B. NỘI DUNG
3.2.1 đa rạng hóa loại hình sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm
Nghề mây tre đan đã có toàn bộ khoảng trên dưới 500 sản phẩm từ những sản
phẩm gia dụng rất gần gũi với thôn quê như rổ, rá, rế, thúng mủng hay bát đĩa cốc chén... cho đến những sản phẩm cao cấp như bàn ghế sa lông, lồng đèn, chụp đèn khung ảnh, bình hoa đặc biệt là có cả ảnh chân dung...nhưng như thế vẫn còn chưa đủ bởi Không chỉ riêng gì nghề Mây tre đan mà với bất cứ ngành nghề nào cũng vậy phải luôn đi cùng với sự phát triển của xã hội, xã hội phát triển càng cao thì những nhu cầu và đòi hỏi của con người càng cao vì thế càn phải hiểu rõ điều đó và luôn biết tự làm mới mình để được xã hội chấp nhận, qua cuộc khủng hoảng tài chính năm vừa qua đã cho ta thấy rằng sản phẩm mây tre đan mặc dù là sản phảm có tính ứng dụng cao thế nhưng lại không phải là sản phẩm thiết yếu cho nên người tiêu dùng có thể loại ra ngoài danh sách chi tiêu nếu gặp khó khăn, bằng chứng là cho dến hết nâm 2008 lượng hàng xuất khẩu đã giảm đến 90 % so với những năm trước, đó chính là bài toán khó cho người làng nghề phú vinh mà việc đàu tiên cần phải giải quyết đó chính là phải thay đổi mẫu mã và nâng cao chất lượng của sản phẩm để có thể cạnh tranh với sản phẩm của những đối thủ như Nhật bản, Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia... có như vậy thì sản phẩm mây – tre mang thương hiệu “made in Phu Vinh in viêt nam” mới có khả năng tồn tại và phát triển lâu dài ở cả thị trường trong và ngoài nước.
3.2.2 : vấn đề công nghệ và cải tiến công nghệ.
Mặc dù là nghề thủ công truyền thống mọi công đoạn vẫn chủ yếu là làm thủ công (
làm bằng tay chân, sức lực và dự vào kinh nghiệm của mình là chính) thế nhưng có những khâu mà nếu không dựa vào thiết bị kỹ thuật thì không thể đạt được hiệu quả và thành công và đó chính là việc áp dụng công nghệ vào trong sản xuất. Theo ý kiến của những những ông chủ nghề Mây Tre đan và nghệ nhân Nguyễn Văn Trung cùng nhiều người khác thì mây tre đan phú vinh đang gặp sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước bạn như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái-lan, In-đô-nê-xi-a... là những nước cũng rất mạnh với nghề mây tre. Trong cuộc cạnh tranh này, mây tre đan Phú vinh đang có dấu
hiệu hụt hơi. "So với mặt hàng tương tự của các đối thủ cạnh tranh nhất là Trung Quốc, Thái Lan chúng ta đang yếu thế về chất lượng sản phẩm cũng như giá thành.
Các ông cho hay: Qua khảo sát cách làm ăn của Trung Quốc, mặc dù là mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nhưng hiện nay, các nhà sản xuất mây tre nước này đã áp dụng công nghệ vào khá nhiều công đoạn, nhất là khâu pha chế, xử lý nguyên liệu, do đó tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành, nâng sức cạnh tranh. Trong khi đó phần lớn các cơ sở sản xuất ở phú vinh Phú Nghĩa vẫn chưa quan tâm hoặc không có vốn để đổi mới công nghệ trong một số công đoạn sản xuất như đầu tư một số máy móc như máy chẻ, máy tuốt, máy kéo, phun sơn...cùng lúc này thì nghề mây tre Phú Vinh lại phải đối mặt với suy thoái kinh tế, thị trường hoàn toàn bị thu hẹp sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt đẩy mây tre đan phú vinh vào một tình trạng khó khăn chưa từng thấy. Song, nhìn từ một khía cạnh khác thì các ông lạc quan cho rằng đây chính là dịp để Phú Vinh, Phú Nghĩa phải đổi mới cách nghĩ, cách làm, từ bỏ những cách làm cũ, để vươn tới việc làm ăn quy củ hơn, để bước những bước vững chắc hơn.