Các phương pháp phân tích cổ phiếu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phân tích cổ phiếu tại công ty cổ phần chứng khoán NH công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 417 (Trang 25)

2.3. Nền tảng lý thuyết

2.3.4. Các phương pháp phân tích cổ phiếu

Theo suốt chiều dài lịch sử phát triển của thị trường chứng khốn, có rất nhiều phương pháp phân tích cổ phiếu được tìm ra và phát triển. Tuy nhiên, có hai phương pháp phân tích cổ phiếu nổi trội và phổ biến nhất, được các nhà đầu tư tin dùng. Mỗi phương pháp lại có một trường phái riêng và phù hợp với phong cách cũng như khẩu vị rủi ro của từng nhà đầu tư. Hai phương pháp phân tích cổ phiếu đó là Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật.

2.3.4.1. Phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường. Phân tích cơ bản một doanh nghiệp liên quan đến việc phân tích các báo cáo tài chính và sức khỏe của nó, các lợi thế quản lý và cạnh tranh của nó, và các đối thủ cạnh tranh và các thị trường nó. Phân tích cơ bản được thực hiện dựa trên dữ liệu lịch sử và hiện tại của một công ty, nhằm mục tiêu chỉ ra giá trị nội tại - giá trị thực tế của doanh nghiệp. Một số mục tiêu có thể được sử dụng nhằm:

• Tiến hành định giá cổ phiếu một cơng ty và dự đốn sự phát triển giá có thể xảy ra của nó

Làm một dự phóng về hiệu quả kinh doanh của nó

Đánh giá quản lý của nó và ra các quyết định kinh doanh nội bộ Tính tốn rủi ro tín dụng của nó

Kim chỉ nam của các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản là đo lường giá trị thực của một công ty cới các chỉ tiêu tài chính như: tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận; những rủi ro mà cơng ty có thể gặp phải; dịng tiền... Sự chênh lệch của giá trị trường so với giá trị thực của một cơng ty chính là cơ hội đề đầu tư hoặc dấu hiệu cho việc bán chốt lời cổ phiếu.

Phân tích cơ bản dựa vào một số giả định:

• Mối quan hệ giữa giá trị và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được và mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài.

• Giá trị thị trường của một tài sản có xu hướng di chuyển về “giá trị thật” của nó (giá trị nội tại).

Bỏ qua yếu tố tâm lý của các bên tham gia thị trường.

Điểm mạnh của phân tích cơ bản là có thể chỉ ra giá trị thực của một doanh nghiệp, một cổ phiếu, từ đó cho phép nhà đầu tư chọn cổ phiếu hiện đang có giá trị thị trường thấp hơn giá trị thực và kiếm lời khi giá thị trường của cổ phiếu chạm đến hoặc chạm gần hơn với giá trị thực, hoặc tránh các cổ phiếu đang có dấu hiệu bị làm giá khi giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị thực của cơng ty. Bên cạnh đó, phân tích cơ bản cho phép nhà phân tích hiểu sâu, cặn kẽ hơn khơng chỉ về tình hình tài chính của cơng ty như hoạt động và khả năng kinh doanh, tỷ lệ nợ, ... mà cịn chỉ ra nhiều thơng tin phi tài chính của cơng ty, ví dụ như đánh giá về bộ máy quản lý hiện tại, về nguồn nhân lực, khả năng cạnh tranh, khả năng phát triển sản phẩm, thị trường và thị phần, .Tuy nhiên, phân tích cơ bản cũng có những điểm yếu nhất định. Đầu tiên, để có thể thực hiện phân tích cơ bản một cổ phiếu, khối lượng dữ liệu nhà phân tích cần xử lý là vơ cùng lớn, ví dụ như báo cáo tài chính trong nhiều năm liền, chưa nói đến tính tin cậy và tính bảo mật của những dữ liệu đó. Mỗi ngành kinh doanh hay mỗi doanh nghiệp lại có một đặc thù riêng trong kinh doanh và vận hành, vì vậy đơi khi không thể áp dụng cùng một phương pháp định giá cho nhiều doanh nghiệp khác nhau. Do đó, người phân tích cơ bản thường chỉ có thể chuyên vào một cổ phiếu hay một nhóm nhỏ cổ phiếu nhất định. Bên cạnh đó, phân tích cơ bản giả định rằng tâm lý nhà đầu tư trên thị trường không tác động lên giá chứng khoán, cũng như việc sử dụng rất nhiều dữ liệu quá khứ khiến cho kết quả của phân tích

cơ bản thường khơng cập nhật với tình hình thị trường và thời điểm hiện tại, vì vậy kết quả phân tích của nhà đầu tư thường bị chậm hơn so với thị trường. Cuối cùng, vì phân tích cơ bản dựa chủ yếu vào giá trị nội tại của doanh nghiệp, nên phân tích cơ bản thường có giá trị dài hạn, khiến cho nhà đầu tư nếu quyết định đầu tư theo kết quả của phân tích cơ bản thường phải đợi khá lâu trước khi khoản đầu tư của mình có thể sinh lời, vì vậy phân tích cơ bản thường phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn.

Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích thơng tin cơ bản về cơng ty; phân tích báo cáo tài chính của cơng ty; phân tích hoạt động kinh doanh của cơng ty; phân tích ngành mà cơng ty đang hoạt động; và phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mơ ảnh hưởng chung đến giá cả cổ phiếu. Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ phải chỉ ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của cổ phiếu, các đánh giá quan trọng cũng như khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường.

Cụ thể, các nhân tố cần chú trọng trong phân tích cơ bản về cổ phiếu là: Hoạt động kinh doanh của công ty

Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty

Khả năng lợi nhuận (hiện tại và ước đoán)

Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả

Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian

Kết quả sản xuất kinh doanh so sánh với công ty tương tự và với thị trường Vị thế trong ngành

Chất lượng quản lý

Trên thực tế, tùy vào mục tiêu phân tích và khả năng phân tích, nhà phân tích sẽ thu được các kết quả khác nhau từ phân tích cơ bản. Mức độ cốt lõi nhất và cũng khó khăn nhất trong phân tích cơ bản là phân tích cổ phiếu, bản chất của phương pháp phân tích cơ bản ở đây là việc định giá cổ phiếu nhằm dự đốn giá trị nội tại của cổ phiếu đó. Để xác định được giá trị này, các nhà phân tích thường sử dụng nhiều phương pháp định giá

doanh nghiệp. Một số phương pháp định giá phổ biến thường được các nhà phân tích sử dụng là:

Phương pháp định giá dựa trên luồng cổ tức Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E Phương pháp dựa trên các hệ số tài chính Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng

Bên cạnh việc chỉ ra giá trị nội tại doanh nghiệp, phân tích cơ bản thường tập trung vào 04 khía cạnh của cơng ty là Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats), từ đó xây dựng bản SWOT hồn chỉnh về cơng ty. SWOT có thể hỗ trợ nhà đầu tư rất nhiều trong việc nhìn nhận khả năng kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh, hay rủi ro của việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và đầu tư vào doanh nghiệp.

2.3.4.2. Phân tích kỹ thuật

Một phương pháp phân tích khác được nhiều nhà đầu tư tin dùng là phân tích kỹ thuật. Phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường. Những nhà đầu tư theo đuổi trường phái phân tích kỹ thuật ln tin tưởng rằng biến động giá cổ phiếu luôn phản ánh đầy đủ thông tin, giá các cổ phiếu sẽ dịch chuyển theo xu thế chung của thị trường, và những biến động đã từng xảy ra với giá cổ phiếu trong lịch sử sẽ lặp lại. Giá cả và khối lượng giao dịch là 2 biến số chính của phân tích kĩ thuật và qua nghiên cứu những diễn biến trong lịch sử mà nhà phân tích kĩ thuật sẽ đưa ra những dự báo cho tương lai. Trong khi giá trị khơng đóng vai trị chính trong phân tích kỹ thuật thì cũng có nhiều con đường để nhà phân tích kỹ thuật có thể kết hợp yếu tố giá trị vào phân tích của mình. Ví dụ như giá trị có thể được dùng quyết định đường hỗ trợ hoặc kháng cự trên biểu đồ giá.

Vì vậy, nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường của cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và về khối lượng giao dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và khối lượng đó.

Phân tích kỹ thuật hoạt động dựa trên một số giả định:

• Hành động thị trường phản ánh mọi thứ: Dựa trên tiền đề rằng tất cả các thông tin liên quan đã được phản ánh bởi giá cả, các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng điều quan trọng là phải hiểu các nhà đầu tư nghĩ gì, biết gì và cảm nhận những gì về thơng tin đó.

• Giá cả di chuyển theo xu hướng: Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng giá cả có xu hướng một cách trực tiếp, tức là, lên, xuống, hoặc ngang (phẳng) hay kết hợp. Định nghĩa cơ bản của một xu hướng giá ban đầu được đưa ra bởi Lý thuyết Dow.

• Lịch sử có xu hướng lặp lại: Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng các nhà đầu tư lặp lại một cách tập thể các hành vi của các nhà đầu tư trước đó. Đối với một nhà phân tích kỹ thuật, những cảm xúc trên thị trường có thể là khơng hợp lý, nhưng chúng tồn tại. Vì hành vi nhà đầu tư tự lặp lại thường xuyên, các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng các hình mẫu giá có thể nhận biết (và có thể dự đốn) sẽ phát triển trên một biểu đồ.

Một trong những thế mạnh lớn của phân tích kỹ thuật là sự thích dụng của nó trong bất kì phương thức giao dịch nào và vào với bất kì khoản thời gian giao dịch nào. Khơng có một phần nào trong giao dịch chứng khốn hay các chứng khốn phái sinh mà phân tích kỹ thuật khơng thể ứng dụng được. Ngồi ra, một nhà phân tích đồ thị có thể sử dụng đồ thị trong bất kì và bao nhiêu thị trường tùy thích, nhưng điều này là khơng thể với một người sử dụng phân tích cơ bản. Điều này là do với mỗi thị trường một người áp dụng phân tích cơ bản sẽ phải xử lý một khối lượng dữ liệu khổng lồ, nó cũng nói lên tại sao một người phân tích cơ bản chỉ có thể chun vào một hay một nhóm nhỏ chứng khốn nhất định - những ưu thế này của phân tích kỹ thuật là khơng thể bỏ qua. Bên cạnh đó, phân tích kỹ thuật tập trung vào việc khi nào giá cổ phiếu thay đổi, thay đổi ra sao và khi nào sự thay đổi kết thúc, vì vậy phân tích kỹ thuật đưa ra những kết quả cập nhật và kịp thời hơn với biến động thị trường, đồng thời chỉ ra thời điểm nên tham gia và rút lui khỏi

thị trường. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật khơng phải khơng có điểm yếu. Ket quả phân tích kỹ thuật phụ thuộc vào việc áp dụng các chỉ báo kỹ thuật lên biểu đồ, và vì mỗi chỉ báo kỹ thuật lại dựa trên một nền tảng lý thuyết khác nhau, đôi khi mỗi chỉ báo lại đưa ra những tín hiệu khác nhau, thậm chí ngược nhau, khiến kết quả phân tích khơng đáng tin cậy. Bên cạnh đó, do phương pháp phân tích kỹ thuật giả định rằng biến động thị trường và quy luật cung cầu thể hiện hoàn toàn lên biến động giá cổ phiếu, tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều yếu tố bên ngồi tác động lên giá cổ phiếu, ví dụ như việc tách cổ phần, hợp nhất doanh nghiệp, công ty gặp rắc rối về pháp luật hay lãnh đạo công ty từ trần, vì vậy nếu nhà phân tích hồn tồn bỏ qua thơng tin thì phân tích kỹ thuật sẽ khơng giải thích được sự biến động của giá cổ phiếu trong những trường hợp này. Cuối cùng, phân tích kỹ thuật tuy rất mạnh trong việc phân tích và dự báo ngắn hạn, nhưng lại không phải là cơng cụ hồn tồn đáng tin cậy trong việc dự báo dài hạn, vì vậy phương pháp này phù hợp hơn với những nhà đầu tư ngắn hạn hay trung hạn.

Để thực hiện phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị, trong đó trục tung biểu thị giá cổ phiếu và trục hoành biểu thị đường thời gian, với nhiều dạng như đồ thị đường thẳng (line chart), đồ thị dạng vạch (bar chart), hoặc đồ thị hình nến (candlestick chart). Thơng qua đó, nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thơng dụng như đường xu thế, kênh xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm đột phá, đường trung bình động, chỉ số sức mạnh tương đối, dải Bollinger...

Các phương pháp và cơng cụ phân tích kỹ thuật được phát triển và trở nên thịnh hành chỉ từ đầu thế kỷ trước với sự nổi bật của lý thuyết Dow (của ông Charles Dow) với các ý tưởng phân tích được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Wall Street Journal. Lý thuyết Dow đến nay vẫn được coi là nền tảng cho phương pháp phân tích kỹ thuật với các chỉ báo quan trọng nhất.

2.3.4.3. So sánh hai phương pháp

Phân tích cơ bản, như đã được nêu trên, hoàn toàn dựa vào các yếu tố đầu vào và khả năng phân tích mang tính chủ quan. Vì vậy, cùng một cổ phiếu có thể có nhiều kết quả nhận định và phân tích khác nhau, và phân tích cơ bản thường được coi là bỏ qua yếu tố tâm lý đầu tư. Tuy nhiên, phân tích cơ bản là phương pháp hàng đầu và khơng thể thiếu

được trong phân tích đầu tư cổ phiếu và làm cơ sở tương đối vững chắc cho việc ra các quyết định đầu tư. Có khoảng 90% các nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản (theo Arshad Khan & Vaqar Zuberi, 1999, “Stock Investing for Everyone”). Chính vì vậy mà các chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về phân tích đầu tư là CFA (Chartered Financial Analyst - thông dụng ở Mỹ) và CIIA (Certified International Investment Analyst - thơng dụng ở châu Âu) cũng hồn tồn chứa các nội dung phục vụ cho phân tích cơ bản và khơng bao gồm nội dung phân tích kỹ thuật.

Về phía phân tích kỹ thuật, do phương pháp này dựa vào diễn biến hành vi của cổ phiếu, nên đó là những cơng cụ ngắn hạn và không nên được dùng cho phân tích dài hạn. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật cũng thu hút được một số lượng đáng kể nhà đầu tư tin dùng. Ở nhiều nước, các nhà phân tích theo trường phái phân tích kỹ thuật thường hội tụ trong Hiệp hội các nhà phân tích kỹ thuật thị trường (Market Technicians Association) và cũng tổ chức các kỳ thi chuẩn hóa phân tích kỹ thuật theo các chương trình được gọi tên là CMT (Chartered Market Technician).

Với những thông tin về hai phương pháp phân tích cổ phiếu được nêu trên, có thể hiểu đơn giản rằng phân tích cơ bản nghiên cứu những nguyên nhân gây ra hiện tượng biến động giá cổ phiếu trên thị trường và trả lời câu hỏi “tại sao biến động giá cổ phiếu xảy ra?”, trong khi phân tích kỹ thuật nghiên cứu các hiệu ứng của biến đổi giá cổ phiếu nhằm trả lời câu hỏi “xu hướng biến động giá cổ phiếu là gì, khi nào xu hướng đó bắt đầu và kết thúc?”. Hai phương pháp trên, dù có những giả định và nền tảng khơng giống nhau, nhưng không hề trái ngược hay xung đột. Ngược lại, đa số các nhà đầu tư thường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phân tích cổ phiếu tại công ty cổ phần chứng khoán NH công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 417 (Trang 25)