0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHUYỀN RC – 2300

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ DÒNG GIÁ TRỊ (VSM) TẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BỘ THU RC – 2300 CÔNG TY TNHH SONION VIỆT NAM - LV ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 51 -54 )

40

Hình 3-10: Thành phẩm của chuyền RC – 2300

Con hàng 2300 gồm một số bộ phận chính:

 Motor bên trong gồm cuộn dây (coil) và lõi từ (magnet house), lõi rung (Armature), và drive pin

 Vỏ bọc bên ngoài (case)

 Nắp bên trên (cover) có màng rung (membrane).  Ống dẫn thanh (spout)

Cơ chế hoạt động: khi có dòng điện đi vào làm cho từ tính của lõi từ thay đổi làm rung armature và drive pin tác động lên màng rung tạo ra âm thanh. Sản phẩm thƣờng đƣợc sử dụng trong các thiết bị trợ thính cho ngƣời khiếm thính và các thiết bị âm thanh khác.

Chuyền RC – 2300 gồm 3 phần chính (tham khảo phụ lục 5 layout trƣớc khi thực hiện VSM chuyền RC – 2300):

 Main line: Là dây chuyền chính sản xuất ra sản phẩm

 Sub line: Là dây chuyền sản xuất các bộ phận cung cấp cho main line nhƣ vỏ bọc ngoài sản phẩm (case), armature, magnet house…

 Membrane line: Sản xuất phần cover cung cấp cho main line.

Sau đây tác giả xin trình bày chi tiết quy trình công nghệ tại main line là dây chuyền sản xuất chính ra sản phẩm 2300 và là dây chuyền sẽ thực hiện VSM (hình 3.8)

Từ coil đƣợc cung cấp từ line coil 2300/2600 (là line chuyên sản xuất coil cho 2 line 2300 và 2600) và magnet house đƣợc cung cấp từ line Sub sẽ đƣợc gắn với nhau bằng keo. Sau đó bán thành phẩm (WIP) sẽ đƣợc đƣa vào lò với nhiệt độ 1500

C trong vòng 60 phút, đƣợc để nguội sau đó WIP đƣợc đƣa qua công đoạn visual là công đoạn ngƣời công nhân dùng kính hiển vi để xem xét keo dán 2 bộ phận này lại có đạt tiêu chuẩn hay không. Nếu đạt chất lƣợng WIP sẽ qua công đoạn “welding motor” là công đoạn hàn bằng laser để hàn lõi rung (armature) vào motor. Sau đó WIP đƣợc đƣa qua công đoạn visual để kiểm tra chất lƣợng. Nếu đạt chất lƣợng WIP đƣợc đƣa qua công đoạn motor in case là công đoạn lắp motor vào case bằng keo và đƣợc đƣa vào lò 1500C trong 10 phút, case đƣợc cung cấp từ line Sub có 2 loại case ST và CT tùy theo loại khách hàng yêu cầu sẽ đƣợc lắp loại case tƣơng ứng. Sau đó WIP đƣa qua công đoạn visual để kiểm tra chất lƣợng nếu đạt sẽ đƣợc đƣa qua công đoạn “threading wire” là công đoạn sỏ dây đồng của cuộn dây (coil) qua lỗ phía sau của case là đƣợc ngƣời công nhân nhỏ keo vào sợi dây này để cố định không cho dây chạm vào thành case và magnet house. Tùy một số sản phẩm sẽ đi qua công đoạn “print on case” là công đoạn gắn miếng “print” vào phía sau case của sản phẩm. Sau đó WIP đƣợc đƣa vào lò nhiệt độ 1500C trong 10 phút để làm khô kéo dán miếng “print”. Sau đó WIP sẽ đƣợc đƣa qua công đoạn “cutting wire” là công đoạn cắt dây đồng dƣ ra sau khi xỏ qua

41

lô phía sau của case. Sau đó WIP qua công đoạn “soldering”là công đoạn hàn chì vào dây sau khi xỏ qua case.

Sau đó tới công đoạn “sealing” là công đoạn tra keo kín miếng kết nối và đƣợc đƣa vào lò với nhiệt độ 1500C trong vòng 60 phút. WIP đƣợc chuyển qua công đoạn “magnetize” là công đoạn nạp từ cho lõi từ của motor. Sau đó WIP qua công đoạn “adjut drive pin” là giai đoạn điều chỉnh lại góc độ của miếng drive pin, vì miếng drive pin đƣợc lắp từ những công đoạn trƣớc sau khi đi qua nhiều công đoạn làm thay đổi hình dạng nên cần đều chỉnh lại. Sau đó WIP qua công đoạn “visual” để kiểm tra chất lƣợng trƣớc khi qua công đoạn lắp cover. Nếu đạt chất lƣợng WIP chuyển qua côn đoạn lắp cover “welding case – cover”, cover đƣợc cung cấp từ line membrane. Sau khi lắp cove WIP đƣợc đƣa vào lò sấy, đối với sản phẩm cho khách hàng “starkey” sản phẩm sẽ qua công đoạn gắn ống dẫn thanh riêng biệt “welding especial spout”còn các sản phẩm khác cũng gắn spout loại khác sau đó WIP chuyển qua công đoạn “glue all around” là công đoạn tra keo xung quanh hết con hàng để làm kín. Sau đó WIP đƣợc đƣa vào lò sấy trong vòng 30 phút ở nhiệt độ 800

C. Sau đó WIP đƣợc đƣa qua công đoạn “making product” là công đoạn khắc nhãn bằng laser lên sản phẩm với logo sonion và mã hàng. Sau đó sản phẩm qua công đoạn “leakages test” để kiểm tra độ kín của sản phẩm. Nếu đạt yêu cầu sản phẩm qua công đoạn “final control” để kiểm tra tất cả các vấn đề liên quan đến chất lƣợng và điều chỉnh một số lỗi nến có. Nếu đạt sản phẩm đƣa qua công đoạn “visual packing” để kiểm tra trực quan bằng kính hiển vi và đóng gói sản phẩm.

42

4. CHƢƠNG 4: ỨNG DỤNG VSM TẠI CHUYỀN RC –

2300

Trong chƣơng này tác giả sẽ thực hiện VSM tại chuyền RC – 2300 với các giai đoạn:  Chuẩn bị

o Hình thành nhóm thực hiện VSM

o Thu thập một số dữ liệu ban đầu

o Phân tích nhóm sản phẩm  Vẽ sơ đồ trạng thái hiện tại  Vẽ sơ đồ trạng thái tƣơng lai

 Kế hoạch và thực hiện để đạt đƣợc trạng thái tƣơng lai

Ngoài ra trong phần này tác giả cũng giới thiệu phần mềm giúp ngƣời thực hiện VSM dễ dàng vẽ các sơ đồ trên máy tính và phân tích báo cáo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ DÒNG GIÁ TRỊ (VSM) TẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BỘ THU RC – 2300 CÔNG TY TNHH SONION VIỆT NAM - LV ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 51 -54 )

×