lệ trên cơ sở giá trị phần tổn thất chung (điều 214). Muốn có tổn thất chung phải có hành động tổn thất chung.

+, Tổn thất riêng: (điều 216) mọi tổn thất liên quan đến tàu biển ,hàng hóa , hành lý, tiền cước không được tính vào tổn thất chung. Nói cách khác, tổn thất riêng là những mất mát thiệt hại do rủi ro bất ngờ gây ra.

2, Bồi thường tổn thất: - Nguyên tắc bồi thường:

+,Bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm trừ khi có tổn thất chung

+,Bồi thường bằng tiền chứ không phải bằng hiện vật. Đồng tiền bồi thường là đồng tiền thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận thì nộp phí bảo hiểm bằng đồng tiền nào, bồi thường bằng đồng tiền đó

+,Khi trả tiền bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ các khoản tiền mà người bảo hiểm đã thu được khi giải quyết số tiền bồi thường còn lại hoặc đã giải quyết với người thứ 3.

- Cách tính tiền bồi thường: Với tổn thất chung:

+,Khi số tiền bảo hiểm lớn hơn hoặc bằng số tiền bảo hiểm tham gia tổn thất chung thì người bảo hiểm bồi thường đẻ giá trị tài sản tham gia tổn thất chung.

+,Khi số tiền bảo hiểm nhỏ hơn số tiền tham gia bảo hiểm thì người bảo hiểm bồi thường theo tỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị tài sản tham gia tổn thất chung.

Tỷ lệ phân bổ tổn thất chung: ai= (B / V) * Vi

Trong đó B: tổng giá trị tổn thất chung

V: tổng giá trị phải đóng góp tổn thất chung

ai: số tiền đóng góp của từng quyền lợi( tàu, hàng hóa, cước phí ). Với tổn thất riêng:

Điều 254. Bồi thường tổn thất toàn bộ

1. Tổn thất toàn bộ ước tính là tổn thất do tàu biển, hàng hoá bị hư hỏng mà xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ hoặc chi phí sửa chữa, phục hồi vượt quá giá trị của tàu biển sau khi sửa chữa hoặc vượt quá giá thị trường của hàng hoá đó tại cảng trả hàng; trong trường hợp này, người được bảo hiểm phải gửi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm đến người bảo hiểm trước khi yêu cầu trả tiền bảo hiểm.

2. Tổn thất toàn bộ thực tế là tổn thất do tàu biển, hàng hoá bị phá huỷ, hư hỏng toàn bộ mà không phục hồi được hoặc tàu biển mất tích cùng hàng hoá; trong trường hợp này, người được bảo hiểm có thể đòi người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm mà không phải tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm.

3. Trường hợp tàu biển mất tích là tàu biển được bảo hiểm có thời hạn, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu đã nhận được tin cuối cùng về tàu biển trước khi kết thúc thời hạn bảo hiểm. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường nếu chứng minh được tàu biển mất tích sau khi thời hạn bảo hiểm kết thúc

Bồi thường tổn thất bộ phận: người bảo hiểm bồi thường theo mức chênh lệch giữa giá trị thực tế của tổn thất và mức khấu trừ. Mức khấu trừ tùy theo qui định của từng loại bảo hiểm với từng trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật hàng hải về thuyền viên trên tàu biển việt nam và giải quyết bồi thường tổn thất theo quy định của bộ luật hàng hải việt nam 2005 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w