2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TỪ NĂM
2.2.1. Cơ cấu và nguồn hình thành vốn của Công ty
2.2.1.1. Cơ cấu vốn cổ đông của Công ty
Sông Đà 9 là một trong những Công ty đầu tiên của Tổng công ty Sông Đà thực hiện việc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ tháng 12/2006. Với đặc điểm là Công ty đại chúng niêm yết, nên cơ cấu sở hữu của Công ty gồm nhiều thành phần kinh tế, và luôn biến động. SD9 hoạt động ngồi chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp cịn chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán. Các số liệu, tin tức liên quan đến hoạt động trọng yếu của Công ty đều phải công bố thông tin, báo cáo Ủy ban Chứng khốn.
Tính đến thời điểm 23/3/2011 thì cơ cấu sở hữu SD9 có Cổ đơng trong nước nắm giữ 98,21% số cổ phần trong đó cổ đơng là tổ chức giữ 62,64% , Tổng công ty Sông Đà đại diện phần vốn nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối chiến 58,38%; cịn lại các cổ đơng cá nhân trong nước nắm giữ 35,57% số cổ phần. Cổ đơng nước ngồi bao gồm cả tổ chức và cá nhân nắm giữ 1,79% số lượng cổ phần của SD9.
Bảng 2.2: Các dữ liệu thống kê về cổ đông và số lượng nắm giữ đến 23/03/2011
STT Loại cổ đông
I Cổ đơng trong nước
1 Cá nhân
2 Tổ chức
Trđó cổ đơng lớn: Tổng cơng ty Sông Đà
II Cổ đơng nước ngồi
1 Cá nhân
2 Tổ chức
1.79
35.57 Cá nhân trong nước (%) Tổ chức trong nước (%) Cổ đơng nước ngồi (%) 62.64
Hình 2.3. Cơ cấu cổ đơng của SD9
2.2.1.2. Nguồn hình thành vốn của Công ty
Nguồn vốn là tồn bộ các nguồn hình thành nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn vốn chỉ rõ nguồn hình thành nên tài sản.
Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn do các chủ sở hữu đóng góp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và được bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nợ phải trả là các khoản doanh nghiệp đi vay, hoặc chiếm dụng của các cá nhân, doanh nghiệp khác.
Lợi ích của cổ đơng thiểu số thể hiện phần sở hữu tại Công ty của các cổ đơng nhỏ, có tổng mức sở hữu dưới 50% và khơng có quyền kiểm sốt.
Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 4 năm từ 2007 đến 2010 cho thấy tổng số vốn đầu tư vào hoạt động SXKD tăng liên tiếp trong 4 năm từ mức 1.018,23 tỷ đồng năm 2007 đã tăng thêm 59,4 tỷ đồng lên 1077,63 tỷ đồng vào năm 2008 đến cuối năm 2009 số vốn này tăng thêm 174,52 tỷ lên tới 1252,15 tỷ đồng. Đến cuối năm 2010 tổng nguồn vốn tăng thêm so với năm 2009 là 485,52 tỷ đồng lên 1737,67 tỷ đồng. Xét về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thì ta thấy năm 2008 tăng 106% so với năm 2007, năm 2009 tăng 116% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 139% so với năm 2009. Đóng góp cho việc tăng trưởng nguồn vốn này được hợp thành bởi hai nguồn là Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Sự tăng trưởng của SXKD yêu cầu SD9 phải huy động thêm vốn bằng cả hai nguồn Nợ phải trả qua đi vay và Vốn chủ sở hữu thông qua phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đơng hiện hữu đã đóng góp mức tăng trưởng chung về nguồn vốn của Công ty.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của SD9 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn 3. Tạm ứng của khách hàng 4. Các khoản phải trả về thuế 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả
7. Phải trả về xây dựng cơ bản 8. Phải trả khác
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn khác 2. Vay dài hạn
3. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 4. Dự phịng trợ cấp thơi việc B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn và các quỹ 1. Vốn góp 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác 4. Cổ phiếu quỹ 6. Chênh lệch tỷ giá 7. Quỹ đầu tư và phát triển
II. Vốn ngân sách nhà nước và quỹ khác
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 2. Vốn ngân sách nhà nước
C. Lợi ích cổ đơng thiểu số TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
Nguồn: Trích bảng cân đối kế tốn SD9 các năm 2007, 2008, 2009, 2010
Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh xây dựng, làm các cơng trình cơ sở hạ tầng với số vốn phải đầu tư vào các cơng trình là rất lớn, trong khoảng thời gian thi cơng dài, chính vì vậy cơ cấu tài sản của các Công ty hoạt động trong ngành là phải vay vốn với số lượng lớn của Ngân hàng để tiến hành tài trợ cho dự án. Nguồn vốn sở hữu chủ chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản so với các ngành sản xuất kinh doanh khác. Do đó phần nợ phải trả của Cơng ty ln chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty xây dựng.
Về vốn CSH của SD9, trong những năm qua Công ty đã liên tục phát hành thêm để huy động thêm vốn, bổ sung tăng vốn điều lệ của Công ty từ mức 242 tỷ năm 2007 tăng lên gấp 2 lần 494,4 tỷ năm 2010. Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán qua các đợt phát hành thêm nhằm tăng vốn điều lệ trong giai đoạn vừa qua cũng đạt được kết quả cao. Công ty đã huy động được nguồn vốn tự có đáng kể, giá rẻ để bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu, bổ sung vào vốn kinh doanh.
Trong cơ cấu nguồn của SD9 giai đoạn này, mặc dù số nợ phải trả có tăng về số tuyệt đối qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng tài sản lại giảm đi từ 71,48% năm 2007 giảm xuống còn 62,17% năm 2010. Đồng thời là việc lợi ích của cổ đơng thiểu số được tăng lên rất nhiều từ mức 4,83% năm 2007 lên 9,37% năm 2010. Như vậy, tổng nguồn vốn của SD9 tăng trong giai đoạn này bao gồm tăng trưởng cả 3 yếu tố cấu thành là Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu + Lợi ích cổ đơng thiểu số. Sự tăng trường nguồn vốn tư mức 1018,23 tỷ năm 2007 lên 1737,67 tỷ năm 2010 cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Cụ thể hơn, chúng ta phân tích xem trong các yếu tố cấu thành nguồn thì sự đóng góp và ảnh hưởng của yếu tố nào là chủ yếu, ta tính thêm 2 chỉ tiêu sau:
Hệ số nợ dài hạn 2007 Ta có: - Hệ số nợ 2008 là 70,30% Hệ số nợ dài hạn 2008 là 51% - Hệ số nợ 2009 là 67,87% Hệ số nợ dài hạn 2009 là 51% - Hệ số nợ 2010 là 62,17% Hệ số nợ dài hạn 2010 là 48% Từ việc tính tốn trên ta thấy:
Hệ số nợ của SD9 năm 2007 là 71,48% là tương đối cao, nó thể hiện đặc thù cơ cấu nguồn vốn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Trong cơ cấu vốn, vốn tự có chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn (23,69%) ngồi ra Cơng ty hoạt động dựa nhiều trên nguồn vốn vay dài hạn (hệ số nợ dài hạn 2007 là 48%) và một phần vay ngắn hạn. Đặc biệt, SD9 chủ yếu tham gia xây dựng các cơng trình thủy điện lớn, nguồn vốn sử dụng rất lớn với chu kỳ chu chuyển dài, vì vậy việc có được nguồn vay dài hạn ổn định, lãi suất hợp lý là vấn đề quan trọng nhất.
Đặc thù về hoạt động của SD9 đã làm cho cơ cấu vốn của Công ty trong giai đoạn từ 2008 đến 2010 không thay đổi nhiều, Công ty vẫn có mức vay nợ cao, tỷ trọng nợ dài hạn lớn. Tuy nhiên, SD9 đã nỗ lực giảm dần tỷ trọng vay nợ qua các năm từ mức 71,48% năm 2007 giảm xuống 62,17% vào kết thúc năm 2010. Đây là tín hiệu rất tích cực trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế với những bất ổn và tài chính cả trong nước và thế giới đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng. Làm được điều này chính là việc SD9 đã tận dụng tốt việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn này bằng nghiệp vụ phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu bằng cách trả cổ tức bằng cổ phiếu và quyền mua giá ưu đãi. Vốn chủ sở hữu từ mức 241,22 tỷ năm 2007 tăng lên gấp đôi trong năm 2010 đạt 494,4 tỷ. Như vậy trong 4 năm SD9 đã huy động thêm được 253,18 tỷ đồng bổ sung vào vốn kinh doanh của Công ty. Đây là số tiền không nhỏ, không chịu áp lực lãi suất, ổn định dài hạn tạo thêm điều kiện để Công ty tăng mức lợi nhuận cho các cổ đông.
Cũng do vốn CSH tăng lên nên mặc dù số vốn vay cũng tăng lên do yêu cầu của sản xuất từ 727 tỷ năm 2007 lên 1080 tỷ năm 2010 nhưng ta thấy tỷ trọng vốn vay giảm đi, số vốn vay dài hạn tăng lên là điều kiện để Cơng ty có những chiến lược phát triển ổn định trong dài hạn.
Về nguồn vốn CSH: Tổng nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 2007 là
241,22 tỷ đồng, nhưng sang năm 2008 là 264,66 tỷ đồng và 2009 là 337,22 tỷ đồng, năm 2010 là 494,4 tỷ đồng. So với năm 2007 thì đến hết 2010 mức vốn CSH đã tăng 205% với mức tăng tuyệt đối 253,18 tỷ đồng. Nguồn vốn CSH đã liên tục tăng trong 4 năm là do Công ty đã tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu 1 lần với tỷ lệ 15% vào năm 2007 và 3 lần phát hành thêm quyền mua giá ưu đãi cho cổ đông hiện hữu. Mức tăng vốn CSH ngoài phát hành thêm nâng vốn điều lệ cịn được tích lũy từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp.
Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của DN. Một DN có mức vốn CSH cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động của mình, khơng bị phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Như vậy, nguồn vốn CSH của SD9 đã tăng lên từ 241,22 tỷ tương ứng 23,69% năm 2007 lên 494,4 tỷ năm 2010 tương ứng 28,45%, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Cơng ty ngày càng được nâng cao so với chỉ tiêu của toàn ngành sản xuất.
Về nợ phải trả: Như đã đề cập phần trên, các Công ty trong ngành xây
dựng cơ bản thường có tỷ lệ nợ phải trả rất cao do đặc thù hoạt động của doanh nghiệp sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu sản xuất. Với SD9 dường như Công ty đã làm tốt quản lý, cơ cấu nguồn vốn của mình. Cơng ty đã giảm dần tỷ trọng vay nợ trên tổng vốn sản xuất từ 71,48% năm 2007 xuống 62,17% năm 2010 mặc dù xét về con số tuyệt đối tổng số nợ đã tăng từ 727 tỷ lên 1080 tỷ. Tuy nhiên, SD9 đã cân đối và chủ yếu tăng mạnh ở nguồn nợ dài hạn từ 220 tỷ năm 2007 lên 459,2 tỷ năm 2010 tương ứng 210%, với mức tăng nợ dài hạn đã giúp SD9 chủ động hơn trong q trình bố trí nguồn vốn cho các dự án, chuẩn bị nguyên vật liệu ở những thời điểm thuận lợi nhất về giá, đồng
thời giảm đáng kể chi phí lãi suất do ổn định được dòng tiền. SD9 đã hạn chế được mức gia tăng của vay ngắn hạn từ 280 tỷ lên 350 tỷ tương ứng 125%.
Về cơ cấu vốn vay của SD9 luôn chú trọng vay dài hạn, ổn định để tài trợ cho các dự án xây dựng thủy điện có chu kỳ thanh tốn dài, Cơng ty ln có tỷ trọng nợ dài hạn từ 42% đến 58% tổng số tiền vay. Về mức địn bẩy tài chính trong hoạt động, SD9 cũng là một trong số các Cơng ty xây dựng có hệ số sử dụng địn bẩy tài chính ở mức thấp, so với toàn ngày xây dựng hiện đang niêm yết trên các sở giao dịch chứng khốn Hà Nội và Hồ Chí Minh. Hệ số sử dụng địn bẩy tài chính của Cơng ty từ mức 4,2 lần vào năm 2007 giảm xuống còn 3,5 lần vào năm 2010, chứng tỏ Công ty đã huy động tốt nguồn vốn chủ, dài hạn để tự tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này giúp cho hoạt đọng của SD9 bền vững hơn trong giai đoạn thị trường lãi suất biến động rất thất thường, chi phí lãi suất tăng cao.
Để có được cái nhìn chính xác hơn trong việc phân tích cấu trúc nguồn vốn của SD9, ta đi xem xét thêm cơ cấu tài sản của Công ty để thấy rõ nguồn của Cơng ty được hình thành nên tài sản như thế nào.
Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản SXKD của SD9
CHỈ TIÊU
TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và tương đương tiền II. Gtrị thuần đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho, ròng V. Tài sản lưu động khác
TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Tài sản cố định
TỔNG TÀI SẢN
Nguồn: Bảng cân đối kế toán SD9 các năm 2007, 2008, 2009, 2010
Về cơ cấu tài sản: Về cơ bản ta thấy tài sản ngắn hạn và dài hạn của
SD9 có tỷ lệ xấp xỉ nhau và có xu hướng tăng dần về tỷ trọng tài sản dài hạn. Cụ thể, TSNH của SD9 năm 2007 là 529,61 tỷ đồng chiếm 52,01% tổng TS và có xu hướng giảm trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 về tỷ lệ mặc dù giá trị tuyệt đội vẫn có tăng, (2010 có giá trị 789,41 tỷ đồng chiếm 45,42%). Mức tăng về giá trị tuyệt đối trong TSNH có sự đóng góp lớn của hàng tồn kho tăng.
Về tài sản dài hạn của SD9 đã tăng mạnh trong giai đoạn 2007-2010 từ mức 488,62 tỷ năm 2007 lên 948,26 tỷ năm 2010 với tỷ trọng trong tổng tài sản từ 47,99% lên 54,57%. Việc tăng tài sản dài hạn của SD9 có sự đóng góp chủ yếu trong tăng tài sản cố định và đầu tư dài hạn cho thấy SD9 đã chú trọng tăng năng lực sản xuất bằng việc mua sắm trang thiết bị kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất. Đây là hướng đi vững chắc và bền vững trong dài hạn để khẳng định năng lực thi cơng của mình, giúp SD9 khẳng định vững chắc năng lực thi công chất lượng trong ngành thủy điện tại Việt Nam.
Về tài sản là hiện vật (hàng tồn kho, TSCĐ, cơng trình XDCB dở dang) là chiếm 67% năm 2007; tài sản cịn lại là vốn bằng tiền, cơng nợ phải thu, các khoản đầu tư dài hạn vào Công ty con, Công ty liên kết chỉ chiếm 33% đã tăng lên tương ứng trong năm 2010 là 70% và 30%. Những tỷ lệ này cho thấy việc đầu tư dài hạn vào cơ sở vật chất kỹ thuật hình thành TSCĐ của DN đã được chú trọng.
Cụ thể một số nhóm tài sản như sau:
Về tiền: Tại thời điểm ngày 31/12/2007 là 81,22 tỷ đồng chiếm 7,98% đã giữ mức ổn định từ 80 đến 90 tỷ trong vòng 4 năm, tuy nhiên về tỷ trọng đã giảm xuống chỉ còn chiếm 5,08% vào năm 2010. Việc duy trì lượng tiền, tương đương tiền ổn định cho thấy sự vững chắc, ít biến động bất thường trong sản xuất, thi công của Công ty.
Về nợ phải thu: Tại thời điểm ngày 31/12/2007 là 165,79 tỷ đồng chiếm 16,28% tổng giá trị tài sản của DN. Tình hình này cho thấy vốn của Công ty bị chiếm dụng khá lớn. Mặc dù năm 2008 giá trị các khoản phải thu có giảm nhưng sang năm 2009 và 2010 con số này lại tăng lên nhanh đạt mức
220,58 tỷ năm 2010 dù xét về tỷ lệ có giảm xuống chỉ cịn 12,69% cho thấy mặc dù Công ty đã nỗ lực thu hồi cơng nợ nhưng tình hình cũng khơng cải thiện được nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Cơng ty gây cho Cơng ty khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh, làm giảm lợi nhuận của Cơng ty. Vì các khoản nợ phải thu này không sinh lời, làm giảm tốc độ quay vòng của vốn. Để đáp ứng đủ cho các nhu cầu về các nguồn khác thì DN phải đi vay, phải trả lãi suất. Đây là