.Ưu điểm của kĩ thuật mảnh ghép

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử dụng phương pháp dạy học hiện đại trong giảng dạy môn lịch sử cho học sinh khối 10 trường THPT hoằng hóa (Trang 25)

Kĩ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, học sinh được tham gia vào các hoạt động với các nhiệm vụ khác nhau và mức độ yêu cầu khác nhau. Trong kĩ thuật mảnh ghép đòi hỏi học sinh phải tích cực, nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào hoạt động để hồn thành vai trị, trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Thông qua hoạt động này hình thành ở học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập đối với chính mình và các bạn trong lớp. Đồng thời hình thành ở học sinh kĩ năng, năng lực giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề.....

Việc học của học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học, được giáo viên quan tâm, hỗ trợ. Học sinh tự tin hơn, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động học, tất cả học sinh được tạo điều kiện để phát triển năng lực học tập, học sinh tự tin, mạnh dạn đề xuất ý kiến hoặc yêu cầu giáo viên giải đáp những thắc mắc khi không hiểu bài.

3. Ưu điểm của lược đồ tư duy

- Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu;

- Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng; - Nội dung ln có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại;

- Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng.

4. Điều kiện thực hiện

Để hoạt động đạt được hiệu quả cao, giáo viên cần hình thành ở học sinh thói quen học tập hợp tác và tính chủ động, tinh thần trách nhiệm trong học tập. Đồng thời, giáo viên cần theo dõi q trình hoạt động của các nhóm, để đảm bảo tất cả mọi học sinh ở các nhóm, đều hiểu nhiệm vụ và hồn thành nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, ở giai đoạn 2, mọi thông tin ở các nhóm “chun sâu” đều phải được trình bày, cung cấp đầy đủ. Nếu một thành viên nào đó trình bày khơng rõ ràng, đầy đủ thì phần thơng tin đó bị khiếm khuyết, điều đó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của nhóm khi thực hiện nhiệm vụ tiếp theo và chắc chắn không hiệu quả nếu giáo viên không can thiệp, hỗ trợ kịp thời.

Cần nhanh chóng thay đổi cách đánh giá học sinh, theo hướng phát triển năng lực người học, ra đề theo hướng mở, nhìn nhận đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử theo hướng đa chiều, tránh phiến diện, một phía, áp đặt.

5. Đề xuất

Các cấp quản lí cần tăng thêm quyền chủ động cho giáo viên được lựa chọn nội dung, dung lượng kiến thức, cách thức tổ chức lớp học. Để giáo viên chủ động hơn trong áp dụng kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực. Các cấp quản lí, phải ln giữ vai trị là người bạn đồng hành cùng giáo viên để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong giảng dạy. Cần tạo điều kiện và giúp đỡ giáo viên trở thành người biết quan tâm, suy ngẫm sau khi dạy, dự giờ. Biết xây dựng tập thể sư phạm thành cộng đồng học tập chuyên nghiệp. Có như vậy, mới tạo được niềm tin, sự an tâm, thân thiện và gần gũi với mọi người. Từ đó mới tập hợp được trí tuệ tập thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Đối với người dạy: sau khi đã nắm vững kĩ thuật dạy học tích cực, họ cần

đối tượng người học, trên cơ sở đó giáo viên có thể chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng vào thực tiễn giảng dạy. Như vậy, với người giáo viên, trước hết họ có quyền sở hữu việc dạy học của mình, sau đó người giáo viên hãy làm cho bài học trở nên đơn giản và dễ hiểu.

Đối với đồng nghiệp, người dự giờ: người dự giờ đồng nghiệp chỉ đưa ra các

ý kiến nhận xét, góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng. Các ý kiến thảo luận, góp ý tập trung vào phân tích các hoạt động

của học sinh: học sinh học như thế nào ( mức độ tham gia, hứng thú và kết quả học

tập của từng em …). Cùng suy nghĩ, tìm ra nguyên nhân vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học, học chưa đạt kết quả … và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy nhằm đạt được mục tiêu của bài học, tạo cơ hội học tập cho mọi học sinh, khơng có học sinh bị “bỏ quên” trong quá trình học tập.

Cách sắp xếp lớp học cũng cần linh hoạt hơn, số lượng học sinh trong một lớp không được quá đông, trang thiết bị, đồ dùng, phương tiện dạy học … cũng cần được trang bị đầy đủ hơn đến từng lớp học … từ đó quan hệ giữa học sinh với học sinh trở nên thân thiện, khơng có sự phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém, học sinh có ý thức giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Muốn vậy, các em học sinh cũng cần có thời gian để làm quen với thay đổi này.

Như vậy, Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trong đó có thay đổi phương pháp dạy học, giáo viên cũng không thể thay đổi ngay lập tức mà cần có thời gian để mọi người chấp nhận, có thời gian cho giáo viên thuần thục khi thực hiện mơ hình này. Cùng với đổi mới SHCM dựa trên NCBH không phải để ép buộc giáo viên thay đổi hoàn toàn phong cách dạy học của họ và loại bỏ hoàn toàn cách dạy trước đây.

Cuối cùng, tất cả giáo viên và học sinh cần cùng nhau bắt đầu ngay trong mỗi bài học và ở mỗi môn học để thực hiện yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà. Nhà quản lý không nên đưa phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào trường học một cách hời hợt và càng không nên tiến hành đổi mới nhà trường theo mơ hình này như một phong trào, sẽ không giúp cải thiện được chất lượng dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BCHTW số 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào

tạo

2. Nguyễn Lăng Bình ( Chủ biên ), Dạy và Học tích cực một số phương pháp

và kĩ thuật dạy học. NXB ĐHSP, Hà Nội, 2010.

3. Phan Ngọc Liên ( Tổng Chủ biên ), Lịch sử 10 ( cơ bản và nâng cao ). NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2006.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo, Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo

định hướng phát triển năng lực học sinh. Môn Lịch sử cấp THPT ( Tài liệu lưu hành nội bộ ). Hà Nội, 2014.

5. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn ( Tài liệu

lưu hành nội bộ). Hà Nội, 2013.

6. Nguyễn Mạnh Hưởng ( Chủ biên ). Về định hướng ứng dụng CNTT và sử

dụng các phương pháp dạy học tích cực trong mơn lịch sử ở trường phổ thông. Hà Nội, 2014.

7. Báo Giáo dục & thời đại Chủ nhật, số 12 ( 22.3.2015). 8. Báo Giáo dục & thời đại, số 245 ( 13.10.2015).

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 04 năm 2017

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người

khác.

Người viết đề tài

L

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử dụng phương pháp dạy học hiện đại trong giảng dạy môn lịch sử cho học sinh khối 10 trường THPT hoằng hóa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)