Những hạn chế còn tồn tại và vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 110 - 116)

Công nghệ thông tin ở Việt Nam

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và vấn đề đặt ra

Một là: Kết cấu hạ tầng CNTT xây dựng được trong thời gian qua mới

chỉ là bước đầu, chưa đủ mạnh để đáp ứng các nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT trong giai đoạn mới, không đủ để tạo ra các khả năng làm cho doanh nghiệp của các ngành nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập thị trường quốc tế.

Mặc dù Việt Nam có tốc độ phát triển Viễn thông và Internet cao nhất trong khu vực ASEAN, xét về hạ tầng thơng tin và truyền thơng (tính trên tỷ lệ số thuê bao cố định, di động, Internet và máy tính cá nhân) Việt nam vẫn thuộc vào một trong những nước kém phát triển nhất trong khu vực. Nếu so sánh con số của năm 2002 thì đến hết năm 2002, tỷ lệ số thuê bao cố định/100 dân của Việt nam là 4,51 đứng thứ 8 trong số 13 nước ASEAN+3

(Nam Triều Tiên, Trung quốc, Nhật bản); Tỷ lệ bình quân của khu vực là 17,7. Tỷ lệ số thuê bao di động/100 dân của Việt nam là 2,34 đứng thứ 10 trong số 13 nước ASEAN+3; Tỷ lệ bình quân của khu vực là 18,7. Tỷ lệ số người sử dụng Internet /100 dân của Việt nam là 1,84 đứng thứ 10 trong số 13 nước ASEAN+3; Tỷ lệ bình quân của khu vực là 8,12. Tỷ lệ số máy tính cá nhân/100 dân của Việt nam là 0,98 đứng thứ 10 trong số 13 nước ASEAN+3 ; Tỷ lệ bình quân của khu vực là 13,39 .

Mạng viễn thông và Internet tuy đã được nâng cấp hiện đại hố, nhưng qui mơ cịn nhỏ bé vẫn chưa phủ khắp lãnh thổ: Tính đến hết tháng 2/2003, tổng số xã có điện thoại là 8.330/8.981, đạt tỷ lệ 92,75%. Số xã chưa có điện thoại là 651 xã, tập trung tại 20 tỉnh. Điện thoại di động tuy đã phủ sóng trên cả nước nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã. Tỷ lệ mắc điện thoại ở nông thôn dưới mức 2%.

Cơ sở hạ tầng viễn thông trong nước, đặc biệt là mạng viễn thông nội hạt chất lượng còn thấp, gây cản trở cho việc triển khai các dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ băng rộng. Mức độ dự phịng của mạng lưới viễn thơng chưa cao, các đường vòng tránh, vu hồi còn thiếu. Kỹ thuật mạng lưới được thay đổi hiện đại nhưng hệ thống quản lý và điều hành mạng chưa được thay đổi hiện đại, chất lượng chưa cao.

Số lượng người sử dụng Internet ở Việt nam còn rất thấp (tỷ lệ 1,84 người/100 dân) và phân bổ rất không đều: người sử dụng Internet chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Hải phịng (86% số người sử dụng Internet ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong khi hai thành phố này chỉ chiếm 10% dân số cả nước). Mặc dù người sử dụng có thể truy cập Internet tại tất cả 61 tỉnh thành trong cả nước, đại đa số người sử dụng truy cập Internet gián tiếp qua mạng điện thoại cố định, với tốc độ truy cập chưa cao. Mới chỉ có 32/61 tỉnh, thành trong cả nước có khả năng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp (với tốc độ cao) cho các thuê bao. Dự tính hết năm 2003 số lượng thuê bao trực tiếp là 2569. Hệ thống truy cập hữu tuyến tốc độ cao dựa trên mạng cáp đồng sẵn có ADSL, và hệ thống truy cập

thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh vào giữa năm 2003. Các hệ thống mạng truy nhập quang mới chỉ đang được triển khai thử nghiệm

Hai là: Đầu tư của Chương trình cho một số khoa CNTT chỉ mới đáp

ứng một phần nhỏ so với yêu cầu, mới chỉ đảm bảo được số lượng chuyên viên CNTT. Về chất lượng thì cịn chưa đáp ứng được u cầu ngày càng cao của ứng dụng CNTT và đặc biệt yêu cầu của CNpCNTT.

Ba là: Về mục tiêu phát triển tiềm lực CNTT, ngoài việc phát triển nhân

lực, Kế hoạch Tổng thể đã nêu những yêu cầu cụ thể về đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển CNTT trong thời gian 1996-2000. Nhưng những hoạt động nghiên cứu và phát triển chưa được tổ chức và triển khai đúng mức. Kết qủa nói chung cịn hạn chế. Các đơn vị nghiên cứu khơng khác gì mấy so với các đơn vị sản xuất, dịch vụ khác.

Bên cạnh đó những bất cập của Luật Giáo dục: Điều 17 "Cấm mọi hành

vi thương mại hoá hoạt động giáo dục" là một quan niệm sai về ảnh hưởng của thương mại đối với giáo dục (thực tế, thương mại hố được coi như yếu tố, động lực tích cực thúc đẩy nền giáo dục phát triển). Điều 5 quy định "Tiếng Việt là ngơn ngữ chính thức dùng trong nhà trường" vơ hình chung đã chặn "đường sống" của các loại hình đào tạo quốc tế (dạy các chương trình CNTT-TT trong nhà trường bằng tiếng Anh, Pháp), hạn chế quá trình hội nhập quốc tế để phát triển.

Bốn là: Về tin học hóa quản lý Nhà nước, tuy đã được triển khai,

nhưng mới chỉ là bước đầu, chưa đáp ứng các yêu cầu cấp bách của cải cách hành chính. Việc triển khai mạng diện rộng của Chính phủ cũng địi hỏi tiếp tục củng cố nhiều mặt. Việc cung cấp thông tin và dịch vụ của Chính phủ đến người dân theo ý nghĩa Chính phủ điện tử chưa được chú trọng thích áng.

Bên cạnh đó là mức độ nhận thức, quan tâm tới CNTT - TT ở các địa phương chưa đồng đều. Nếu như các thành phố lớn như Hà nội, TPHCM, Đà Nẵng hay như ở Quảng Nam, Lào Cai, Thanh Hoá trong danh mục các dự án đầu tư và ngành nghề thuộc các lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư ở các KCN, rất chú trọng đền lĩnh vực CNTT thì ở nhiều tỉnh khác lại rất thờ ơ.

Thậm chí ngay như tỉnh Thái Bình, một tỉnh rất gần hà nội trong cả cuốn catalogue giới thiệu về Tiềm năng, cơ hội đầu tư, Các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp trong tỉnh, Định hướng phát triển và hợp tác đầu tư Chính sách khuyến khích đầu tư của Thái Bình, Danh mục các dự án gọi vốn đầu tư tại Thái Bình giai đoạn 2003 - 2010, chưa thấy xuất hiện mục nào dành riêng cho lĩnh vực CNTT. Chính vì vậy khoảng cách phát triển CNTT giữa các địa phương ngày càng cách xa, gây ảnh hưởng tới việc phát triển đồng bộ CNTT trên toàn quốc gia.

Năm là: Những thành quả trong xây dựng CNpCNTT còn rất hạn chế.

CNpPM đã ít nhiều rõ đường đi, trong khi đó CNpPC cịn lúng túng và chưa có chiến lược rõ ràng. Trên căn bản người dân và doanh nghiệp chưa được thụ hưởng trực tiếp những tài ngun thơng tin đã ít nhiều tạo dựng được trừ một vài nơi mang tính cá biệt. Sử dụng công nghệ cả phần cứng và phần mềm và cả tài ngun Internet cịn lãng phí, kém hiệu quả. Một số ứng dụng quy mơ lớn có khuynh hướng xây dựng các mạng riêng không dựa trên hạ tầng lớn là Internet

Hơn nữa vấn đề vi phạm bản quyền đang là một thách thức lớn đối với công nghiệp phần mềm Việt nam, ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển phần mềm Việt Nam, làm tổn hại đến ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho mục tiêu đạt 500 triệu USD vào năm 2005 khó trở thành hiện thực.

Theo số liệu của Liên minh Hiệp hội Phần mềm Quốc tế (BSA), tỷ lệ

vi phạm bản quyền tại Việt Nam mấy năm qua đều rất cao (thuộc nhóm những nước "đứng đầu" thế giới). Với tỷ lệ vi phạm cao như vậy, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đã tổn thất tới 49 triệu USD. Hơn nữa, vi phạm bản quyền còn ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế như làm thất thu thuế, tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập của các cá nhân và công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm.

- Nổi bật nhất là thiếu sự chỉ đạo về ứng dụng CNTT. Các nơi tự làm theo nhận thức và năng lực của mình. Các đề án rất lớn (nhiều trăm tỷ đến nhiều ngàn tỷ đồng) chỉ từng nơi tự xây dựng, trình phê duyệt theo các kênh khác nhau, khơng có cơ quan nào hoạch định và kiểm sốt chung. Vì vậy khơng có một cái nhìn tồn cục, hệ thống. Tính tồn cục và hệ thống là đặc điểm quan trọng hàng đầu của ứng dụng

CNTT.

- Nhiều dự án ứng dụng CNTT thậm chí cỡ lớn cũng thường rơi vào tình trạng khơng có lực lượng triển khai đủ trình độ, đủ trách nhiệm và quyền hạn. Điển hình như vấn đề tin học hố các hoạt động hành chính Nhà nước. Nói chung các dự án này ở các tỉnh đều giao cho một đồng chí Phó Văn phịng Uỷ ban nhân dân chủ trì. Đồng chí đó cịn kiêm nhiệm rất nhiều việc, am hiểu CNTT có mức độ, khơng có hoặc chỉ có rất ít người giúp việc.

- Thiếu các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật khuyến khích, thúc đẩy tin học hố; như Hàn Quốc có luật cơ sở về thúc đẩy tin học hoá (từ năm l995). Nhiều văn bản hiện hành có những nội dung chồng chéo, thiếu nhất quán, mâu thuẫn nhau.

- Hệ thống tổ chức quản lý CNTT nói chung và quản lý ứng dụng CNTT nói riêng ở Trung ương cũng như Bộ, Ngành, địa phương còn chưa rõ nét. Thiếu cơ chế và sự phối hợp có hiệu quả giữa các bộ, ngành, cơ quan, chương trình có liên quan.

- Sự yếu kém nói chung của hệ thống giáo dục các cấp ở nước ta; CNTT ở Việt Nam nhiều năm qua chỉ được xem như một ngành khoa học công nghệ nên chất lượng đào tạo nhân lực CNTT còn yếu kém; Chưa thực sự coi cải cách giáo dục và xã hội hoá là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định và lâu dài trong phát triển nguồn nhân lực CNTT; Bộ GD-ĐT được giao trách nhiệm chung về phát triển nguồn nhân lực CNTT nhưng chưa có điều kiện tập trung vào nhiệm vụ này một cách thoả đáng (Chương trình trọng điểm "Phát triển

nguồn nhân lực về CNTT" ghi trong Chương trình Hành động Triển khai Chỉ thị 58 của Chính phủ đã được giao cho Bộ GD-ĐT chủ trì nhưng đến nay vẫn chỉ dừng ở mức Dự thảo).

Có thể nói Việt Nam đã xác định ưu tiên đặc biệt cho phát triển CNTT, coi CNTT là một ngành kinh tế mũi nhọn thì việc xây dựng những chiến lược và giải pháp cụ thể để phát triển CNTT là điều hết sức cần thiết. Những thành công và thất bại trong thời gian vừa qua đã minh chứng được một điều là sự nhiệt tình và lịng quyết tâm khơng đủ sức mạnh để thay đổi một nền kinh tế vẫn cịn đang có nhiều khiếm khuyết. Vì vậy một kế hoạch đúng đắn, chiến lược cụ thể và giải pháp hiệu quả sẽ là bước đệm vững chắc cho sự thành công trong phát triển CNTT, ngành cơng nghiệp vốn được coi là chìa khố của nền kinh tế tri thức trong tương lai.

Chương 3.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w