.Cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ em

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: "Công tác DS-GĐ-TE, Thực trạng và vấn đề.Trường hợp nghiên cứu tại xã Hương Xuân-Huyện Hương Trà- Thừa Thiên Huế” ppt (Trang 33)

Trẻ em là rường cột, tương lai của đất nước. Trong những năm qua ban DS -GĐ-TE, xã Hương Xuân đã phối hợp với trạm y tế xã triển khai tốt các chương trình chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em như: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho các cháu dưới 1 tuổi đạt 100%, chương trình bảo vệ mắt vì tương lai trẻ thơ do tổ chức ORBISS và uỷ ban DS_GĐ_TE tỉnh hỗ trợ, tổ chức khám sàng lọc cho các em học sinh trường THCS Hương Xuân. Qua những đợt kiểm tra khám sức khoẻ mới phát hiện ra 5 em bệnh nặng chuyển lên tuyến trên chữa trị kịp thời. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ khá cao 18,83%.

Trung tâm y tế xã còn thực hiện khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi theo luật bảo vệ chăm sóc gia đình trẻ em.

Khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi, năm 2007 đã cấp 85 thẻ. Duy trì số lượng 621 trẻ dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại cơ sở Y tế. Trong các ngày lễ lớn như: ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, rằm Trung thu, công đồn xã Hương Xn, ban dân số, gia đình trẻ em xã đã tổ chức gặp mặt, tổ chức lễ hội cho các cháu vui chơi, phát quà cho những đoàn viên là học sinh khá giỏi. Ngồi ra cịn ra sức kịp thời vận động cho các cháu trong độ tuổi đến trường kịp vào năm học mới.

Dịp Trung thu năm 2007, cán bộ chuyên trách đã tham mưu cho trưởng ban dân số mua 50 suất quà trị giá 1 triệu đồng cho các cháu tàn tật, mồ cơi, các cháu có hồn cảnh khó khăn và con cán bộ cơ quan. Ngồi ra các cơ trường Mầm non lập kế hoạch và tổ chức vui chơi và phát quà cho các cháu, 100% các cháu học lớp mẫu gi đều được nhận quà vui tết Trung thu.

225.000 đồng, mua bánh kẹo, tổ chức tặng quà cho 80 cháu là 400.000 đồng và tổ chức múa Lân 100.000 đồng…

Thôn Tiên Lộc tổ chức tặng quà và phát thưởng cho các cháu với tổng số tiền 1.650.000 đồng, trong đó tặng quà 2 cháu đậu Đại học là 300.000 đồng và 20 cháu học sinh giỏi là 600.000 đồng, mua bánh kẹo tổ chức tặng quà cho 150 cháu là 750.000 đồng.

Thực tế do trên địa bàn xã có nhiều em có hồn cảnh khó khăn, cho nên ban Dân số - Gia đình và trẻ em đã phối hợp với ban chính sách xã quan tâm giải quyết tiền trợ cấp xã hội cho các cháu tàn tật, mồ cơi, có hồn cảnh khó khăn được nhận theo quy định.

Năm 2007 có 2 cháu được nhận trợ cấp từ Quý I đó là cháu Nguyễn Văn Khoa và cháu Nguyễn Thị Kim Hoa. Có 5 em THCS được nhận học bổng và quà tết do tổ chức CI ( Tổ chức chí thiện Đài Loan ) tài trợ trị giá 5 triệu đồng.

Tuy nhiên một thực trạng là một số em do hồn cảnh gia đình q khó khăn nên đã bỏ học giữa chừng để kiếm tiền để phụ giúp gia đình. Đó là em Dương Đức Thắng ở thơn Thanh Lương 4 và em Lê Thị Minh Tuyền ở Trung Thôn.

Với nguồn ngân quỹ quyên góp của các nhà hảo tâm, đã có 2 cháu được mổ tim với số tiền 55 triệu đồng, đó là cháu Phan Thanh Trung và Nguyễn Thị Kiều Hân ở thôn Thanh Lương 2. Vào những dịp tết đến xuân về, ban DS-GĐ và trẻ em Tỉnh, Huyện đã chỉ đạo để ban DS – GĐ – TE xã thực hiện hỗ trợ cho các cháu tàn tật, mồ côi, hồn cảnh khó khăn. Năm 2007, ban đã hỗ trợ 18 cháu với số tiền 1,8 triệu đồng.

Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động, khuyến khích cho đến nay tại địa bàn xã Hương Xn khơng có hiện tượng trẻ em đi bán vé số, trẻ em bị xâm hại tình dục.

3.4 Cơng tác gia đình:

Gia đình là nền tảng giáo dục đầu tiên của mỗi con người. Hương Xuân là xã thuần nơng, cho nên màu sắc gia đình cịn mang tính truyền thống. Đó là gia đình nhiều thế hệ. Trong xu thế của thời đại, mỗi gia đình đều có ý thức làm kinh tế để phát triển bền vững. Bởi vậy ban quản lý dự án Tỉnh và UBDS – GĐ – TE Huyện đã triển khai dự án tín dụng gia đình. Ban DS – GĐ – TE xã Hương Xuân đã tiếp nhận dự án và được Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hương Trà giải ngân cho xã Hương Xuân 5 tổ gồm 53 hộ vay với tổng số tiền là 305 triệu, đến nay dự án tín dung gia đình đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Đợt 1 năm 2007, đã trả nợ gốc với tổng số tiền là 76.100.000 đồng, dự án chưa hết hạn là 228.900.000 đồng. Trong toàn xã đã chia ra các tổ dự án để quản lý và hoạt động cụ thể.

Tổ Thôn Số tiền trả ( triệu đồng) Số tiền còn nợ ( triệu đồng ) 1 Thượng Thôn 13,9 34,1 2 Thanh Lương 1 13,7 42,3 3 Thanh Lương 2 12,5 39,5 4 Thanh Lương 3 21 47

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007 (xã))

Mặc dù công tác DS – GĐ – TE đã được xây dựng và có kế hoạch cụ thể, khoa học, có đội ngũ, cộng tác viên phân cơng đến từng cơ sở. Thế nhưng công tác DS – GĐ – TE xã Hương Xuân vẫn cịn nhiều tồn tại.

Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên trong những năm gần đây tăng nhanh về số lượng, đặc biệt có nhiều chị sinh 6 – 7 con. Các chỉ tiêu đặt ra trong việc sử dụng biện pháp tránh thai chưa đạt hiệu quả cao. Mặt khác nhận thức của một số bộ phận nhân dân trong lĩnh vực dân số gia đình trẻ em chưa được nâng lên, tư tưởng muốn đơng con, có con trai để nối dõi tơng đường vẫn cịn tồn tại trong một bộ phận nhân dân. Sự kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể chưa thực sự đồng bộ. Cịn tư tưởng giao khốn cho đội ngũ cộng tác viên.

Đội ngũ cộng tác viên đầy lịng nhiệt tình và tâm huyết nhưng khơng đồng đều, thiếu kiến thức, chuyên môn nên đôi lúc công tác tuyên truyền, vận động, tham mưu chưa kịp thời và hiệu quả.

4.2 Nguyên nhân:

Trong những năm qua, công tác DS – GĐ – TE đạt được nhiều kết quả cao. Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề mang tính chất cố hữu, khó thay đổi. Ngun nhân chính của những tồn tại đó cịn rất nhiều, nhưng cơ bản xuất phát từ các nguyên nhân sau:

* Công tác tuyên truyền vận động của các ban ngành, đoàn thể, cộng tác viên ở các thơn cịn hạn chế.

* Việc kiểm tra giám sát việc hoạt động của các mơ hình cịn hạn chế, liên tục, không kịp thời uốn nắn các trường hợp vi phạm.

* Ý thức của các cặp vợ chồng chưa cao và mang tư tưởng “Đơng con giịn của”, con trai nối dõi.

* Việc áp dụng các hình thức thưởng phạt và cơng tác KHHGĐ mặc dù đã đưa vào quy ước, hương ước làng văn hoá cho đến nay vẫn chưa thực hiện được (Có 6 làng văn hố đến nay mới thực hiện được 1 làng Thanh Khê)

Việc chăm sóc bà mẹ mang thai, trẻ em sơ sinh chưa được nâng lên thành tầm quan trọng cho nên trẻ em SDD còn chiếm tỷ lệ lớn.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận:

Cơng tác dân số gia đình và trẻ em xã Hương Xuân trong những năm qua đã hoạt động tích cực và đem lại hiệu quả thiết thực. Nhờ hệ thống cộng tác viên tích cực và khơng ngừng được tập huấn, nâng cao các kỹ năng và nghiệp vụ. Hàng năm, các cộng tác viên được cử đi học tập và giao lưu với các đơn vị trong Huyện.

Trong thời đại hội nhập, khi nền văn hố đơ thị ngày càng du nhập sâu vào đời sống nông thôn, một bộ phận dân cư trong xã đã có sự chuyển đổi mơ hình kinh tế làm ăn, làm giàu. Bên cạnh giá tri kinh tế đem lại, có một số hộ gia đình đã dần quên đi những giá trị kinh tế truyền thống, tình cảm gia đình hàng ngày. Nhiều gia đình đã bỏ bê việc nuôi dạy con cái, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao, tỷ lệ gia tăng tự nhiên còn lớn, nhất là nhiều gia đình cịn sinh con thứ 3 trở lên.

Cơng tác dân số gia đình và trẻ em là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề Kinh tế - Xã hội hàng đầu của nứơc ta, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của tồn xã hội. Vì vậy, làm tốt cơng tác

dân số, gia đình và trẻ em là một vấn đề quan trọng, bức xúc đối với nước ta hiện nay.

2.Khuyến nghị một số giải pháp:

Dân số nước ta trong thời gian qua gia tăng khá nhanh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này, trước hết là do cấp uỷ Đảng và chính quyền chưa thực hiện sự quán triệt chủ trương coi sự giảm gia tăng dân số là quốc sách, lơi lỏng việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; Phong trào quần chúng thực hiện KHHGĐ chưa được phát động rộng khắp, công tác tuyên truyền giáo dục nhằm khắc phục ảnh hưởng tâm lý và tập quán cũ làm còn yếu; Đầu tư của Nhà nước cho công tác dân số KHHGD chưa thoả đáng; Dụng cụ và phương tiện cho cơng tác này cịn thiếu nghiêm trọng, bộ máy chuyên trách kém, thống kê dân số chưa chính xác.

Sự gia tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên cản trở tốc độ phát triển Kinh tế - Xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển cho mặt trí tuệ, văn hố và thể lực trong tương lai không xa của đất nước ta.

Đối với xã Hương Xuân, một xã thuộc vùng nông thôn với nền kinh tế Nông nghiệp là chủ yếu, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, vấn đề dân số tăng nhanh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên lớn đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình bị suy giảm. Trẻ sinh ra khơng được chăm sóc, quan tâm chu đáo của bố mẹ bởi bố mẹ bận rộn với công việc làm ăn, trang trải cuộc sống trong gia đình, điều đó một phần gây nên tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD cịn lớn và có xu hướng gia tằng trong thời gian gần đây.

Giải pháp cơ bản để thực hiện cơng tác Dân số - Gia đình và trẻ em là vận động tuyên truyền và giáo dục đến tận người dân, có chính sách mang

lợi ích trực tiếp cho người dân, tạo động lực thúc đẩy người dân thực hiện phong trào KHHGĐ.

Đầu tư cho công tác Dân số nhằm đem lại hiệun quả trực tiếp cao, huy động mọi lực lương tham gia vào công tác Dân số - KHHGĐ, giúp đỡ hỗ trợ về mặt kiến thức, tinh thần cho các bà mẹ mang thai nhằm sinh con và nuôi con khỏe mạnh.

Đào tạo đội ngũ cộng tác viên có đủ kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác Dân số. Đặc biệt phải nâng cao trách nhiệm hoạt động của ban chỉ đạo Dân số - Gia đình và trẻ em, cán bộ chuyên trách, đội ngũ cộng tác viên trong việc tổ chức thực hiện công tác Dân số - Gia đình và trẻ em.

Ở xã cần phối hợp với các ban ngành đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác truyền thông chuyển đổi hành vi, tuyên truyền pháp lệnh dân số, Nghị định 104/NĐCP, Nghi định 114/NĐCP, Quyết định 4043, luật hơn nhân gia đình, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, hướng đến chấp nhận quy mơ gia đình ít con, mỗi cặp vợ chồng chỉ 1 – 2 con no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Phối hợp việc triển khai thực hiện các mơ hình truyền thống, các chương trình mục tiêu, chiến dịch truyền thơng lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ.

Tiếp tục đa dạng hố các phương tiện tránh thai, đưa thơng tin dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân và vận động chị em trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện tốt biện pháp tránh thai, phấn đấu năm 2008 đạt chỉ tiêu đề ra và tỷ lệ CPR đạt 75%, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm xuống dưới 25%.

Duy trì tốt dự án tín dụng gia đình, mơ hình xã, phường phù hợp với trẻ em. Quan tâm các trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức xã hội tạo điều kiện hỗ trợ cho các cháu đến trường,

phấn đấu mọi trẻ em trên địa bàn đêù được chăm sóc giáo dục và được hưởng mọi quyền trẻ em theo luật định.

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể và sự hưởng ứng tích cực của cả cộng đồng dân cư, cùng với sự nổ lực phấn đấu của cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số tích cực hoạt động để đưa chương trình Dân số - Gia đình và trẻ em đạt kết quả cao, góp phần vào sự phát triển Kinh tế - Xã hội của xã nhà./

UBND xã, phường Ban DS – GĐ – TE ----------

Kế hoạch cơng tác Dân số - Gia đình và trẻ em Năm …

Đặt vấn đề ( Giới thiệu và phân tích thực trạng ) Mục đích: nhằm giải quyết vấn đề gì? Các mục tiêu được xác định: Mục tiêu Các hoạt động Thời gian thực hiện Nguồn lực Phân công trách nhiệm Kết quả đạt được 1 1 - TW -Địa phương - Chủ trì A, B, C (cụ thể làm gì) 1 1 A chủ trì B,C, D… (cụ thể làm gì) …. …. …. …. …. …. Trưởng ban DS – GĐ – TE (Kí tên, đóng dấu)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Xã hội học gia đình ( Phan Huy Bích – NXB khoa học xã hội ) 2. Tài liệu tập huấn công tác DS – GĐ – TE ( Tỉnh TT Huế, 2007 ) 3. Một số chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số

( Uỷ ban DS – GĐ – TE, Hà nội 2005 )

4. Giáo trình Xã hội học ( Nguyễn Duy Hới - Đại học khoa học Huế ) 5. Thông tin về một số biện pháp tránh thai – theo chuẩn quốc gia về chăm sóc SKSS ( Uỷ ban DS – GĐ – TE, Hà nội 2006 )

6. Tài liệu hướng dẫn ban quản lý dự án xã, dự án nhóm giúp nhau chăm sóc SKSS và tăng thu nhập gia đình ( Uỷ ban DS – GĐ TT Huế ) 7. Giáo dục giới tính - Định hướng sức khoẻ vị thành niên ( TS Nguyễn Thị Kim Hoa - Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà nội )

8. Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội ( 2004 – 2007 )

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và nghiên cứu và thực tế nghiêm túc, tơi đã hồn thành bản báo cáo trong đợt thực hành công tác xã hội 2 với đề tài

“Công tác Dân số - Gia đình và trẻ em, thực trạng và vấn đề". Trường hợp nghiên cứu tai xã Hương Xuân – Hương Trà – TT Huế” ( Dựa trên chương trình quốc gia về dân số )

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã dạy dỗ, trao truyền cho tôi nhiều kiến thức, những kỷ năng và đã tạo điều kiện cho tơi có thời gian thực tế trong 10 ngày đầy bổ ích và đạt hiệu quả như mong muốn.

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo – TS Nguyễn Xuân Hồng và cô giáo Lê Thị Kim Dung đã hướng dẫn, chia sẻ với chúng tôi những kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình thực tế tại địa phương cũng như hướng dẫn chúng tơi hồn thành bản báo cáo này.

Do hạn chế về thời gian và trình độ cho nên bản báo cáo này chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét của các thầy cơ và các bạn. Điều đó sẽ giúp tơi có được những kinh nghiệm để hồn thành tốt hơn những bài báo cáo lần sau

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: "Công tác DS-GĐ-TE, Thực trạng và vấn đề.Trường hợp nghiên cứu tại xã Hương Xuân-Huyện Hương Trà- Thừa Thiên Huế” ppt (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w