Phát triển sản phẩm trong các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex trong lĩnh vực phát triển sản phẩm (Trang 27 - 29)

1.5. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại

1.5.5. Phát triển sản phẩm trong các ngân hàng thương mại

Phát triển sản phẩm trong các NHTM đi qua 8 bước sau:

1) Phát triển ý tưởng (idea generation): Xây dựng ý tưởng sản phẩm. Ý tưởng có thể xuất phát từ: Yêu cầu của Ban lãnh đạo, từ các Đơn vị kinh doanh, từ khách hàng thông qua phản hồi của Khách hàng qua phòng Dịch vụ khách hàng. Đơn vị yêu cầu đưa ra ý tưởng sản phẩm thông qua việc nghiên cứu thị trường, ngành nghề, các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

2) Sàng lọc ý tưởng (idea screening): Sàng lọc ý tưởng để chọn lọc các ý tưởng tiềm năng. Các ý tưởng được sàng lọc thông qua hội đồng sàng lọc. Thẩm định các ý tưởng khả thi cần phải đánh giá kỹ lưỡng về dạng ý tưởng mới, mức độ mới, phải ln đi liền với dự đốn cụ thể về thị trường mục tiêu, cạnh tranh, thị

phần, giá cả, chi phí phát triển,… để tránh sai lầm bỏ đi ý tưởng hay hoặc lựa chọn những ý tưởng nghèo nàn.

3) Mơ tả sản phẩm và kiểm tra tính khả thi (Concept development and testing) - Xây dựng bản mô tả sản phẩm bao gồm các nội dung chính sau: Tên sản phẩm/dịch vụ; Mơ tả tóm tắt về ý tưởng sản phẩm; Thời gian hoạt động (life cycle) dự kiến của sản phẩm; Các phân khúc khách hàng dự kiến; Kênh phân phối sản phẩm dự kiến; Các công cụ bán hàng cần trang bị; Quy mô giao dịch tăng trưởng hàng năm; Quy mô mở rộng kênh phân phối hàng năm; Mô tả cấu trúc giá mua vào (bao gồm các loại thuế, phí nếu có), cách thức mua hàng và giao nhận hàng từ đơn vị liên kết (nếu có); Cấu trúc giá bán, thu phí dự kiến; Phương thức thu/chi lãi, thu phí; Nguyên tắc phân bổ lợi nhuận giữa các đơn vị nội bộ và đại lý; Cấu trúc hạn mức (trường hợp giao dịch tự động) và thẩm quyền phê duyệt hạn mức (trường hợp giao dịch thủ cơng) nếu có; Các hình thức khuyến mại dự kiến: giảm giá, quay số trúng thưởng, giảm giá sản phẩm bán chéo, khen thưởng đại lý…; Các mẫu báo cáo hoặc cơng cụ quản trị

- Kiểm tra tính khả thi của sản phẩm về mặt phù hợp với các quy định của pháp luật, nội bộ ngân hàng và trên hệ thống phần mềm của ngân hàng

4) Phát triển chiến lược Marketing (Marketing strategy development): Hoạch định chương trình marketing để tung thương hiệu sản phẩm mới ra thị trường. Nội dung chương trình gồm: thị trường mục tiêu, quy mơ, vị trí dự định của sản phẩm, thương hiệu, giá cả, phân phối, quảng bá thương hiệu, dự đoán doanh thu, lợi nhuận, chi phí marketing,…

5)Phân tích kinh doanh (Business analysis): Phân tích, đánh giá lại mức độ hấp dẫn của sản phẩm cũng như mức độ phù hợp với mục tiêu và sứ mạng chung của ngân hàng. Nội dung gồm: Đánh giá về mặt doanh thu, chi phí phát triển và marketing, lợi nhuận đem lại, điểm hoà vốn, thời gian hồn vốn, phân tích rủi ro,…

6)Phát triển sản phẩm trên hệ thống phần mềm (Product development): Phân tích, nghiên cứu và xem xét các chức năng mà hệ thống cần cung cấp và đưa ra bản Đặc tả yêu cầu (Requirements Specifications) hướng đến các mục tiêu: Xác định hệ thống cần phải làm gì. Các chức năng cần cung cấp và những yếu tố liên quan.

Thiết kế hệ thống: Hệ thống làm cách nào để thỏa mãn các yêu cầu đã được nêu trong bản Đặc tả yêu cầu; Xây dựng phần mềm; Thử nghiệm hệ thống; Thực hiện triển khai.

7)Thử thị trường (Market testing):Để xem xét các phản ứng và tiềm năng của thị trường: mức độ chấp nhận, mua hàng, sử dụng của người tiêu dùng, các kênh phân phối, dao động của doanh thu (sumulated test marketing) để ra quyết định có tung sản phẩm ra tồn bộ thị trường hay không?

8)Tung sản phẩm ra thị trường (commercialisation):

Phát triển sản phẩm ngân hàng thương mại chú trọng theo hai hướng: Theo chiều rộng: Thực hiện đa dạng hóa danh mục sản phẩm cung cấp cho khách hàng, tạo ra được nhiều sản phẩm mới. Đối với từng loại đối tượng khách hàng như cá nhân, doanh nghiệp hoặc định chế tài chính để đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Theo chiều sâu: Để phát triển sản phẩm ngân hàng thành công phải chú trọng nâng cao chất lượng của từng sản phẩm, tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại ở NHTM khác. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ công nghệ, chất lượng nhân sự, cơ cấu tổ chức và quy trình phát triển sản phẩm,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex trong lĩnh vực phát triển sản phẩm (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w