NGÀNH THUỶ SẢN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nguồn nhân lực trong ngành thủy sản ở việt nam (Trang 88 - 120)

3.1.Phƣơng hƣớng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực

Lý luận và thực tiễn đều khẳng định không thể xác định phương hướng đào tạo và sử dụng NNL ,nếu phương hướng đó khơng lấy phương hướng chung của CNH,HĐH làm căn cứ xuất phát .

3.1.1.Phương hướng chung của cơng nghiệp hố, hiện đại hố đến năm 2010

3.1.1.1.Tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hố ,hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .

Trên cơ sở nhận định tình hình chung và đánh giá sự phát triển NNL ,ngành Thuỷ sản đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thời kì 2000-2010 ,trong đó chủ trương tiếp tục đẩy mạnh CNH,HĐH (nhất là CNH,HĐH ngành nuôi trồng Thuỷ sản, ngành khai thác, ngành chế biến thuỷ sản ),tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH,HĐH .Cụ thể :

+ Mục tiêu dài hạn:

- Phát huy mọi lợi thế tài nguyên, các điều kiện tự nhiêu và tiềm lực, xây dựng ngành thuỷ sản thành một ngành kinh tế mạnh, cơng nghiệp hố hiện đại hố, có giá trị xuất khẩu lớn, mức tích luỹ cao và mang lại sự giàu có cho nhân dân, Đưa ngành thuỷ sản đến năm 2020 về cơ bản trở thành một ngành công nghiệp hiện đại.

- Bảo tồn được tính đa dạng sinh học và các mơi trường sống của các giống loài thuỷ sản của nước ta, đồng thời không ngừng chọn lọc, cải tạo và du nhập các giống lồi thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao mới bổ sung và làm phong phú thêm các nguồn lợi thuỷ sản của Việt nam làm cho ngành kinh tế thuỷ sản ln ln mới mẻ và có sức cạnh tranh cao.

- Đến năm 2010 tạo lập được một cơ sở hạ tầng và màng lưới dịch vụ tương đối đồng bộ,hoàn chỉnh cho nghề cá, làm nền cho việc phát triển một nghề cá hiện đại ở thập kỷ sau.

- Xây dựng một đội ngũ đông đảo cán bộ có trình độ quản lý giỏi và khoa học kỹ thuật cao, lực lượng lao động thuỷ sản năng động, có tri thức, giỏi về chuyên môn, thành thạo tay nghề làm nền tảng cho sự phát triển và quản lý ngành thuỷ sản hiệu quả bền vững.

- Đối với nuôi trồng thuỷ sản: Phát triển theo hướng xây dựng nền sản xuất

hàng hố qui mơ lớn ,hiệu quả và bền vững có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở sử dụng các tiển bộ khoa học công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu .Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế ,khai thác có hiệu quả tiềm năng của các tiểu vùng kinh tế trong các tỉnh,gắn phát triển nuôi trồng thuỷ sản với công nghiệp chế biến .

- Đối với công nghiệp và khai thác thuỷ sản: Phát triển công nghiệp chế

biến thuỷ sản, công nghiệp khai thác thuỷ sản nhất là chế biến thuỷ sản xuất khẩu trên cơ sở phát huy thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản .Tập trung vào công nghiệp phục vụ sản xuát nuôi trồng thuỷ sản và đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trong nước.Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao như chế biến thuỷ sản .Ưu tiên các ngành sản xuất :cơ khí đóng tàu,điện máy, xuất khẩu .Phát huy các làng nghề truyền thống đánh bắt thuỷ sản.Phát triển cơng nghiệp gắn với quy hoạch đơ thị ,giữ gìn bảo tồn các di sản thiên nhiên ,các cơng trình văn hố ,di tích lịch sử và bảo vệ mơi trường sinh thái .Chuyển mạnh nền công nghiệp từ chủ yếu là gia công hiện nay sang hiện đại để đạt giá trị xuất khẩu cao .Tuy nhiên ,căn cứ vào tiềm năng nguyên liệu và nguồn lực lao động, ngành cần ưu tiên đầu tư phát triển các nhóm ngành như:

+ Ni trồng thuỷ sản

+ Công nghiệp chế biến thuỷ sản – thực phẩm và đồ uống . + Công nghiệp khai thác hải sản .

+Tạo điều kiện phát triển các làng nghề khai thác thuỷ sản kết hợp thủ công gắn với công nghệ mới .

- Đối với dịch vụ và thương mại: Tập trung qui hoạch xây dựng mạng lưới

kinh doanh bán buôn ,bán lẻ trên địa bàn gắn với thị trường Hà Nội , thành phố Hồ Chi Minh ,các thành phố lớn, các tỉnh và nước ngoài .Xuất khẩu với đầu tư phải gắn với vùng nguyên liệu thuỷ sản ,công nghiệp chế biến tập trung của ngành nhất là các mặt hàng chủ lực như tôm sú, cá tra ,cá ba sa.

3.1.1.2. Các chỉ tiêu chung của cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, trong thời gian tới ở ngành Thuỷ sản cần đạt là:

- Nhịp độ tăng trưởng GDP đạt 7,5%-8%/năm giai đoạn

2001-2005 và 8%-9% giai đoạn 2006-2010.

- I .Tổng sản lượng (Triệu tấn) 3,5- 4

- Trong đó :

- -Sản lượng ni trồng thuỷ sản

- Sản lượng khai thấc hải sản

- Cơ cấu ngành kinh tế:

+ Nông nghiệp + Công nghiệp + Dịch vụ

USD .

- Kim ngạchxuất khẩu năm 2006 là 3,3tỷ USD ,năm 2010 là 4, - 4,5tỷ - Lao động nghề cá(Triệu người) 4,7

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu VNĐ vào năm 2010[43].

3.1.2.Phương hướng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong q trình cơng nghiệp hố ,hiện đại hố .

Để thực hiện phương hướng chung của CNH,HĐH nói trên ,hoạt động đào tạo và sử dụng NNL trong thời gian tới cần phát triển theo định hướng sau:

3.1.2.1.Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cả về số lượng ,chất lượng cho cơng nghiệp hố ,hiện đại hố.

Trong định hướng phát triển Giáo dục đào tạo Đảng ta đã chỉ rõ :mục tiêu đào tạo NNL là phải đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH và phát triển KT-XH và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% .Hội nghị lần thứ II BCHTW khoá VIII Đảng ta xác định: “Phát triển đào tạo đại học ,trung học chuyên nghiệp ,đẩy mạnh đào tạo cơng nhân lành nghề bảo đảm có nhiều nhân tài cho đất nước.Kế hoạch đào tạo nghề phải theo sát chương trình KT-XH của từng vùng phục vụ cho sự chuyển đổi cơ cấu lao động cho CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn …Đào tạo đủ công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp ,khu chế xuất ,có tính đến nhu cầu xuất khẩu .Tại đại hội IX ,Đảng ta đã khẳng định : “Tiếp tục quán triệt quan điểm Giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản ,toàn diện trong phát triển Giáo dục đào tạo …Định hình qui mơ giáo dục đào tạo ,điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhất là cơ cấu cấp học theo lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển NNL phục vụ phát triển KT-XH.Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên cho các cấp” [17,tr.292].Do vậy ,thời gian tới cần :

- Đào tạo NNL phải hướng vào việc tạo ra được những con người phát triển tồn diện ,u nước và có lý tưởng XHCN ,góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH,HĐH ,có tinh thần ham hiểu biết ,có tư duy sáng tạo ,làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại ,có ý thức và năng lực hợp tác ,có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng xã hội ,với mơi trường tự nhiên ,có nếp sống lành mạnh và sức khoẻ tốt để học tập ,lao động suốt đời .Muốn vậy phải:

+ Mở rộng qui mô đào tạo đi đôi với coi trọng chất lượng Giáo dục đào tạo và hiệu quả sử dụng ,đáp ứng yêu cầu nhân lực trước mắt và lâu dài cho CNH,HĐH .

+Thực hiện đa dạng hố các loại hình đào tạo, cấp đào tạo , ngành nghề đào và tạo trình độ đào tạo (chính qui và khơng chính qui) và các hình thức như đào tạo từ xa , đào tạo theo địa chỉ rèn luyện kỹ năng ,tổ chức đào tạo và bồi dưỡng lại cho công nhân đang làn việc theo chu kỳ 5 năm/1 lần , thực hiện liên thông ,liên kết trong đào tạo để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH,HĐH .

+ Cần tập trung sức nhanh chóng phát triển đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực cho ngành nuôi trồng thuỷ sản,khai thác và chế biến. Đẩy mạnh việc đào tạo lại nhằm bổ túc kiến thức nâng cao năng lực mới ,kiến thức công nghệ hiện đại và năng lực kỹ thuật cho đội ngũ lao động đang sử dụng để nâng cao năng suất lao động .Tích cực đổi mới nội dung chương trình, nghiên cứu phát triển các chương trình đào tạo mới nhầm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, nhu cầu của người học và hội nhập kinh tế quốc tế.

-Trong quá trình đào tạo và đào tạo lại cần thực hiện đồng thời các mặt như : Thay đổi cơ cấu lao động nâng cao chất lượng trình độ kỹ thuật cơng nghệ

và tăng cường năng lực quản lý.Trong đó đào tạo lao động kỹ thuật được nhấn mạnh để nhanh chóng khắc phục mặt yếu kém của NNL ở ngành thuỷ sản hiện nay .Cụ thể :

+ Đối với giáo dục phổ thơng: Đến năm 2010 hồn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở ,tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông từ 57% năm 2000 lên 65% vào năm 2005 và 75% vào năm 2010 [36,tr.7- 8].

+ Đối với trung học chuyên nghiệp cần mở rộng đào tạo kỹ thuật viên ,nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung học dựa trên nền tảng học vấn trung học cơ sở .Thu hút 10% học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệp trong năm 2005 và 15% vào năm 2010[36,tr.9.].

+ Đối với dạy nghề: Mở rộng đào tạo công nhân ,trú trọng đào tạo đội ngũ

công nhân tay nghề cao cho một số ngành mũi nhọn và cho xuất khẩu lao động .Phát triển nghề ngắn hạn ,đặc biệt ở nông thôn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác .Thu hút học sinh sau trung học cơ sở vào học các trường dạy nghề tới 2005 đạt tỷ lệ 25% trong độ tuổi và 30% năm 2010 [36,tr.9].

+ Đối với đại học và cao đẳng: Cần đáp ứng tốt yêu cầu nhân lực trình độ cao cho CNH,HĐH và phát triển bền vững ,nâng sức cạnh tranh và đặc biệt đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH,HĐH phát triển theo hướng kinh tế tri thức, phấn đấu đến năn 2010 đạt 200 sinh viên/10.000 dân, lao động đã qua đào tạo chiếm 40% tổng lao động xã hội .Do đó , một mặt củng cố phát triển trường Cao đẳng thuỷ sản , Cao đẳng nghề thuỷ sản và mặt khác thành lập hai trường Đại học thuỷ

sản ở miền Bắc và miền Nam trên cơ sở nâng cấp trường cao đẳng thuỷ sản huặc xây dựng mới [39,tr.9].

3.1.2.2.Giải quyết đúng đắn mối quan hệ cung cầu về nguồn nhân lực qua đào tạo trong các lĩnh vực kinh tế xã hội.

- Lĩnh vực công nghiệp :

Tăng qui mô và điều chỉnh cơ cấu đào tạo để đến năm 2005 có 30-35% ,năm 2010 có 60- 65% lao động trong ngành cơng nghiệp- xây dựng được đào tạo ,trong đó 7,5% có trình độ Cao đẳng trở lên ,15% trung học chuyên nghiệp ; 4,2% công nhân kỹ thuật .Ưu tiên đào tạo cho các ngành công nghiệp then chốt ,các khu công nghiệp tập trung ,khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động và cho nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động ,ưu tiên các lĩnh vực chế biến nông sản và công nghiệp vật liệu xây dựng [36,tr.10].

-Đối với nông nghiệp ,ngư nghiệp :

Phấn đấu đến năm 2005 đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 15%,trong đó trình độ cao đẳng trở lên có 2%,trung học chuyên nghiệp là 5% ,cơng nhân kỹ thuật :8%; đến 2010 đạt 20%-30%, trong đó trình độ cao đẳng trở lên có 4% ,trung học chun nghiệp là 7% ,công nhân kỹ thuật :9-12%.Chú ý đào tạo và bồi dưỡng nhân lực để phát triển kinh tế trang tại [36,tr.10]. Đồng thời với việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào 2005 và 40% vào 2010 tiến dần tới sự hợp lý về cơ cấu trình độ giữa cao đẳng, đại học – trung học chuyên nghiệp – công nhân lành nghề trên thế giới là 1-4-10.

+ Bảo đảm đủ đội ngũ cán bộ cho các ngành khác cả về số lượng ,chất lượng và cơ cấu .Chú trọng đào tạo về quản lý kinh tế, kinh tế thương mại, kế tốn theo kịp trình độ khu vực .

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác và cán bộ quản lý về khuyến ngư cho các địa phương .

+ Tăng qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho công chức nhà nước từ cấp cơ sở trở lên.

3.1.2.3.Phát huy tối đa nội lực nguồn nhân lực trong ngành ,sử dụng hợp lý ,có hiệu quả nguồn nhân lực ,trong đó đặc biệt chú ý nguồn nhân lực qua đào tạo .

Mục tiêu KT-XH đã đưa ra trong nghị quyết Đảng bộ ngành lần thứ IX chỉ có thể đạt được khi phát huy tối đa NNL hiện có để khai thác các lợi thế về đất đai ,tài nguyên .Muốn vậy Ngành Thuỷ sản cần xác định được tổng cầu lao động của toàn bộ nền kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành ,theo khu vực thành thị và nông thôn phù hợp với quá trình đơ thị hố ,CNH,HĐH .Trên cơ sở đó một mặt thực hiện điều chỉnh đào tạo NNL để đáp ứng yêu cầu ,mặt khác cần đấy nhanh sự phân công lại lao động ,đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH ,giảm dần lao động trong nông nghiệp từ 62,8% xuống 55% năm 2005 và xuống đến 40% năm 2010.

Bảng 3.1:Dự báo cơ cấu lao động ở ngành Thuỷ sản đến năm 2010.

đơn vị tính :%

1. Ni trồng thuỷ sản

2. Khai thác

3. Chế biến

4 Cơ khí

5 Các ngành khác

Nguồn :Qui hoạch tổng hợp phát triển kinh tế –xã hội ngành thuỷ sản đến năm 2010 [43].

Đồng thời với vịec làm trên cần tích cực tạo việc làm mới và ổn định để thu hút nhiều lao động ,giảm tỷ lệ người thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% ,tăng quĩ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên 85%.

Việc sử dụng NNL qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là vấn đề quan trọng nhất của sử dụng NNL trong quá trình CNH,HĐH ,bởi đây là bộ phận quyết định năng suất lao động chung trong toàn ngành .Ngành thuỷ sản trong thời gian tới cần tạo điều kiện để NNL qua đào tạo có cơ hội làm việc rộng rãi ,có chính sách thu hút ,khuyến khích lao động được đào tạo (nhất là bậc đại học cao đẳng ) về làm việc ở nông thôn ,đặc biệt là các xã miền núi thông qua chế độ ưu đãi về thu nhập ,điều kiện để tiếp tục học tập ,có thể dễ dàng quay trở lại công tác tại miền xuôi và thành phố sau một số năm công tác nếu họ không muốn ở lại miền núi .

- Mở rộng qui mô đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả đào

- Đa dạng hóa các loại hình và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH .

- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ cung cầu trong đào tạo và sử dụng NNL trên cơ sở phân công lại lao động xã hội ,thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH,HĐH .

3.2.Giải pháp cơ bản thúc đẩy đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở Ngành Thuỷ sản

3.2.1.Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo

Xã hội hoá giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục ,động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước .Xã hội hoá giáo dục đào tạo là làm cho giáo dục đào tạo đáp ứng được yêu cầu đa dạng phong phú của xã hội ,của từng ngành ,từng địa phương ,biến nhà trường từ một thể chế nhà nước thành một thể chế xã hội nhà nước ,một hệ thổng mở đa dạng ,mềm dẻo và gắn với tiến trình phát triển KT-XH đồng thời

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nguồn nhân lực trong ngành thủy sản ở việt nam (Trang 88 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w