1. Câu chuyện xuất xứ
Xa xưa, ở một làng hẻo lánh nọ, có 1 người làm nghề bốc thuốc tên là Chính Phu ln ấp ủ ước mơ được trường sinh bất lão nên đã không quản công sức tìm đến một ngọn núi cao để tu luyện phép thuật. Trên đường lên núi, ơng gặp một gia đình tiều phu có con trai đang mắc bệnh hiểm nghèo, tưởng chừng khó có thể sống nổi. Ơng liền trổ hết tài năng, tận tình thuốc thang cứu sống cậu bé. Hai vợ chồng người tiều phu vô cùng biết ơn, lại biết rằng Chính Phu lên núi để học thành tiên, bèn xin ông nhận con trai họ làm đồ đệ. Chính Phu nhận lời và hai thầy trị cùng nhau rong ruổi đến nơi học đạo.
Nhờ không ngừng khổ luyện, Chính Phu đã học được thuật trường sinh bất lão. Một hôm, ông ta thử cho hồn lìa khỏi xác đi ngao du khơng giới, dặn dị đồ đệ nếu đến ngày thứ 7 chưa hoàn hồn, tức là đã thành tiên thì mới được đem xác đi thiêu. Người học trò vâng lệnh, ngồi canh xác khơng rời nửa bước. Đến ngày thứ 6, bỗng có người tìm lên núi báo tin rằng mẹ của anh ta ốm nặng, phải về ngay để gặp mặt lần cuối. Người đồ đệ khóc lóc khơng dám rời xác thầy. Người kia khuyên rằng nghĩa thày trò làm sao sánh được với tình mẫu tử, huống hồ xác chết đã 6 ngày, phủ tạng đã nát, làm sao hoàn hồn được. Lưỡng lự hồi lâu, người học trò quyết định thiêu xác Chính Phu để về gặp mẹ.
Ngày thứ 7, hồn Chính Phu quay lại nhưng khơng có xác để nhập vào. Sau nhiều ngày phiêu dạt, đến kinh thành, Chính Phu được tin có một viên quan ngự y vừa mới chết bèn mượn xác ông ta để trở lại thế gian. Thế là viên quan đứng dậy, thần sắc trở lại hồng hào, chỉnh sửa lại áo mũ trước sự ngạc nhiên của rất nhiều người thân và gia nơ. Thành ra hồn là của Chính Phu nhưng xác lại của viên quan ngự y, như vậy gọi là “mượn xác hoàn hồn”.
2. Cốt lõi kế sách
“Mượn xác hoàn hồn” là một kế sách nói về việc một sự vật, hiện tượng mượn một hình thức khác để tái xuất hiện.
3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh
Trong kinh doanh hiện đại, kế sách này được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới và trong mọi ngành kinh tế. Người ta thường dùng đến kế sách này khi một sản phẩm có chất lượng và giá trị sử dụng đích thực nhưng vì những lý do nhất định khơng được thị trường chấp nhận. Trong trường hợp đó giá trị sử dụng đó phải được đưa vào một chiếc “bình mới” để đưa lại thị trường.
* Trong kế sách Đổi áo ăn tiệc, người tiêu dùng đã hiểu và tin dùng một sản phẩm. Mua sản phẩm với chính tên gọi, với giá trị sử dụng và chất lượng vốn có của nó, chỉ yêu cầu hình thức đẹp hơn để thỏa nhu cầu mỹ cảm.
Trong kế sách Mượn xác hoàn hồn, sản phẩm khơng được chấp nhận mặc dù có giá trị xử dụng đích thực. Vì vậy phải đưa nó trở lại thị trường như một sản phẩm hoàn toàn mới.
1. Xe máy Honda lội ngược dòng
Vào đầu những năm 2000, xe máy Trung quốc tràn ngập thị trường Việt Nam với giá siêu rẻ. Xe máy Honda vốn đang bán chạy hàng đầu trở nên ế ẩm do giá thành cao gấp 2 lần. Tên tuổi của Honda vẫn là mong muốn số 1 của người dân Việt Nam nhưng vấn đề là giá khơng cịn cạnh tranh. Trong trường hợp này, nếu Honda giảm giá để cạnh tranh với xe Trung Quốc sẽ dẫn đến thua lỗ, đồng thời gây nên tâm lý là trước đây họ đã ăn lãi quá cao, như vậy thương hiệu Honda có thể bị cộng đồng tẩy chay.
Trước trình hình đó, Honda đã nghiên cứu kỹ lưỡng và tung ra thị trường một dòng xe máy mới với tên gọi là Wave anpha. Về cơ bản chiếc xe vốn là chiếc Super Dream trước đây và có thêm một số chi tiết nội địa hóa. Chất lượng hầu như tương đương nhưng gía cả rất cạnh tranh, chỉ cao hơn xe máy Trung Quốc một chút. Với tên tuổi và niềm tin vào chất lượng Honda. Wave anpha đã được thị trường đón nhận nhanh chóng. Super Dream hồn hồn trong thân xác của chiếc Wave anpha đã tạo nên một cú lội ngược dòng ngọan mục cho Honda Vietnam.
2. SWATCH - cứu tinh của ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ
Ngành công nghiệp đồng hồ lâu nay vốn là trụ cột của nền kinh tế Thụy Sỹ, chỉ đứng sau cơng nghiệp cơ khí và hóa học, giá trị sản lượng hàng năm lên tới 3.1 tỷ USD. Thế nhưng, vào những năm 1970, sự ra đời của công nghiệp đồng hồ Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông ... ngay cả các nhãn hiệu nổi tiếng như Rolex, Omega ... của Thụy Sỹ cũng bị đánh tơi tả. Năm 1985, cả thế giới sản xuất 440 triệu chiếc đồng hồ thì Nhật Bản sản xuất 170 triệu, chiếm 39% tổng sản lượng thế giới. Thứ hai là Hồng Kông với 95 triệu chiếc, chiếm 22%. Trong lĩnh vực đồng hồ điện tử và đồng hồ thạch anh thì Seiko và Casio thống trị tồn cầu, danh tiếng của vương quốc đồng hồ Thụy Sỹ tụt dốc. Ngành cơng nghiệp đồng hồ nước này tìm đủ trăm phương ngàn kế cố gắng trở dậy.
Trong bối cảnh đó, đồng hồ SWATCH - Thụy Sỹ ra đời, nhanh chóng dành được cảm tình của người tiêu dùng. Kế sách quan trọng mang tính quyết định của SWATCH là “Bỏ cũ thay mới”. Đồng hồ SWATCH, ngoài thiết kế tạo hình mới mẻ, đã dùng nhựa cứng thay cho thép không gỉ để làm vỏ đồng hồ; vận dụng kỹ thuật mạ nhựa hiện đại, mạ vỏ đồng hồ thành màu vàng, màu bạc, bóng sáng lấp lánh. Thay đổi này khiến độ dày và trọng lượng của đồng hồ giảm hẳn. SWATCH trở thành chiếc đồng hồ xinh xắn, giá thành cũng giảm đáng kể, đánh trúng tâm lý người tiêu dùng. Và kết quả là SWATCH đã đứng vững trên thị trường.
3. Water Silk – cảm giác từ một huyền thoại
Năm 1998 Công ty Giấy Bãi Bằng tiếp nhận nhà máy Gỗ Cầu Đuống. Cuối năm 2001 dây chuyền sản xuất giấy Tissue vào hàng hiện đại nhất Đông Nam Á, trị giá gần 200 tỷ đồng đã được xây dựng xong tại Cầu Đuống. Sau gần 2 năm hoạt động, giấy Tissue Bãi Bằng với tên gọi BAPACO gần như khơng có chỗ đứng trên thị trường. Công ty Giấy Bãi Bằng tiếp tục phải bù lỗ cho nhà máy.
Tháng 2/2002 Công ty cổ phần Giải pháp thị trường Hoàng Gia tiếp nhận đơn hàng xây dựng giải pháp thị trường cho giấy Tissue của công ty Giấy Bãi Bằng
Việc khảo sát thị trường cho thấy
+ Đây là thị trường tiềm năng, tăng trưởng nhanh và đáng được đầu tư.
+ Sản phẩm giấy Tissue của Bãi Bằng đạt chất lượng rất cao và hịan tịan có thể xếp ở dịng giấy cao cấp.
Mọi cơng việc được lặng lẽ chuẩn bị. Ngày 1/12/2003 tại Khách sạn 5 sao Melia Hà Nội, Dòng tissue cao cấp thương hiệu Watersilk chính thức được tung ra thị trường và ngay lập tức đã được giới tiêu dùng cao cấp đón nhận. Giấy Tissue Bãi Bằng đã được hồi sinh trọn vẹn.